8. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát
Khảo sát ý kiến của 490 đối tượng trên địa bàn thành phố Cà Mau, bao gồm: - 196 CBQL và GV (16 CBQL và 180 GV);
- 262 PHHS;
- 32 Cán bộ địa phương, gồm: 04 PCT Phường, Xã (Phường 2; Phường 8; Xã Lý Văn Lâm; Xã Tắc Vân); 04 CB PTVX (Phường 2; Phường 8; Xã Lý Văn Lâm; Xã Tắc Vân); 08 cán bộ Công an và 16 cán bộ ĐTN các phường, xã đã nêu.
Bảng 2.2. Đối tượng khảo sát ở các trường
STT Đối tượng khảo sát PHHS GV CBQL
1 Trường THPT Nguyễn Việt Khái 50 40 4
2 Trường THPT Hồ Thị Kỷ 60 30 3
3 Trường THPT Cà Mau 80 50 4
4 Trường THPT Lý Văn Lâm 40 35 3
5 Trường THPT Tắc Vân 32 25 2
Bảng 2.3. Đối tượng khảo sát ở địa phương
STT Đối tượng khảo sát PCT PTVX CBPTVX ĐTN Công an
1 Phường 8 1 1 4 2 2 Phường 2 1 1 4 2 3 Xã Lý Văn Lâm 1 1 4 2 4 Xã Tắc Vân 1 1 4 2 Tổng cộng 4 4 16 8 2.2.4. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Sử dụng phiếu hỏi để thu thập thông tin đánh giá các nội dung đã xác định theo yêu cầu nghiên cứu thực trạng, làm cơ sở để đề xuất những giải pháp có tính khoa học, có tính thực tiễn và khả thi cao.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp các nhóm đối tượng, bao gồm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, cán bộ quản lý văn xã, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh, học sinh nhằm làm rõ thêm thông tin về quản lý hoạt động phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau.
- Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý kết quả điều tra, khảo sát thực trạng; tính điểm trung bình, tỉ lệ phần trăm, từ đó phân tích, đánh giá nhằm đưa ra những kết luận phù hợp.
2.2.5. Thời gian tiến hành khảo sát
Từ 15/11/2020 đến tháng 31/12/2020.
2.2.6. Xử lý kết quả khảo sát
Kết quả khảo sát được xử lý bằng phương pháp thống kê.
Qua xử lý kết quả khảo sát nhận thấy không có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm đối tượng khảo sát là CBQL và GV. Lý do được cho là CBQL các trường đều trực tiếp tham gia giảng dạy và chủ nhiệm, đồng thời các vấn đề liên quan đến công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh đều được bàn luận tại các kỳ họp Hội đồng trường với sự tham gia của toàn thể CBQL và GV. Vì vậy, tác giả luận văn sẽ gộp chung hai nhóm đối tượng này trong các bảng trình bày kết quả khảo sát ở Chương 2.
Với các kết quả thống kê có được luận văn đưa ra những nhận định và đánh giá về thực trạng nhận thức, thực trạng công tác phối hợp và quản lý công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
2.3. Thực trạng công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Cà Mau
2.3.1. Thực trạng nhận thức về sự cần thiết phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh giáo dục đạo đức cho học sinh
GDĐĐ cho học sinh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của mọi nhà trường. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Song để đạt được mục tiêu GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT, cần có sự “chung tay” của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Nhận thức về sự cần thiết phối hợp các lực lượng (nhà trường, gia đình và xã hội) trong GDĐĐ cho học sinh có vai trò quan trọng đối với công tác phối hợp các lực lượng để làm tốt công tác này.
Kết quả khảo sát nhận thức của CBQL, GV, PHHS, HS và cán bộ địa phương (đối tượng khảo sát đã giới thiệu ở Tiểu mục 2.1.3) thể hiện ở Bảng 2.4.
Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV, PHHS, cán bộ địa phương và học sinh về sự cần thiết phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho học sinh
Đối tượng khảo sát
Mức độ đánh giá
Cần thiết Khá cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ %
Cán bộ quản lý và giáo viên 173 88,3 23 11.7 0 0 0 0 Phụ huynh học sinh 150 57.3 112 42.7 0 0 0 0
Cán bộ địa phương 22 68.8 10 31.2 0 0 0 0
Bảng 2.4 cho thấy tất cả CBQL, GV, PHHS và cán bộ địa phương được hỏi đều cho rằng công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh là cần thiết và khá cần thiết. Song tỷ lệ theo mức độ đánh giá có sự khác nhau ở các nhóm đối tượng: Hầu hết CBQL, GV (88,3% CBQL, GV được hỏi) xác định sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong GDĐĐ cho HS là cần thiết; số còn lại cho là khá cần thiết.
Có 57,3% ý kiến của PHHS và 68,8% ý kiến của cán bộ địa phương xác định sự phối giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong GDĐĐ cho HS là cần thiết: các ý kiến còn lại cho là khá cần thiết.
Không có ai trong các đối tượng được hỏi cho là sự phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ít cần thiết hoặc không cần thiết.
Tìm hiểu sâu hơn nhận thức của CBQL, GV, PHHS và cán bộ địa phương về vai trò của công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả nêu ở Bảng 2.5. Cụ thể:
Hầu hết CBQL, GV và cán bộ địa phương được hỏi đồng ý với các nội dung nêu ra trong bảng hỏi về vai trò công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT.
. Tỷ lệ khá lớn PHHS chưa thống nhất với một số nội dung nêu ra trong bảng hỏi về vai trò công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT.
Qua trao đổi trực tiếp, đa số CBQL, GV đều cho rằng hiệu quả GDĐĐ cho học sinh phụ thuộc nhiều vào sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; một số PHHS nêu lý do vì công việc hàng ngày bận rộn nên không có điều kiện, hơn nữa cũng không đủ khả năng tham gia chính thức vào thực hiện các nội dung GDĐĐ cho học sinh.
Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL, GV, PHHS và cán bộ địa phương về vai trò của công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh
TT Vai trò
CBQL, GV PHHS Cán bộ địa
phương
Đồng ý Đồng ý Đồng ý
SL % SL % SL %
1 Tạo cho quá trình giáo dục
thống nhất và được tốt hơn. 150 76.5 80 30.5 32 100
2
Khắc phục những thiếu sót trong giáo dục của NT-GĐ- XH.
180 91.8 98 37.4 32 100
3
Làm cho quá trình giáo dục phù hợp với đối tượng học sinh. 190 96.9 50 19.1 32 100 4 Thống nhất mục đích giáo dục học sinh. 175 89.3 69 26.3 32 100 5 Tạo sức mạnh tổng hợp, thống nhất và liên tục trong giáo dục đạo đức học sinh.
187 95.4 102 38.9 32 100
6 Giáo dục học sinh ở mọi
Qua trao đổi trực tiếp với một số CBQL các trường và cán bộ địa phương, nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian qua công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh chưa đạt hiệu quả cao vì nhiều lý do, trong đó đặc biệt là nhận thức chưa đúng của nhiều PHHS về vai trò của công tác phối hợp các lực lượng.
Kết quả khảo sát chứng tỏ những hiểu biết về giáo dục xã hội, giáo dục gia đình của nhiều PHHS còn nhiều hạn chế. Để quá trình GDĐĐ cho học sinh đạt hiệu quả cao, huy động được toàn xã hội cùng chung tay phát triển giáo dục, tạo sức mạnh tổng hợp nhầm đạt được mục tiêu chung của ngành giáo dục thì mọi đối tượng tham gia quá trình này, nhất là các thầy cô giáo, người đóng vai trò là chủ đạo phải có sự hiểu biết chính xác, đúng đắn về công tác phối hợp, biết vận động PHHS và các lực lượng xã hội cùng tham gia tích cực công tác phối hợp. Nếu PHHS và các lực lượng xã hội không nhiệt tình tham gia thì không phát huy được tính chủ động sáng tạo của xã hội và gia đình trong giáo dục cho học sinh. Nếu CBQL nhà trường quá lạc quan về giáo dục của gia đình và xã hội, không có những biện pháp hữu hiệu kết nối sự tham gia của PHHS và cộng đồng vào quá trình phối hợp thì hiệu quả đạt được sẽ rất hạn chế.
Từ kết quả điều tra, khảo sảt thực trạng và phân tích trên đây cũng cho thấy, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan quản lý giáo dục cần có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý xã hội, GV những kiến thức về giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau để các đối tượng có nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Ngoài ra bằng các con đường khác nhau phải bồi dưỡng kiến thức sư phạm cho phụ huynh học sinh để họ tham gia hiệu quả vào quá trình giáo dục và phối hợp một cách tự nguyện, đúng mục tiêu, nội dung, phương pháp và do đó hiệu quả của sự phối hợp sẽ cao hơn.
Qua bảng kết quả khảo sát củng cho thấy nhận thức của PHHS về sự cần thiết phối hợp với nhà trường trong giáo dục con em mình là chưa cao, vẫn còn một bộ phận khá lớn PHHS không đồng ý với các mục tiêu, vai trò của công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh (đã nêu ra trong bảng). Trao đổi trực tiếp được biết, nhiều PHHS còn chưa hiểu hết mục tiêu công tác phối hợp và thường phó thác việc giảng dạy, giáo dục cho nhà trường, đôi khi còn tư tưởng cũ “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Do vậy, việc phối hợp giữa nhà trường với PHHS còn hạn chế.
Kết quả khảo sát đồng thời chứng tỏ những hiểu biết về giáo dục xã hội, giáo dục gia đình của nhiều đối tượng khảo sát còn hạn chế. Để quá trình GDĐĐ cho học sinh đạt hiệu quả cao, huy động được toàn xã hội cùng chung tay phát triển giáo dục, tạo sức mạnh tổng hợp nhầm đạt được mục tiêu chung của giáo dục thì yêu cầu những người tham gia quá trình này, trước hết là những thầy cô giáo, người đóng vai trò là chủ đạo, sau nữa là PHHS cùng cán bộ địa phương phải có sự hiểu biết đúng đắn về
trách nhiệm tham gia phối hợp. Cần đánh giá đúng thực trạng, từ nhận thức đến hành động thực tiễn của từng nhóm đối tượng. Từ đó có biện pháp tác động phù hợp để điều chỉnh, tạo sự kết nối tác động giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, như vậy mới phát huy được tính chủ động, tích cực, sáng tạo của các bên liên quan vào quá trình phối hợp các lực lượng trong giáo dục GDĐĐ cho học sinh, mới có thể có biện pháp hữu hiệu khắc phục được những khó khăn, trở ngại trong quá trình phối hợp,
Từ kết quả điều tra khảo sát thực trạng và phân tích trên đây về nhận thức chung của các lực lượng giáo dục cũng cho thấy, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan quản lý giáo dục và nhà trường cần có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ quản lý xã hội, các đoàn thể, GV, PHHS những kiến thức về giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và giáo dục xã hội bằng nhiều hình thức khác nhau để các đối tượng có nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội. Đồng thời bằng các con đường khác nhau cần bồi dưỡng kiến thức sư phạm cho phụ huynh học sinh để họ tham gia có hiệu quả vào quá trình giáo dục và phối hợp một cách tự nguyện, đúng mục tiêu, nội dung, phương pháp và do đó hiệu quả của sự phối hợp sẽ cao hơn.
2.3.2. Thực trạng thực hiện các nội dung, hình thức phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh trong giáo dục đạo đức cho học sinh
2.3.2.1. Thực trạng thực hiện các nội dung công tác phối hợp các lực lượng trong giáo dục đạo đức cho học sinh
Từ nhận thức đến thực tế thực hiện là thực trạng cần được quan tâm đánh giá. Để tìm hiểu về thực trạng thực hiện các nội dung công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau, chúng tôi đã đưa ra bảng hỏi CBQL, GV với yêu cầu đánh giá cụ thể về mức độ thực hiện các nội dung phối hợp. Kết quả thu được như sau (Bảng 2.6):
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng thực hiện các nội dung công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh
TT Nội dung phối hợp Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt % Khá % TB % Yếu % 1 Bàn bạc, thống nhất chủ trương, biện pháp, yêu cầu giáo dục học sinh 0 0 80 40,8 70 35,7 46 23,5 2,12 4
2 Thông báo cho
TT Nội dung phối hợp Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt % Khá % TB % Yếu % sinh chương trình, kế hoạch giáo dục, tình hình, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh 3 Xác định chức năng, nhiệm vụ giáo dục của gia đình; tạo điều kiện để cha mẹ học sinh thực hiện trách nhiệm phối hợp với nhà trường 45 13 80 40,8 30 15,3 41 20,9 2,66 3 4 Thống nhất nội dung phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội, tổ chức thực hiện và định kỳ đánh giá thực hiện 12 6,1 15 7,7 100 51 69 35,2 1,85 5 5 Tư vấn, bồi dưỡng cho PHHS kiến thức tâm lý, giáo dục học và phương pháp giáo dục gia đình 5 2,6 27 13,8 51 26 113 57,7 1,61 7 6 Phối hợp chăm 65 33,2 80 40,8 51 26 0 0 3,07 2
TT Nội dung phối hợp Mức độ thực hiện Điểm TB Thứ bậc Tốt % Khá % TB % Yếu % lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập, đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn 7 Huy động khả năng, tiềm lực của gia đình và xã hội cho hoạt động giáo dục đạo đức học sinh
7 3,6 52 26,5 37 18,9 100 51 1,83 6
(Thang điểm quy ước và tính điểm trung bình: Yếu: 1 điểm, ĐTB: 1,00 - 1,75; Trung bình: 2 điểm, ĐTB: 1,76 - 2,50; Khá: 3 điểm, ĐTB 2,51 - 3,25; Tốt: 4 điểm; ĐTB: 3,26 - 4,0).
Từ kết quả khảo sát nêu ở Bảng 2.6 cho thấy, việc thực hiện các nội dung công tác phối hợp các lực lượng trong GDĐĐ cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau được CBQL, GV đánh giá như sau:
Thực hiện nội dung “Thông báo cho gia đình học sinh chương trình, kế hoạch giáo dục, tình hình, kết quả học tập, rèn luyện của học sinh” được đánh giá xếp thứ bậc 1 với điểm trung bình là 3,87 điểm
Thực hiện nội dung “Phối hợp chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập, đảm bảo môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn” được đánh giá xếp thứ bậc 2 với điểm trung bình là 3,07 điểm.
Thực hiện nội dung “Xác định chức năng, nhiệm vụ giáo dục của gia đình; tạo điều kiện để cha mẹ học sinh thực hiện trách nhiệm phối hợp với nhà trường” được đánh giá xếp thứ bậc 3 với điểm trung bình là 2,66 điểm.