CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Một phần của tài liệu MÔN PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài (tên đề tài) các cơ quan trong bộ máy nhà nước (Trang 39)

3.1. Quốc hội

3.1.1. Vị trí

· Quốc hội là một cơ quan quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. (Điều 69 Hiến Pháp 2013)

3.1.2. Chức năng

· Quốc hội có ba chức năng chính: · Lập hiến, lập pháp.

· Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. · Giám sát hoạt động tối cao của nhà nước. 3.1.3. Chế độ thành lập

· Nhiệm kỳ của Quốc hội là 5 năm.

· Có thể kho dài hoặc rút ngắn 15 tháng.

· Thành lập thông qua bầu cử. 3.1.4. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng dân tộc bao gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác. Ủy ban của Quốc hội gồm có Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách và các Ủy viên khác.

3.1.5. Hình thức hoạt động của quốc hội

· Hoạt động kỳ họp quốc hội

· Hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội

· Hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội

· Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và Đại biểu Quốc hội

Sự phối hợp hoạt động với Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan tổ chức trung ương khác.

Kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội.

Tại kỳ họp, Quốc hội thực hiện đầy đủ các chức năng lập hiến, lập pháp, thảo luận dân chủ và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước.

3.2. Chính phủ

3.2.1. Vị trí

· Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam và là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

(Theo điều 94 Hiến pháp 2013) 3.2.2. Chức năng

Thực hiện quyền hành pháp

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.

3.2.3. Chế độ thành lâ [p

Quốc hội thành lập ra chính phủ:

o Quốc hội bầu ra thủ tướng chính phủ theo đề nghj của Chủ tịch nước

o Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác.

3.2.4. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ

Thành viên của Chính phủ gồm 27 người:

o 1 Thủ tướng Chính phủ. o 4 Phó Thủ tướng.

o 22 Các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

3.2.5. Hình thức hoạt động của Chính phủ

Hình thức hoạt động tập thể của Chính phủ là các phiên họp Chính phủ, họp thường kỳ một tháng một phiên hoặc họp bất thường.

Thủ tướng CP có thể quyết định gửi lấy ý kiến các thành viên CP bằng văn bản.

Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.

3.3. Chủ tịch nước

3.3.1. Vị trí, chức năng

· Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

(Theo điều 86 Hiến pháp 2013)

· Về đối nội, chủ tịch nước có quyền công bố Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh; thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân và giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ cao cấp của Nhà nước; công bố quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.v.v...

· Về đối ngoại, Chủ tịch nước có quyền cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam; tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài, nhân danh Nhà nước ký kết điều ước quốc tế; quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam hoặc tước quốc tịch Việt Nam.

3.4. Chính Quyền Địa Phương

3.4.1. Hội Đồng Nhân Dân

· Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. (Theo điều 113 Hiến pháp 2013)

3.4.2. Ủy Ban Nhân Dân

· Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. (Theo điều 114 Hiến pháp 2013)

3.4.3. Những thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản quy phạm pháp luật của Hội Đồng Nhân Dân và Ủy Ban Nhân Dân

Điều 27. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định:

1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;

2. Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;

3. Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;

4. Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Điều 28. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định:

1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;

2. Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;

3. Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.

Điều 29. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Hội đồng nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành quyết định theo quy định của Luật này và các luật khác có liên quan.

Điều 30. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã

Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật giao.

KẾT LUẬN

CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC

1. KHÁI NIỆM VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC.

1. Khái niệm

2. Đặc điểm

2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC CHỨC

2.1. Công vụ và những nguyên tắc công vụ

2.2. Bầu cử, tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức và viên chức

2.3. Quản lý cán bộ, công chức và viên chức

2.4. Nghĩa vụ, quyền lợi, nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và viên chức

2.5. Trách nhiệm pháp lý đối với cán bộ, công chức và viên chức

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI VÀ TỐ CÁO

1. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI

1. Khái niệm, đặc điểm khiếu nại

2. Nội dung quy định pháp luật về khiếu nại

2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TỐ CÁO

1. Khái niệm, đặc điểm của tố cáo

2. Nội dung quy định pháp luật về tố cáo

CHƯƠNG 3: CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

1. Khái niệm

2. Đặc điểm

2. PHÂN LOẠI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Mục lục được chia dựa theo các mục trong 2 quyển giáo trình: Đại cương về nhà nước và pháp luật

Pháp luật đại cương

Tham khảo các nghị quyết, khoản luật ở trong quyển: Văn bản quy phạm pháp luật dành cho học phần pháp luật đại cương.

Một phần của tài liệu MÔN PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài (tên đề tài) các cơ quan trong bộ máy nhà nước (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(45 trang)
w