Sau 70 năm kể từ khi thực hiện sách lược ngoại giao trước Toàn quốc kháng chiến, Việt Nam đã và đang có nhiều thuận lợi về mặt kinh tế, chính trị - xã hội, quan hệ đối ngoại được mở rộng, uy tín và vị thế Việt Nam trong khu vực và quốc tế không ngừng nâng cao.
Sách lược ngoại giao trước Toàn quốc kháng chiến là một giai đoạn lịch sử vô cùng quan trọng của ngoại giao Việt Nam. Qua đó để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho ngoại giao Việt Nam hiện nay. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta có thể vận dụng những bài học kinh nghiệm đối ngoại của giai đoạn 1945-1946 trên một số mặt cụ thể sau:
Một là, đó là ngoại giao luôn phải xác định nguyên tắc vì lợi ích quốc gia dân tộc,
một trong những mục tiêu then chốt của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc là nguyên tắc mà tất cả các hoạt động đối ngoại, từ ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Đảng và đối ngoại nhân dân đều phải tuân thủ.
Hai là, tiếp tục vận dụng khéo léo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, thực
hiện nguyên tắc nhưng cần linh hoạt về từng bước đi và sách lược. Phải kiên trì thực hiện định hướng phát triển quan hệ với từng nước, nhưng không ngừng đổi mới và linh hoạt trong cách triển khai. Đối với quan hệ đối tác với các nước, nhất là các nước láng giềng như : Campuchia, Lào, Trung Quốc, các nước ASEAN, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện như Hoa Kỳ, Nga. Có thể vận dụng nguyên tắc này để nâng cao hiệu quả hợp tác, tạo nên mối quan hệ chặt chẽ về chiều sâu và tạo tình thế đan xen lợi ích. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, mối quan hệ đan xen cạnh tranh và hợp tác giữa các nước khá phức tạp. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo
25
vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, thì trong quan hệ ngoại giao với các nước, trong từng vấn đề cụ thể đòi hỏi phải hết sức linh hoạt, sáng tạo, ứng biến để đảm bảo lợi ích quốc gia - dân tộc cao nhất.
Ba là, vận dụng phương châm “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”.
Trong mối quan hệ ngoại giao hiện nay, cần tiếp tục chú trọng và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế nhằm tận dụng mọi cơ hội để củng cố nội lực, phát triển và phát huy được sức mạnh, nâng cao tầm quan trọng và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Để phát triển sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; cần đẩy mạnh ngoại giao với các đối tác trên các kênh đối ngoại Đảng, Nhà nước, nhân dân; trên mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị-ngoại giao, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ. Đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế, cần củng cố hơn nữa vị thế của Việt Nam trong phân công lao động quốc tế, tích cực tham gia và cải thiện vị trí của nước ta trong chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Phải “luôn luôn đặt dân tộc mình vào dòng chảy của thời đại, nêu cao đại nghĩa của dân tộc, tranh thủ được thiện cảm của nhân loại tiến bộ, nâng cao cả thực lực và vị thế của đất nước một cách bền vững nhất”.
Bốn là, cần học tập và phát huy tính chủ động, tích cực của ngoại giao Hồ Chí
Minh. Nhằm nâng cao vai trò của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ lợi ích của Việt Nam. Vai trò của Việt Nam càng được nâng cao thì càng có điều kiện thuận lợi để bảo vệ lợi ích và cạnh tranh hoặc đối mặt với tình huống hợp tác giữa các nước lớn hiện nay. Ngoại giao chủ động, tích cực nhất là trên phương diện hội nhập quốc tế và tích cực đóng góp xây dựng định hình các thể chế đa phương, nhất là trên các diễn đàn ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, ASEM. Từng bước tích cực tham gia đóng góp vào nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong việc ứng phó với các thách thức chung toàn cầu.
26
Năm là, vận dụng bài học về tập trung vào công tác tham mưu, nghiên cứu đồng
thời không ngừng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Việt Nam trong công tác đối ngoại, ngoại giao. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, ngoại giao giữa các nước luôn là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích quốc gia. Bởi vậy, cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và tập trung vào các nước láng giềng, các nước lớn và khu vực có ảnh hưởng đến Việt Nam.
27
KẾT LUẬN
Lịch sử 86 năm ra đời và phát triển của Đảng ta cho thấy, càng trong những thời điểm khó khăn, phức tạp thì bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, năng lực lãnh đạo của Đảng càng được khẳng định. Nhờ bản lĩnh và sự tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đề ra sách lược ngoại giao khôn khéo, đúng đắn, biết nắm vững mục tiêu, kiên trì nguyên tắc, linh hoạt trước muôn vàn sự thay đổi, tạo ra thời cơ và tranh thủ thời cơ để giành thắng lợi đã giúp chúng ta giành thắng lợi trước nhiều kẻ thù,giữ vững nền độc lập nước nhà, đưa đất nước tiếp tục tồn tại và phát triển.Sách lược ngoại giao đó đã để lại những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, không chỉ có ý nghĩa trong suốt những năm tháng chống Pháp, chống Mỹ mà còn có ý nghĩa đến ngày hôm nay.
28