Từ những kết quả trên, việc xây dựng nông

Một phần của tài liệu 2.11 (Trang 25 - 27)

- TB&XH tổ chức Ảnh: V.T.

2. Từ những kết quả trên, việc xây dựng nông

trên, việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai cần có những giải pháp vận động sau: Thứ nhất, về mặt chính sách cần khuyến khích xu hướng cạnh trạnh lành mạnh trong xây dựng nông thôn mới hiện nay. Ưu tiên đầu tư trước những địa phương, những thơn, làng mà người dân đồng lịng ủng hộ đóng góp sức người, sức của, nhằm để các thơn, làng cùng cạnh tranh hồn thành các chỉ tiêu, trước hết phải là các chỉ tiêu chú trọng đến lợi ích trực tiếp của người dân, mà dễ thấy nhất là việc xây dựng đường giao thông nông thôn, di dời chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà (đối với vùng DTTS), xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn... Đồng thời, cần có những phần thưởng đủ sức khuyến khích dành cho những địa phương đi đầu.

Thứ hai, cần nghiên

cứu việc sử dụng lợi ích trước mắt để thực hiện các mục tiêu lâu dài.

Việc thay đổi nhận thức và hành động của người dân là việc thay đổi thói quen hàng ngày, điều đó tạo ra sự bất tiện và khó chịu, ngay cả khi người dân nhìn thấy được lợi ích dài hạn của chương trình. Nên việc khuyến khích các lợi ích trước

26 SINH HOẠT NHÂN DÂN

mắt có thể cho người dân lý do - động lực đề khơng “trì hỗn” thực hiện hành động mới. Khi người dân đã thấy và quen với lợi ích của các chương trình mang lại, họ sẽ tiếp tục các chương trình này mà khơng cần thêm sự “khuyến khích” nào nữa.

Ví dụ: những khu vực quy hoạch nông thôn mới trong vùng làng DTTS các đơn vị bộ đội đã thực hiện mơ hình trồng rau sạch, có rào lưới B40 bảo vệ, trồng cây xanh che bóng mát, khi người dân đã quen với sự tiện lợi, dù sau này không được cung cấp miễn phí nữa thì người dân cũng sẽ làm theo vì họ đã quen với mơi trường sinh hoạt mới. Từ những cách làm như thế này hồn tồn có thể thay đổi nhiều tập quán lạc hậu.

Đối với những vùng người dân cịn có tập quán lạc hậu, việc xây dựng nông thôn mới không thể đốt cháy giai đoạn, mà phải lùi lại làm từ những bước căn bản nhất đó là việc thay đổi thói quen, tập quán sản xuất đó rồi mới có thể hướng tới những mục tiêu xa hơn.

Thứ ba, huy động

tối đa các nguồn lực

sẵn có của địa phương để hỗ trợ những khu vực cịn gặp khó khăn. Trong đó Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội đóng vai trò nòng cốt. Trước hết là việc huy động ngày cơng của nhân dân, của các hội viên, đồn viên Mặt trận và đoàn thể, các đơn vị bộ đội đóng chân trên địa bàn trong việc giảm chi phí xây dựng, kế đến là huy động các “mạnh thường quân” là những doanh nghiệp đóng chân trên địa bàn. Ngoài ra, với sự năng động của Đồn Thanh niên có thể kết nối với cả các nguồn lực ngoài địa bàn tỉnh để hỗ trợ những nơi cịn khó khăn. Điều cần làm được chính là để người dân cùng tham gia vào quá trình này, cho họ thấy được rằng bằng sức mình có thể thay đổi hồn cảnh sống của mình, lấy được sự tự tin trong nhân dân.

Thứ tư, việc xây dựng

đời sống văn hóa mới trong nhân dân, cần vận dụng khéo léo sức mạnh của cả cộng đồng.

Việc bài trừ các phong tục tập quán lạc hậu cần phải huy động được sức mạnh của cả cộng đồng, trước hết là những người

có uy tín, già làng, các chức sắc trong tôn giáo, đưa ra được tuyên bố chung trong cộng đồng bằng hương ước, luật tục và bằng chính sự đồng thuận của phần đa người dân. Ví như trong việc xóa nạn tảo hơn, chính quyền nhiều nơi đã thực hiện việc vận động người dân đưa vào trong lệ làng, luật tục việc “phạt vạ” những gia đình có con em tảo hôn và tẩy chay không dự những đám cưới tảo hôn. Đương nhiên, việc thay đổi nếp sống, cách nghĩ cần phải thực hiện theo phương châm “mưa dầm thấm lầu”, ở đâu có dân thì ở đó cán bộ tới tuyên truyền.

Chương trình MTQG về xây dựng Nông thôn mới từ thực tiễn ở Gia Lai cho thấy rằng việc thay đổi cách nghĩ, các tổ chức lại đời sống và tổ chức sản xuất của người dân, làm cho người dân bằng chính sức mình thay đổi hoàn cảnh của bản thân quan trọng khơng kém gì việc đạt được các tiêu chí Nơng thơn mới, đó cũng là cách tạo ra những những bước chuyển bền vững “chậm nhưng chắc”./.

27

SINH HOẠT NHÂN DÂN

NGUYỄN THANH

Một phần của tài liệu 2.11 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)