Ứng dụng phương pháp so sánh vào hoạt động hài hoà hoá và nhất thể hoá pháp luật

Một phần của tài liệu Phương pháp so sánh trong nghiên cứu khoa học pháp lý (Trang 49)

Kể từ khi bắt đầu là một khoa học pháp lý độc lập, Luật so sánh đã gắn liền với mục tiêu hài hoà hoá và nhất thể hoá pháp luật. Trong Đại hội Quốc tế về Luật so sánh lần thứ nhất được tổ chức tại Paris vào năm 1900, các luật gia như Lambert và Saleilles đã nhấn mạnh sứ mệnh của Luật so sánh là cung cấp nền tảng cho sự thống nhất của các hệ thống pháp luật quốc gia, hình thành nên một hệ thống pháp luật thống nhất.17

Thế giới đã trải qua những thay đổi lớn kể từ khi các học giả luật so sánh ban đầu hình dung ra một xã hội được điều chỉnh bởi một khối luật chung. Sự khác biệt về văn hoá pháp lý của Thông luật và Dân luật đã làm nảy sinh nhiều hoài nghi về việc liệu có thể có một hệ thống pháp luật thống nhất như các học giả hình dung và mong muốn đạt được hay chăng. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của luật so sánh và phương pháp so sánh luật, xu hướng xích lại gần nhau của các hệ thống pháp luật trên thế giới hiện nay là một thực tế không thể phủ nhận.

Các học giả luật so sánh, thậm chí là các luật gia, các nhà làm luật đều nhận thấy ích lợi to lớn của việc áp dụng một hệ thống pháp luật thống nhất: “Lợi ích trước nhất của một hệ thống pháp luật thống nhất là giúp hoạt động kinh doanh quốc tế trở nên dễdàng hơn. Trong lĩnh vực cụ thể, luật thống nhất tránh được những nguy cơ của việc áp dụng pháp luật nước ngoài hay pháp luật của bên thứba”.18 Do đó, luật thống nhất làm giảm rủi ro pháp lý trong kinh doanh quốc tế, mang lại cảm giác an toàn cho cả chủ thể và đối tượng điều chỉnh của nó nhờ vào khả năng dự đoán pháp lý cao hơn.

Vào năm 1989, khi Nghị viện châu Âu thông qua một nghị quyết nêu rõ mục tiêu dài hạn của họ là xây dụng một bộ luật tư thống nhất của châu Âu, vai trò của Luật so sánh lại một lần nữa được khẳng định. Trong hơn ba thập kỷ qua, các nhóm luật sư khắp châu Âu đã tham gia vào các dự án liên quan đến sự hài hoà của luật pháp trong các lĩnh vực khác nhau của luật tư châu Âu. Trong suốt quá trình đó, Luật so sánh đã và đang tiếp tục đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong các dự án hướng tới hài hoà hoá và “hội nhập” pháp lý ở cấp độ cả quốc tế và khu vực. Các

17 Jamin C (2002), Saleilles’ and Lambert’s old dream revisited: on the occasion of the centennial of the international congress of comparative law, Paris 1900. Am J Comp Law, 50, p.701. congress of comparative law, Paris 1900. Am J Comp Law, 50, p.701.

Một phần của tài liệu Phương pháp so sánh trong nghiên cứu khoa học pháp lý (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)