Theo Wooldridge (2003) mô hình FEM không bỏ qua tác động theo thời gian và không gian và ông giả định rằng tung độ gốc của mỗi đơn vị chéo thay đổi được nhưng độ dốc của từng biến là cố định. Mô hình FEM không sử dụng nhiều biến giả nên số biến trong mô hình FEM giảm đi rất nhiều, như vậy mô hình FEM của đề tài được biểu diễn như sau:
Với βit: hệ số chặn của từng ngân hàng theo thời gian Mô hình trên có thể tách thành hai mô hình:
LEVit = β0t + β1SIZEit + β2TANGit + β3ROAit + β4GROWit + β5RISKit +β6ROEit + β7LIQit + β8AGEit + uit (3.3.1)
LEVit = β0i + β1SIZEit + β2TANGit + β3ROAit + β4GROWit + β5RISKit +β6ROEit + β7LIQit + β8AGEit + uit (3.3.2)
Trong mô hình (3.3.1) giả định tung độ gốc thay đổi theo thời gian nhưng giống nhau giữa các đơn vị chéo trong cùng năm quan sát, yếu tố thời gian trong mô hình được cố định. Tác động cố định của thời gian kiểm soát những biến không quan sát giống nhau giữa các đơn vị chéo nhưng khác nhau khi thời gian thay đổi. Những tác động theo thời gian này có thể là do tình hình kinh tế hay chính sách quản lý của nhà nước thay đổi.
Mô hình (3.3.2) giả định tung độ gốc chung của mô hình thay đổi nhưng độ dốc của các đơn vị chéo không thay đổi. Ý nghĩa của tác động chéo cố định là dù tung độ gốc khác nhau giữa các đơn vị chéo nhưng nó lại không thay đổi theo thời gian. Lý giải cho sự thay đổi tung độ gốc có thể là do khác biệt đặc thù của mỗi công ty.
LEVit = βit + β1SIZEit + β2TANGit + β3ROAit + β4GROWit + β5RISKit +β6ROEit + β7LIQit + β8AGEit + uit (3.3)
Một số nhược điểm của mô hình FEM là: bậc tự do của ước lượng thấp, có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Bên cạnh đó, FEM sẽ không ước lượng được tác động của những biến không đổi theo thời gian và có thể vi phạm các giả thiết của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển như: phương sai sai số thay đổi, hiện tượng tự tương quan,… (Phạm Lê Thông, 2014).