Những điểm khác của QLRBV so với quy định pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo mô hình nhóm hộ chứng chỉ rừng trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 57 - 64)

Nguyên tắc 1 của bộ tiêu chí quản lý rừng bền vững đề cập tới “Hoạt động quản lý rừng phải tôn trọng pháp luật hiện hành áp dụng tại từng nƣớc sở tại, và các hiệp ƣớc, thoả thuận quốc tế mà nƣớc sở tại ký kết tham gia, và tuân thủ mọi Nguyên tắc và Tiêu chí của tổ chức FSC”. Do đó các thể chế chính sách, pháp luật của Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn, tiêu chí của FSC thì sẽ có động lực thúc đẩy quá trình thực hiện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt nam; vì vậy việc xem xét đánh giá những nội dung mới, cụ thể chi tiết đƣợc quy định trong bộ các tiêu chuẩn, tiêu chí của FSC với các chính sách hiện hành để đề xuất cho phép bổ sung sửa chữa nhằm đẩy nhanh tốc độ Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt nam. Xác định những điểm mới, chi tiết của FSC sẽ trở thành công cụ hữu hiệu cho các tổ chức các nhân có mong muốn thực hiện quản lý rừng bền vững là một trong các hoạt động rất cần thiết.

Việt Nam đang trong quá trình đổi mới các chính sách; trong đó có chính sách quản lý đất đai và quản lý bảo vệ môi trƣờng; Đây là những tín hiệu đáng mừng cho tiến trình thực hiện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng ở Việt nam. Nhƣ vây, việc nghiên cứu những điểm chƣa phù hợp giữa các Nguyên tắc, tiêu chí của FSC với các chính sách hiện hành của Việt nam là cần thiết.

Vì vậy, ở trong khóa luận này sẽ tập trung chủ yếu vào nghiên cứu về các nội dung chƣa phù hợp giữa các nguyên tắc, tiêu chí về quản lý rừng bền vững của FSC với các quy định trong Quy trình, Quy phạm của Việt Nam; từ đó dẫn tới việc các chủ rừng bị “mắc lỗi” trong quá trình thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng; để làm cơ sở sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm hài hòa hóa giữa các quy định của Việt Nam và Tiêu chuẩn của FSC.

4.2.3.1. Xác định lâm phận ổn định

Hiện nay ở Việt Nam vẫn cho phép trồng cải tạo rừng trồng trên các khu rừng sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt, có năng suất, chất lƣợng thấp. Theo Thông tƣ 23/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/5/2013 và quyết định số 9/2016/QĐ- TTg ngày 01/11/2016 của thủ tƣớng chính phủ cho phép cải tạo rừng sản xuất và

cho phép khai thác tận thu đối với rừng sau cải tại chuyển đổi.

Trong khi FSC yêu cầu chuyển đổi đất rừng tự nhiên thành rừng trồng hoặc vào mục đích sử dụng khác (Tiêu chí 6.10 và 10.9) đƣợc thực hiện rất hạn chế.

Khu vực chịu tác động của hoạt động chuyển đổi phải không vƣợt quá 0.5% diện tích của đơn vị quản lý trong 1 năm, cũng nhƣ không ảnh hƣởng quá 5% tổng diện tích của đơn vị quản lý. Các trạng thái rừng nghèo kiệt, vùng đệm, rừng hành lang bảo vệ đƣợc khuyến cáo không tác động, giữ gìn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên.

Các lâm phần rừng trồng trong những khu vực đƣợc chuyển đổi từ rừng tự nhiên sau 11/1994 thông thƣờng không đƣợc xem xét cấp chứng nhận. Qua đó cho thấy việc bảo đảm lâm phần ổn định của Việt Nam còn tồn tại mâu thuẫn với hƣớng dẫn của FSC (Tiêu chí 6.10 và 10.9).

4.2.3.2. Về bảo tồn, HCVF

Các tiêu chí của nguyên tắc 9 về duy trì rừng có giá trị bảo tồn cao đều quy định phải có hoạt động bảo tồn đối với rừng sản xuất. Cụ thể nhƣ: Yêu cầu các chủ rừng phải thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học và những giá trị liên quan, sông suối, đất đai, những hệ sinh thái và sinh cảnh đặc thù dễ bị tổn thƣơng; duy trì các chức năng sinh thái và toàn vẹn của rừng.

Tiêu chí 6.4 đề cập phải có ít nhất 10% tổng diện tích đƣợc chứng nhận đƣợc thiết lập cho khu vực bảo tồn và bảo vệ. Nếu dƣới 10% cần cung cấp bằng chứng có sự tham vấn của chuyên gia cũng nhƣ cơ quan chức năng

Đối với các sông suối có nƣớc quanh năm hoặc nƣớc theo mùa cần duy trì một hành lang bảo vệ ven sông suối. Bề rộng của hành lang bảo vệ đƣợc xác định phù hợp với bề rộng dòng chảy sông suối.

Một vùng đệm khoảng 30m dọc theo nguồn nƣớc cố định cần phải đƣợc quản lý không cho khai thác trắng và làm tăng tầng thực vật với các loài cây bản địa

- Chiều rộng của hành lang này ít nhất là 30m ở cả hai bên sông, suối với chiều rộng của lòng sông, suối >20m

- Chiều rộng của hành lang này ít nhất là 20m ở cả hai bên sông, suối với chiều rộng của lòng sông, suối 10-20m

- Chiều rộng của hành lang này ít nhất là 10m đối với cả hai bên sông, suối với chiều rộng của lòng sông, suối 5-10m

- Chiều rộng của hành lang này ít nhất là 5m ở cả hai bên suối với chiều rộng của suối <5m

Hình 4.4. Khu vực có chức năng bảo tồn

Các khu vực ven sông, suối, áo hồ đều đƣợc giữ nguyên hiện trạng, không có sự tác động nhằm thúc đẩy phát triển tự nhiên.

Trong khi đó đối với bảo vệ sông suối pháp luật Việt Nam quy định theo Nghị định 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 quy định chức năng bảo vệ nguồn nƣớc đối với hoạt động: Bảo vệ, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái thủy sinh, các loài động, thực vật tự nhiên ven nguồn nƣớc đƣợc quy định tại Khoản 3 điều 9 của nghị định này: Phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nƣớc không nhỏ hơn 30m tính từ mép bờ hoặc bao gồm toàn bộ vùng đất ngập nƣớc ven sông, suối, kênh, rạch.

Đến nay ở Việt Nam đã xây dựng bộ hƣớng dẫn về xác định rừng giá trị bảo tồn cao HCVF theo thông tƣ 38/2014/TT – BNNPTNT tuy nhiên vẫn chƣa có tiêu chuẩn kỹ thuật hƣớng dẫn cụ thể trong việc xác định rừng có giá trị bảo tồn cao

(HCVF) đối với rừng sản xuất nên vẫn chƣa có cơ sở pháp lý cho các chủ rừng thực hiện. Các quy định bị hạn chế về phạm vi, thiếu chi tiết đã gây cản trở trong quá trình thực hiện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đối với các chủ rừng của Việt Nam. Tiêu chí HCVF đối với chủ rừng quy mô nhỏ lẻ ít đƣợc thể hiện rõ nét trong hoạt động quản lý, vì thế các đơn vị muốn thực hiện CCR hiệu quả cần nghiên cứu các các tài liệu hƣớng dẫn cụ thể nhƣ xác định HCVF của WWF (2008), phân vùng chức năng rừng của GIZ...

4.2.3.3. Bảo vệ môi trường 1. Trồng rừng

Trong Quyết định số 200/QĐ.KT của Bộ Lâm nghiệp ban hành “Quy phạm các giải pháp kỹ thuật Lâm sinh; trong đó cho phép việc xử lý thực bì đƣợc áp dụng biện pháp đốt cục bộ, hoặc đốt toàn diện;

Theo Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 Quy định về phòng cháy chữa cháy rừng cũng chỉ nghiêm cấm hoạt động đốt thực bì tại một số khu vực nhất định cho phép làm băng cản lửa theo hình thức “băng trắng”, hình thức này cũng cho phép đốt thực bì.

Dự thảo ngày 10.6.2018 về “Thông tƣ Quy định về các biện pháp lâm sinh” đề cập xử lý thực bì: Phát dọn thực bì toàn diện, theo băng hoặc theo đám phù hợp với đặc tính sinh thái của loài cây trồng. Thực bì xử lý xong đƣợc xếp và giữ lại theo băng, hạn chế đốt thực bì.

Theo các quy định trên, quá trình xử lý thực bì đó sẽ làm tăng xói mòn, giảm độ phì của đất, hạn chế hoạt động của vi sinh vật rừng và có nguy cơ cháy rừng

Trong khi FSC không khuyến khích việc xử lý thực bì bằng biện pháp đốt để bảo vệ nguồn thức ăn; cải tạo độ phì và hoạt động sinh học của đất và ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất dịch bệnh, cháy rừng (Tiêu chí 10.7).

Theo quy định của FSC khi thiết kế trồng rừng và trồng rừng, phải để lại hành lang bảo vệ động vật hoang dã và khu vực ven sông suối (Tiêu chí 10.2). Về vấn đề này, Việt Nam lại chƣa có các quy định trong quy trình thiết kế trồng rừng.

Chƣa có quy định về thu gom các túi bầu để đƣa vào sử lý và quy trình sử lý các phế thải sau khai thác; trong khi FSC có yêu cầu Những hoá chất, bao bì, chất thải lỏng và rắn vô cơ, kể cả nhiên liệu và dầu, đƣợc cất trữ ở nơi an toàn đối với môi trƣờng (Tiêu chí 6.7).

Danh lục thuốc bảo vệ thực vật đƣợc đƣợc phép sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam đƣợc cập nhật bổ sung theo Nghị định Số: 03/2018/TT-BNNPTNT ngày 09/02/2018 tuy nhiên vẫn tồn tại sự khác biệt về danh lục thuốc so với các loài thuốc không đƣợc phép sử dụng của FSC quy định.

Trong khi FSC có yêu cầu chủ rừng thƣờng xuyên tìm cách tránh sử dụng những hoá chất hoặc những nguyên vật liệu khó tự huỷ và có tác hại đối với môi trƣờng (Tiêu chí 6.6).

2. Khai thác rừng

Theo quy định tại nghị định số: 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 “Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trƣờng, đánh giá môi trƣờng chiến lƣợc, đánh giá tác động môi trƣờng và kế hoạch bảo vệ môi trƣờng” nêu rõ hoạt động khai thác rừng diện tích từ 200 ha trở lên đối với rừng trồng là rừng sản xuất áp dụng phƣơng thức chặt trắng, có lô thiết kế khai thác diện tích tập trung; khai thác rừng tự nhiên từ 50 ha trở lên là rừng sản xuất áp dụng phƣơng thức chặt trắng với diện tích tập trung phải thực hiện đánh giá tác động môi trƣờng

Hiện tại ở Việt Nam còn thiếu các quy trình, quy phạm trong quản lý, kinh doanh rừng tự nhiên theo yêu cầu về quản lý rừng bền vững của FSC cụ thể:

Chƣa có quy định trong kinh doanh rừng tự nhiên, rừng trồng phải có: Phƣơng án quản lý, kinh doanh rừng bền vững. Do đó sản lƣợng khai thác hàng năm hiện nay vẫn dùng Quota, chƣa đƣợc tính toán trên cơ sở bền vững, duy trì và phát triển vốn rừng. Hiện tại Việt Nam đã cấm hoạt động khai thác sử dụng gỗ từ rừng tự nhiến

Trong khi FSC lại yêu cầu kế hoạch sản lƣợng khai thác hàng năm phải đƣợc xác định rõ trong kế hoạch quản lý rừng và dựa trên phƣơng pháp tính

đƣợc công nhận (Tiêu chí 5.6); hoặc phải có kế hoạch quản lý rừng trên cơ sở của việc định mức khai thác rừng hàng năm và lựa chọn loài (Tiêu chí 7.1).

- Chƣa có đầy đủ quy trình cũng nhƣ cơ sở thực tế để theo dõi, xác định tỷ lệ tăng trƣởng rừng theo trạng thái và theo vùng sinh thái, làm cơ sở cho việc xác định sản lƣợng khai thác hàng năm theo tiêu chí bền vững. Việc xác định cƣờng độ khai thác chỉ đƣợc căn cứ theo trữ lƣợng của từng trạng thái rừng (Thông tƣ Số 35/2011/TT-BNNPTNT).

Trong khi FSC lại có quy định là “Mức độ khai thác hàng năm phải dựa trên tỷ lệ tăng trƣởng bền vững, ổn định của rừng tại lâm phận quản lý và đƣợc thể hiện trong phƣơng án quản lý rừng” (Tiêu chí 5.6). FSC có quy định là trong khu khai thác phải thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học và những giá trị liên quan, sông suối, đất đai, những hệ sinh thái và sinh cảnh đặc thù dễ bị tổn thƣơng, và duy trì các chức năng sinh thái và toàn vẹn của rừng (Nguyên tắc 6); nhƣng Việt Nam lại chƣa có quy định cụ thể trong khu khai thác phải khoanh vẽ các diện tích rừng có chức năng bảo tồn, bảo vệ môi trƣờng cần đƣợc bảo vệ ( phân loại chức năng rừng); mãi đến tháng 6 năm 2012 TCLN mới có văn bản tạm thời về phân vùng chức năng rừng; nhƣng không phải là văn bản quy phạm pháp luật, nên tính pháp lý rất thấp);

Chƣa có quy định cụ thể về các thiết bị dùng trong khai thác, vận xuất để bảo vệ an toàn lao động giảm thiểu tác động môi trƣờng, xói mòn đất. Trang bị bảo hộ lao động của ngƣời lao động quy định trong Thông tƣ Số: 04/2014/TT- BLĐTBXH ngày 12/02/2014 có đề cập các trang thiết bị bảo hộ nhƣ quần áo lao động phổ thông, giày cao cổ, áo chống lạnh.... tuy nhiên không có quy định về tiêu chuẩn cụ thể cho từng trang bị bảo hộ.

Trong khi FSC lại yêu cầu phải có quy trình rõ trang bị bảo hộ cần thiết cho từng giai đoạn công việc và tiêu chuẩn tối thiểu của từng trang bị. Yêu cầu cụ thể bằng văn bản để kiểm soát xói mòn; hạn chế tối đa tác hại đến rừng trong

quá trình khai thác, làm đƣờng lâm nghiệp và các hoạt động cơ giới gây xáo trộn khác; và bảo vệ các sông suối (tiêu chí 6.5).

Một số loại trang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân trích lƣợc từ tài liệu hƣớng dẫn về an toàn lao động trong lâm nghiệp theo công ƣớc của ILO (Phụ lục Bảng 4.2)

Việt Nam chƣa có hƣớng dẫn về phƣơng pháp, nội dung đánh giá tác động môi trƣờng trong khai thác rừng tự nhiên, rừng trồng; trong khi FSC lại có quy định phải có báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng cho các hoạt động lâm nghiệp nhƣ: Đánh giá trƣớc, trong và sau khai thác. Các hoạt động có sự tác động tới môi trƣờng đều cầu đánh giá trƣớc, trong và sau các hoạt động (tiêu chí 6.1).

Thông tƣ Số 35/2011/TT-BNNPTNT quy định khai thác tre, nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên: Đối với rừng sản xuất tối đa là 70% số cây, bụi; đối với rừng phòng hộ tối đa là 30% số cây, bụi. Nhƣng theo quy định của FSC là mức độ khai thác sản phẩm rừng không đƣợc vƣợt quá mức có thể để duy trì tài nguyên rừng đƣợc ổn định lâu dài (Tiêu chí 5.6). Các số liệu điều tra tăng trƣởng rừng, trữ lƣợng rừng cần đƣợc cập nhật thƣờng xuyên và phân tích đối chiếu so sánh với khối lƣợng dự đoán và dữ liệu tăng trƣởng bình quân.

Quy trình mở đƣờng vận xuất, vận chuyển là cho phép dùng máy ủi để san gạt (kể cả cây nhỏ và thực bì); nhƣ vây có tác động xấu đến môi trƣờng, là tác nhân gây xói mòn và làm ô nhiễm dòng chảy; Trong khi FSC quy định là phải có tài liệu hƣớng dẫn phù hợp về khai thác và làm đƣờng lâm nghiệp (nhƣ đất bị nén, xói mòn) phù hợp với các yêu cầu của quốc gia hoặc vùng (Tiêu chí 6.5). Hoạt động khai thác, mở đƣờng vận xuất cần tuân thủ theo quy định về khai tác tác động thấp.

Các quy định của Việt Nam còn cho phép tận thu: Gỗ bị đỗ gãy, bị chết do thiên tai; gỗ cháy, gỗ khô mục, cành, ngọn trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ và phân khu dịch vụ hành chính của vƣờn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài, sinh cảnh (Thông tƣ Số 21/2016/TT-BNNPTNT). Đối với rừng phòng hộ đầu nguồn xung yếu là rừng tự nhiên chỉ đƣợc phép tận thu gỗ là

những cây, lóng, khúc, bìa bắp gỗ đã khô mục, lõi gỗ, gốc cháy, cành ngọn, gốc, rễ gỗ (Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg ngày 09/6/2015).

Trong khi đó FSC lại yêu cầu thiết kế khai thác và quy trình chế biến có áp dụng các biện pháp kỹ thuật và công nghệ giảm thiểu tỷ lệ tổn thất và phế thải, để lại tại rừng một khối lƣợng gỗ cành ngọn, cây gẫy đổ, chết khô trên rừng để bảo tồn đất (Tiêu chí 5.3)

3. Về xã hội

Theo FSC để quản lý rừng bền vững thì việc quản lý rừng không đe doạ hoặc làm giảm, trực tiếp hoặc gián tiếp, tài nguyên và quyền sử dụng và quản lý đất đai, lãnh thổ của ngƣời dân bản địa (Nguyên tắc 3); hoặc cần khuyến khích cộng đồng địa phƣơng sử dụng lâm sản ngoài gỗ, nếu không ảnh hƣởng đến mục tiêu quản lý (Tiêu chí 5.4). Hoạt động quản lý cần có sự đồng thuận của các cộng đồng về quản lý đất đai, phong tục truyền thống. Các hoạt động tham vấn, phỏng vấn cộng đồng địa phƣơng, thảo luận lấy ý kiến bắt buộc phải đƣợc tiến hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo mô hình nhóm hộ chứng chỉ rừng trên địa bàn huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)