3. Điều kiện tự nhiên:
4.2. Hiệu quả tổng hợp của các mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn
4.2.1. Hiệu quả kinh tế của các mô hình
Từ kết quả điều tra và kế thừa số liệu điều tra khai thác cây phù trợ nằm trong rừng phòng hộ qua các năm, đề tài đánh giá 3 giai đoạn khai thác cây phù trợ như sau:
Mô hình 1 (Năm trồng 2002)
Mô hình rừng trồng 800 cây (Muồng + Lát hoa) + 800 cây Keo tai tượng.
Năm trồng: 2002; năm khai thác: 2010 (chu kỳ kinh doanh n = 8 năm). Trữ lượng phù trợ Keo tai tượng: 58,8 m3/ha; đơn giá: 600.000đ/tấn/m3.
Lãi suất ngân hàng: ở mức thấp: 0.72%/tháng (9%/năm) Chi phí đầu tư cho năm đầu: 2500.000đ/ha
Chi phí đầu tư cho chăm sóc N2: 700.000 Chi phí chăm sóc 3: 500.000
Chi phí chăm sóc 4: 95157
- Bảo vệ rừng các năm tiếp theo: 50.000 đ/ha/năm Từ số liệu tính toán hiệu quả kinh tế, ta có kết quả sau:
+ Giá trị hiện tại ròng NPV = 3.870.423đ: kết quả này cho thấy mô hình trồng Keo là có đem lại hiệu quả.
+ Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR = 12,2%
Kết quả chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ IRR phản ánh việc đầu tư cho mô hình trồng Keo của Dự án là có hiệu quả.
+ Tỷ số lợi ích / chi phí BCR = 1,24: phản ánh việc đầu tư cho mô hình là có chất lượng.
Mô hình 2: DA 661 (năm trồng 2006)
Mô hình rừng Muồng + Keo: 800 cây Muồng + 800 cây Keo tai tượng. Năm trồng: 2006; năm khai thác: 2014 (chu kỳ kinh doanh n = 8 năm). Trữ lượng phù trợ Keo lai: 68,1 m3/ha; đơn giá: 950.000 đ/m3.
Lãi suất ngân hàng: ở mức thấp: 12 %/tháng (10,8 %/năm). Chi phí đầu tư cho năm đầu: 2.500.000 đ/ha
Chi phí đầu tư cho chăm sóc N2: 700.000 Chi phí chăm sóc 3: 500.000
Chi phí chăm sóc 4: 95157
- Bảo vệ rừng các năm tiếp theo: 50.000 đ/ha/năm Từ số liệu tính toán hiệu quả kinh tế, ta có kết quả sau:
+ Giá trị hiện tại ròng NPV= 10.729.929: kết quả này cho thấy mô hình trồng Keo là có đem lại hiệu quả.
Kết quả chỉ tiêu Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR phản ánh việc đầu tư cho mô hình trồng Keo của Dự án là có hiệu quả.
+ Tỷ số lợi ích / chi phí BCR = 1,6: phản ánh việc đầu tư cho mô hình là có chất lượng.
Mô hình 3 (Năm trồng 2012)
Mô hình rừng Lát + Keo: 800 cây Lát + 800 cây Keo tai tượng.
Năm trồng: 2012; năm khai thác: 2020 (chu kỳ kinh doanh n = 8 năm). Trữ lượng phù trợ Keo lai: 70 m3/ha; đơn giá: 1.926.900 đ/m3.
Lãi suất ngân hàng: ở mức: (11,4 %/năm)
Tính theo tỷ lệ tăng giá 16,3% năm; tỷ lệ tăng chi phí là 19,5%; Chi phí đầu tư cho năm đầu: 9.000.000 đ/ha
Chi phí đầu tư cho chăm sóc N2: 3000.000 Chi phí chăm sóc 3: 2000.000
Chi phí chăm sóc 4: 1000.000
- Bảo vệ rừng các năm tiếp theo: 200.000 đ/ha/năm Từ số liệu tính toán hiệu quả kinh tế, ta có kết quả sau:
+ Giá trị hiện tại ròng NPV= 21.262.323: kết quả này cho thấy mô hình trồng Keo là có đem lại hiệu quả.
+ Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR = 16,4%
Kết quả chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ IRR phản ánh việc đầu tư cho mô hình trồng Keo của Dự án là có hiệu quả.
+ Tỷ số lợi ích / chi phí BCR = 1,6: phản ánh việc đầu tư cho mô hình là có chất lượng.
Từ kết quả trên, để đánh giá hiệu quả kinh tế cho 3 giai đoạn, khai thác cây phù trợ của rừng phòng hộ đầu nguồn.
Bảng 4.7. Hiệu quả kinh tế của cây phù trợ từ các mô hình rừng trồng phòng hộ đầu nguồn. TT Mô hình rừng trồng NPV IRR BCR 1 2002 3.870.423 12,2 1,24 2 2006 10.729.929 24,6 1,6 3 2012 21.262.323 16,4 1,6 0 5000000 10000000 15000000 20000000 25000000 1 2 3 Đồng 2002 2006 2012
Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 3
Hình 4.8. Chỉ tiêu lợi nhuận hiện tại ròng NPV
0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 IRR1 IRR2 IRR3 BCR1 BCR2 (%) BCR3
Mô hình Mô hình Mô hình
Hình 4.9. Chỉ tiêu IRR và BCR
Như vậy, từ kết quả tính và hình 4.8 và hình 4.9 cho thấy:
Mô hình 1: Giá trị hiện tại ròng NPV= 3.870.423đ: kết quả này cho thấy mô hình trồng Keo là có đem lại hiệu quả. Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR =
12,2%. Tỷ số lợi ích / chi phí BCR = 1,24: phản ánh việc đầu tư cho mô hình là có chất lượng. Từ mô hình trồng Muồng, Lát, Keo của Dự án là có hiệu quả.
Mô hình 2: Từ số liệu tính toán hiệu quả kinh tế, ta có kết quả sau: Giá trị lợi nhuận hiện tại ròng NPV = 10.729.929; Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR = 24,6%. Tỷ số lợi ích / chi phí BCR = 1,6. Từ mô hình Muồng, Keo, được phản ánh việc trồng rừng có chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 1
Mô hình 3: đây là mô hình được đúc kết từ 2 mô hình trên, tính tại thời điểm năm 2012 số liệu tính toán hiệu quả kinh tế, ta có kết quả sau: Giá trị lợi nhuận hiện tại ròng NPV = 21.262.323. Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR = 16,4%. Tỷ số lợi ích / chi phí BCR = 1,6. Từ mô hình Lát, Keo, được phản ánh việc trồng rừng có chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình 2.
Từ kết quả cho thấy việc việc đầu tư trồng rừng cho từng giai đoạn về sau, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, do giá trị lâm sản được tăng giá theo thời gian, và trong công tác trồng rừng đã áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác trồng và chăm sóc, sản lượng gỗ tăng cao, sự trượt giá của đồng tiền, giá bán của các năm đều tăng theo thời gian, mức đầu tư ban đầu của các DA thấp những yếu tố cấu thành đã tạo cho chỉ tiêu lợi nhuận dòng tăng từ như vậy việc trồng rừng ngày càng được quan tâm và xã hội hóa nhiều hơn, thu nhập từ kinh tế đồi rừng dã đem lại nguồn thu đáng kể cho kinh tế hộ gia đình.