2.1 Lý luận cơ bản về TTCK:
2.1.1 Lịch sử hình thành:
TTCK Việt Nam chính thức giao dịch ngày 28/07/2000 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) đã chính thức đi vào hoạt động với mốc khởi điểm là 100, giao dịch 2 cổ phiếu đầu tiên là REE - CTCP Cơ Điện Lạnh REE và SAM - CTCP Cáp & Vật Liệu Viễn Thông. Ngay sau đó VN-Index tăng 16ien tục suốt 12 tháng đạt đỉnh 570 điểm vào ngày 25/06/2001. Thời kỳ này do 16ien hóa lúc ban đầu còn ít, cầu lớn hơn cung gấp nhiều lần dẫn tới hiện tượng các nhà đầu tư tranh mua giá trần khiến chỉ số VN-Index tăng liên tục.
Năm Ngày 08/03/2005 TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động, đây là nơi niêm yết giao dịch của đa số các công ty có mức vốn điều lệ nhỏ, điều kiện niêm yết không quá khắt khe nhằm khuyến khích các công ty cổ phần niêm yết trên TTCK. Từ đó tăng cung và đa dạng hóa các ngành nghề cho nhà đầu tư lựa chọn.
giao dịch tiếng Anh: State Security Commission of Vietnam) được thành lập vào ngày 28/11/1996 theo nghị định 75/cp của Chính phủ Việt Nam, ban đầu đây là một Ủy ban thuộc điều hành của Chính phủ, do
ông Lê Văn Châu làm Chủ tịch. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý,
giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.
2.1.2 Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán:
TTCK là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng... có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản:
a. Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn
- TTCK được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
- Thị trường sơ cấp: Thi trương sơ câp la nơi cac chưng khoan được mua ban lân đâu tiên trên thi trương.Trên thi trương sơ câp chi diên ra cac giao dịch giũa công ty phat hanh va cac nha đâu tư ma không co sư trao đổ!i mua ban chưng khoan gi Ũ a cac nha đâu tư vơi nhau. Sô tiên mua đươc tư viêc ban chưng khoan se đươc công ty phat hanh đưa vao san xuất kinh doanh.
- Thị trường thứ cấp: Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.
b. Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường
- TTCK được phân thành: Thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và Thị trường phi tập trung (thị trường OTC).
- Thi trương giao dieh tâp trung: la môt đĩa điêm xac đinh ma tai đo chưng khoan đươc tiên hanh trao đôi, mua - ban. Hiên tai chi co cấc loai chưng khoan đươc niêm yêt tai TTGDCK TP. HCM mơi đươc giao die h
- Thi trương phi tâp trung (thi trương OTC): la thi trương mua ban chưng khoan dưa trên sư thoa thuân gi ưa cac nha đâu tư, thi trương nay không co đỊa điêm giao dieh chinh thưc như thi trương tâp trung. Cac chưng khoan chưa niêm yêt trên TTGDCK se dươc trao đôi, mua - ban trên thi trương phi tập trung.
c. Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường
- TTCK cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh.
- Thị trường cổ phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.
- Thị trường trái phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.
- Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn.
d. Căn cứ vào phương thức giao dịch:
- Thị trường giao dịch ngay (Thị trường thời điểm): Thị trường giao dịch mua bán theo giá của ngày hôm đó; việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra sau đó vài ngày (tùy theo mỗi TTCK quy định riêng số ngày);
- Thị trường tương lai: Thị trường mua bán chứng khoán theo những hợp đồng mà giá cả được thỏa thuận ngay trong ngày giao dịch; việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra trong một kỳ hạn ở tương lai (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm,...).
2.1.3 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán:
Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành các nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán.
a. Nhà phát hành:
- Chính phủ và chính quyền địa phương là chủ thể chủ yếu phát hành các chứng khoán nợ như: Trái phiếu Chính phủ; trái phiếu địa phương; trái phiếu công trình; tín phiếu kho bạc.
- Công ty là chủ thể phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
- Các tổ chức tài chính là chủ thể phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ hưởng thụ... phục vụ cho mục tiêu huy động vốn và phù hợp với đặc thù hoạt động của họ theo luật định.
b. Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
c. Các tổ chức kinh doanh trên TTCK Công ty chứng khoán
- Quỹ đầu tư chứng khoán
- Các trung gian tài chính
d. Các tổ chức có liên quan đến TTCK
- Cơ quan quản lý Nhà nước
- Sở giao dịch chứng khoán
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán
- Các tổ chức tài trợ chứng khoán
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm...
2.1.4 Chức năng:
- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
2.1.5 Nguyên tắc hoạt động:
- Cạnh tranh tự do
- Công khai: Tất cả các hoạt động trên TTCK đều phải đảm bảo tính công khai. Sở giao dịch chứng khoán công bố các thông tin về giao dịch chứng khoán trên thị trường. Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ hàng năm của công ty, các sự kiện bất thường xảy ra đối với công ty, nắm giữ cổ phiếu của giám đốc, người quản lý, cổ đông đa số. Các thông tin càng được công bố công khai minh bạch, thì càng thu hút được nhà đầu tư tham gia vào TTCK.
- Trung gian mua bán: Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên TTCK đều được thực hiện thông qua các trung gian, hay còn gọi là các nhà môi giới. Các nhà môi giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và hưởng hoa hồng. Ngoài ra, nhà môi giới còn có thể cung cấp các dịch vụ khác như cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư...
- Đấu giá: Giá chứng khoán được xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh mua và các lệnh bán. Tất cả các thành viên tham gia thị trường đều không thể can thiệp vào việc xác định giá này. Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động.
2.1.6 Vai trò của thị trường chứng khoán:
- Công cụ đảm bảo thanh khoản cho sổ tiết kiệm phục vụ đầu tư dài hạn: vai trò của TTCK oán bảo đảm cho việc nhanh chóng chuyển tiền mặt của các chứng khoán có giá. Đây chính là yếu tố quan trọng để thu hút các nhà đầu tư đến với TTCK, với một TTCKhoạt động càng hữu hiệu thì tính thanh khoản càng cao.
- Công cụ đo lường giá trị các tài sản của doanh nghiệp: những thông tin doanh nghiệp cung cấp cho các nhà đầu tư trên TTCK qua các bản phân tích đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp, triển vọng của doanh nghiệp trên thị trường, khả năng sinh lợi của hoạt động kinh doanh, xu thế phát triển của doanh
nghiệp trong thời kỳ tương lai từ ba đến năm năm đã phần nào lượng giá được tài sản của doanh nghiệp khách quan và khoa học. Mặt khác, với tính chất đặc biệt nhạy bén của TTCK, Sự lên xuống giá cả chứng khoán trên thị trường cũng nói lên sự biến động của giá trị doanh nghiệp tại bất kỳ thời điểm nào.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả: với nguyên tắc hoạt động chủ đạo trên TTCK là công khai, cân bằng và trung thực, mọi thông tin về doanh nghiệp đều được công chứng kiểm tra đánh giá. TTCK vừa tạo điều kiện vừa bắt buộc các doanh nghiệp Không những phải hoạt động sản xuất kinh doanh đúng pháp luật mà còn phải hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Chống lạm phát: thị trường chúng khoán còn làm giảm áp lực lạm phát, ngân hàng trung ương với vai trò điều tiết hệ thống tiền tệ sẽ tung ra nhiều trái phiếu kho bạc bán trên TTCK với lại suất cao để thu hút bớt số tiền lưu hành, nhờ đó số tiền sẽ giảm bớt và áp lực lạm phát cũng giảm đi.
- Hỗ trợ và thúc đẩy các công ty cổ phần ra đời và phát triển: là điều kiện không thể thiếu trongviệc đưa cổ phiếu ra công chúng giúp cho quá trình phát hành và lưu hành cổ phiếu đạt hiệu quả. Những đóng góp của TTCK đối với nền kinh tế hiển nhiên là rất to lớn. Hiện nay, hầu hết các quốc gia theo cơ chế thị trường đều có tổ chức TTCK, ngay cả các quốc gia đang phát triển cũng hình thành và phát triển TTCK của họ làm công cụ đắc lực trong việc huy động vốn cho đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, TTCK được coi là một công cụ cực kỳ nhạy bén và tinh xảo cũng có những mặt trái của nó, những tác động tiêu cực vô cùng nguy hiểm đối với nền tài chính của một quốc gia nếu nó không được điều hành một cách lành mạnh, hợp pháp và đúng quy luật.
2.1.7 Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán:
Chỉ số thị trường chứng khoán là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị trường cổ phiếu. Nó được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo phương pháp tính
nhất định. Thông thường, danh mục sẽ bao gồm các cổ phiếu có những điểm chung như cùng niêm yết tại một sở giao dịch chứng khoán, cùng ngành hay cùng mức vốn hóa thị trường
a. VN-INDEX, HNX-INDEX, UPCOM-INDEX:
VN-Index là chỉ số thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu niêm yết và giao dịch tại SGDCK TPHCM. Chỉ số VN-Index so sánh giá trị vốn hóa thị trường hiện tại với giá trị vốn hóa thị trường cơ sở vào ngày gốc 28/07/2000, ngày đầu tiên thị trường chứng khoán chính thức đi vào hoạt động. Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở tính trong công thức chỉ số được điều chỉnh trong các trường hợp như niêm yết mới, hủy niêm yết và các trường hợp có thay đổi về vốn niêm yết. Chỉ số VN-Index chính là chỉ báo xu hướng chung của thị trường vì xu hướng chung ảnh hưởng tới mặt bằng biến động của phần lớn các cổ phiếu. Thống kê cho thấy, VN-Index tăng, giảm thì 80% cổ phiếu cũng tăng, giảm theo. Tất nhiên là mức biến động khác nhau vì nội tại mỗi cổ phiếu cũng luôn khác nhau. Chẳng hạn trong thị trường tốt, cổ phiếu của nhà đầu tư kém thì vẫn có khả năng tăng giá. Tương tự, HNX-INDEX, UPCOM-INDEX cũng được SDGCK HN xác định như vậy.
b. Bộ chỉ số HOSE-Index:
Bộ chỉ số HOSE-index là bộ chỉ số phản ánh toàn diện quy mô vốn hóa của thị trường và các ngành nghề. Bộ chỉ số HOSE-index được tính toán dựa trên phương pháp tính giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỷ lệ tự do chuyển nhượng (free float) và áp dụng hạn chế mức trần tỷ trọng của các cổ phiếu thành phần đối với các chỉ số theo quy mô vốn hóa. Bộ chỉ số HOSE-index được xem xét định kỳ danh mục cổ phiếu thành phần mỗi 6 tháng/ lần vào tháng Giêng và tháng Bảy. Các cổ phiếu niêm yết trên HOSE được sàng lọc qua 03 bước chính để tham gia vào bộ chỉ số, bao gồm:
- Tư cách tham gia vào chỉ số: không thuộc diện bị cảnh báo do vi phạm công bố thông tin, bị kiểm soát, bị tạm ngưng giao dịch và phải có thời gian giao dịch trên 6 tháng.
- Tỷ suất quay vòng chứng khoán bình quân hàng ngày ≥ 0,05%.
c. Chỉ số VN30:
VN30 là chỉ số large-cap đầu tiên trong bộ chỉ số HOSE-Index được SGDCK TP.HCM triển khai vào ngày 6/2/2012 với cách tính toán tương tự như cách tính Bộ chỉ số HOSE-Index. Để đảm bảo VN30 là một chỉ số blue-chip của thị trường với các cổ phiếu hàng đầu về giá trị vốn hóa và thanh khoản, bên cạnh việc đáp ứng các điều kiện sàng lọc chung, tất cả các cổ phiếu bị cảnh báo đều không được tham gia vào chỉ số. Ngoài ra, từ top-50 cổ phiếu hàng đầu về giá trị vốn hóa sẽ chọn ra 30 cổ phiếu có giá trị giao dịch cao nhất. VN30 được xây dựng với mục tiêu là tài sản cơ sở cho các sản phẩm ETF và phái sinh chỉ số trong tương lai của Sở.
2.2 Lý luận về TTCK: 2.2.1 Các giai đoạn phát triển:
Trước yêu cầu đổi với và phát triển nền kinh tế, và với mục tiêu gia tăng vị thế của khu vực tư nhân trong nền kinh tế, ngay từ những năm 1990, việc thành lập và phát triển thị trường vốn mà cụ thể là TTCK đã bắt đầu được các cơ quan và Chính phủ chú trọng chiển khai những bước đầu tiên.
Quá trình phát triển của TTCK tại Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn quan trọng:
Giai đoạn hình thành (Đầu những năm 1990 đến năm 2000): Cột mốc đáng nhớ đầu tiên là việc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập ngày 28/11/1996. Tiếp theo đó, TTCK Việt Nam chính thức giao dịch ngày 28/07/2000 với mốc khởi điểm của chỉ số VNINDEX là 100 điểm, với 02 cổ phiếu giao dịch đầu tiên là CTCP Cơ Điện Lạnh (REE) và CTCP Cáp và Vật liệu Viễn Thông (SAM). Ngay sau đó, VNINDEX tăng liên tục trong suốt 12 tháng và đạt đỉnh 570 điểm vào ngày 25/06/2001. Thời kỳ này do hàng hóa ban đầu còn ít, nhu cầu lớn hơn cung nhiều lần dẫn tới hiện tượng các nhà đầu tư tranh mua giá trần khiến chỉ số thị trường tăng mạnh.
Giai đoạn xây dựng và củng cố (2000 - 2005): Giai đoạn này đánh dấu những bước đi đầu tiên của TTCK. Vào ngày 08/03/2005, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) Hà Nội - tiền thân của san giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) hiện nay, cũng chính thức ra mắt. Neu như sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HSX) là nơi niêm yết giao dịch chứng khoán của những công ty lớn, thì sàn HNX là nơi tập trung niêm yết của những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong suốt giai đoạn này, vốn hóa thị trường chỉ ở mức rất khiêm tốn là trên dưới 1% GDP cả nước và không có biến động, thay đổi nhiều.
Giai đoạn phát triển mạnh mẽ (2006 - hiện nay): Bước sang năm 2006, kể từ khi Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành và có hiệu lực chính thức kể từ đầu năm 2007, thị trường Việt Nam đã được gia tăng đáng kể khả năng hội nhập với các thị