a. Nội dung
Chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, CCDV, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xây
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Khánh Ly
lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, lương nhân viên bộ phận bán hàng (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động của nhân viên bán hàng; chi phí vật liệu, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax,...); chi phí bằng tiền khác.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,...); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ...); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng...).
b. Chứng từ sử dụng
Chứng từ sử dụng trong kế toán chi phí quản lý kinh doanh bao gồm phiếu chi, giấy báo nợ của ngân hàng, hợp đồng, hóa đơn, bảng lương nhân viên , ...
c. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý kinh doanh
Bên Nợ:
- Các chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ;
- Số dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
Bên Có:
- Các khoản được ghi giảm chi phí quản lý kinh doanh;
- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng phải trả (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng hết);
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Khánh Ly
- Kết chuyến chi phí quản lý kinh doanh vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh".
Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ.
Tài khoản 642 - Chi phí quản lý kinh doanh có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 6421 - Chi phí bán hàng: Phản ánh chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp và tình hình kết chuyến chi phí bán hàng sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh.
- Tài khoản 6422 - Chi phí quản lý doanh nghi ệp: Phản ánh chi phí quản lý chung của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ và tình hình kết chuyến chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
d. Sơ đồ hạch toán
TK 334,338 TK 642 TK 111,112
Tiền lương và các khoản Các khoản làm giảm chi phí
--- -—---► trích theo lương TK 152,153 NVL, CCDC xuất dùng ---■--- -—► TK 911 TK 214 K/c chi phí QLKD cuối kỳ --- ---—►
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 111,112,131
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Thu tiền phạt khách hàng
---:---—►Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Khánh Ly
1.3.5 Ke toán thu nhập và chi phí khác
1.3.5.1Kế toán thu nhập khác
❖ Nội dung
Các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gồm: Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC cao hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản; Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn (thuế xuất khẩu được hoàn, thuế GTGT, T1ĐB, BVMT phải nộp nhưng sau đó được giảm); Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất; Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có); Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại; Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
❖ Tài khoản sử dụng
Tài khoản 711 - Thu nhập khác
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Khánh Ly
❖Sơ đồ hạch toán
TK 3331 TK 711 TK 111, 112
Thuế GTGT phải nộ p --- ---— ---►
TK 3331
TK 911 Giảm thuế GTGT phải nộp
K/c doanh thu khác
---►
TL 331,338
Thu khoản nợ không xác định
Sơ đồ 7: Sơ đồ kế toán thu nhập khác 1.3.5.2 Kế toán chi phí khác
❖Nội dung
Chi phí khác của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý); Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ; Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính; Các khoản chi phí khác.
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Khánh Ly
❖ Tài khoản sử dụng
Tài khoản 811 - Chi phí khác
Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh;
Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài
khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.
❖ Sơ đồ hạch toán
TK 111,112,338 TK 811 TK 911
Chi phí thanh lý nhượng bán TSCĐ, phạt vi phạm hợp đồng
K/c chi phí khác cuối kì
--- - -- ---►
TK 211,412
Chênh lệch giữ giá trị đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại TSCĐ
TK 214
HMLK
---►
Sơ đồ 8: Sơ đồ kế toán chi phí khác
1.3.6 Ke toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Khánh Ly
năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
❖Tài khoản sử dụng
Tài khoản 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Bên Nợ:
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của năm hiện tại;
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả (là số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm);
- Ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm);
- Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” lớn hơn số phát sinh bên Nợ TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Có tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có:
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tạm phải nộp được giảm trừ vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã ghi nhận trong năm;
- Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được ghi giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm hiện tại;
Chi nộp thuế DN --- ► Hàng quý tạm tính thuế TNDN phải nộp K/c chi phí thuế TNDN --- - ---► cuối kì ◄-
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Khánh Ly
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế thu nhập hoãn lại được hoàn nhập trong năm);
- Ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (số chênh lệch giữa thuế thu nhập hoãn lại phải trả được hoàn nhập trong năm lớn hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh trong năm);
- Kết chuyển số chênh lệch giữa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành phát sinh trong năm lớn hơn khoản được ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành trong năm vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”;
- Kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ TK 8212 lớn hơn số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên Nợ tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 821 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 8211 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành; - Tài khoản 8212 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. ❖Sơ đồ hạch toán
Điều chỉnh giảm
K/c chi phí bán hàng, chi
--- ---—---► K/c thu nhập khác TK 711
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Khánh Ly
1.3.7 Kế toán xác định KQHĐKD
❖ Nội dung
Ket quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế phản ánh kết quả cuối cùng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Được tính là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế mà doanh nghiệp đã thực hiện. Kết quả sẽ là lãi nếu doanh thu lớn hơn chi phí, và là lỗ nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác.
Kết quả hoạt động kinh doanh được xác định như sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng, CCDV - Các khoản giảm trừ doanh thu Lợi nhuận HĐTC = Thu nhập HĐTC - Chi phí HĐTC
Lợi nhuận thuần từ HĐKD = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí QLDN + Lợi nhuận HĐTC
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác - Chi phí khác
Kết quả HĐKD = Lợi nhuận thuần từ HĐKD + Lợi nhuận khác ❖ Tài khoản sử dụng
Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh
Bên Nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán; - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác; - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Kết chuyển lãi.
Bên Có:
- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán
Khóa luận tốt nghiệp Nguyễn Khánh Ly
- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Kết chuyển lỗ.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ. ❖Sơ đồ hạch toán
TK 632 TK 911 TK 511
K/c giá vốn hàng bán K/c doanh thu thuần
TK 635
K/c chi phí HĐTC
TK 515 K/c doanh thu HĐTC
TK 421 phí QLDN TK. 811 → ∙ K/c chi phí khác TK 821 ___________ K/c chi phí thuế TNDN → ∙ K/c lỗ K/c lãi
1.3.5 Ke toán bán hàng, xác định kết quả HĐKD theo chuẩn mực quốc tế IFRS 15
1.3.8.1Giới thiệu về chuẩn mực
Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS 15: Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng được ban hành bởi Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế nhằm cung cấp một mô hình ghi nhận doanh thu toàn diện cho tất cả các hợp đồng với khách hàng, góp phần cải thiện khả năng so sánh trong ngành, giữa các ngành và trên thị trường vốn.
Mục tiêu của chuẩn mực IFRS 15 là thiết lập các nguyên tắc cho các đơn vị có thể áp dụng để báo cáo các thông tin hữu ích đến người sử dụng báo cáo tài chính về bản chất, số tiền, thời gian và sự không chắc chắn của các khoản doanh thu và dòng tiền thu được từ hợp đồng với khách hàng. Việc áp dụng Chuẩn mực IFRS 15 là bắt buộc kể từ năm báo cáo bắt đầu từ ngày 01/01/2018 tr ở về sau.
1.3.8.2Nội dung cơ bản của chuẩn mực IFRS 15
IFRS 15 định rõ cách thức và thời điểm mà người làm báo cáo theo IFRS sẽ ghi nhận doanh thu cũng như yêu cầu các đơn vị đó cung cấp cho người sử dụng báo cáo tài chính nhiều thông tin phù hợp hơn. Chuẩn mực cung cấp một mô hình năm bước dựa trên các nguyên tắc duy nhất để áp dụng cho tất cả các hợp đồng với khách hàng.
Bước 1: Xác định hợp đồng với khách hàng. Một hợp đồng với khách hàng được xác định là nằm trong phạm vi của IFRS 15 nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện theo chuẩn mực đã đề ra.
Bước 2: Xác định nhiệm vụ thực hiện trong hợp đồng. Khi bắt đầu hợp đồng, đơn vị nên