Lịch sử và truyền thống dân tộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ việt nam những năm đầu thế kỷ XXI​ (Trang 89 - 94)

6. Cấu trúc của luận án

3.1.2. Lịch sử và truyền thống dân tộc

Những biến động chính trị, xã hội đầu thế kỷ XXI đã đánh thức con ngƣời công dân trong các nhà thơ đƣơng đại, khơi dậy niềm tự hào lịch sử mấy nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc. Sau một thời gian xuất hiện thƣa vắng, những áng thơ mang cảm hứng sử ca quay trở lại thi đàn, khơi dậy âm hƣởng sử thi hào sảng.

Trong cảm hứng sử ca, các nhà thơ nhìn thấy trong từng địa danh, từng ngọn núi, dòng sông đều mang dấu tích hào hùng của lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đây thác Bản Giốc nƣớc đã chảy trong suốt bốn nghìn năm lịch sử: “Nƣớc từ đâu em ơi mà đổ về nhiều thế/ Mà kiếp kiếp đời đời không ngƣng nghỉ/ Có phải từ Cốc Pó chảy về/ Từ Ma Lu Thàng, Xín Mần, Mèo Vạc, Dẻo San/ Từ Đồng Văn cao nguyên đá…/ Tụ về đây thành vàng trắng biên cƣơng/ Réo gào trong lời thơ hào sảng cha ông?/ Có phải nƣớc từ chiều dài lịch sử bốn ngàn năm/ Cho anh và em hôm nay dòng thác hồn ngƣời” (Tản mạn chiều Bản Giốc – Quang Hoài). Đây sông Sào Khê gợi nhắc chiến công của nhà Đinh, nhà Lý: “Sông Sào Khê/ Ngọn Tháp Ghềnh vời vợi núi non quê/ Đinh Tiên Đế dõi ba quân thủy chiến Xuyên Thủy Động giữa mây trời ẩn hiện/ Thực hay mơ những diến tiến kinh thành/ Sông Sào Khê/ Mái chéo nào khuya động dòng xanh?/ Mang chiến tích ngƣời Bình Chiêm, phạt Tống/ Nối tiếp chiến công ngàn năm vang vọng/ Để ƣơm xanh sự sống đôi bờ” (Người khơi dậy sông sào – Lâm Xuân Vi). Đây Lũng Cú, địa đầu Tổ quốc: “Tổ quốc từ đây/ Chảy xuôi mãi đến tận cùng đất Mũi/ Nồng nàn phù sa lấn sóng biển Đông…” (Nơi ngọn nguồn đất nước – Cao Xuân Thái). Đây Đỉnh Vua, mảnh đất thiêng: “Trời phi thành luỹ/ Đất dựng Đá Chông/ Núi bừng hang động/ Gió dồn hàng/ Mây tấp đống/ Suối dọc rừng ngang/ Thẳm sâu mảnh đất phật vàng (Đỉnh Vua – Hoàng Trần Cƣơng),… Giọng thơ hào sảng, nhịp thơ dồn dồn dập nhƣ nhịp dòng máu nóng tự hào đang chảy trong huyết quản.

Dòng cảm xúc cuồn cuộn và suy ngẫm sâu sắc về lịch sử dân tộc đã tạo nên nhiều trƣờng ca trong những năm gần đây.

Trƣờng ca Bước gió truyền kỳ của Phan Hoàng là một câu chuyện truyền kỳ về công cuộc mở cõi và giữ nƣớc của dân tộc, nó đƣa ngƣời đọc vào một hành trình kỳ lạ, vừa thực vừa mơ để khám phá những vẻ đẹp của văn hóa, khí phách và ý chí của dân tộc với nhiều cung bậc cảm xúc thẩm mỹ khác nhau. Trải qua hàng ngàn năm, để mảnh đất hôm nay mang hình chữ S, để có chủ quyền trên hải đảo xa xôi là công sức mở cõi của hàng nghìn ngƣời con đất Việt, hữu danh và vô danh: “Ơi lớp lớp ngƣời ngƣời/ hiên ngang đôi cánh ƣớc mơ chim Việt…/ Bƣớc gió vó ngựa uy phong Lê Thánh Tôn…/ Bƣớc gió Nguyễn Hoàng/ bƣớc gió Lƣơng Văn Chánh/ bƣớc gió Nguyễn Hữu Cảnh/ bƣớc gió những đoàn quân vô danh/ bƣớc gió những lƣu dân vô danh/ bƣớc gió những nghệ sĩ vô danh/ bƣớc gió những mỹ nữ vô danh…/ nhập hồn xóm làng/ nhập hồn sông suối/ nhập hồn núi rừng/ nhập hồn biển đảo…”. Mỗi một tấc đất đều đƣợc đổi bằng máu: “máu/ máu/ máu/ mở cõi/ máu/ máu/ máu/ giữ nƣớc”. Đã lâu rồi ngƣời đọc chƣa gặp đƣợc những câu thơ mang âm hƣởng tráng ca nhƣ thế. Nhƣng Bước gió truyền kỳ không chỉ có âm hƣởng trƣờng ca, có những đoạn thơ hết sức trữ tình khi nói về vẻ đẹp tâm hồn con ngƣời và truyền thống văn hóa dân tộc “những ngọn gió mở đƣờng trĩu nặng ƣớc mơ/ khởi từ tình yêu bùn lầy sỏi đá dựng ruộng dựng nƣơng/ từ câu hát theo ới la đằm thắm váy hoa núi đồi Tổ/ từ câu quan họ liền anh liền chị hẹn hò Kinh Bắc cởi áo trao nhau/ từ câu bài chòi hò khoan đối đáp duyên hải miền Trung sóng vỗ/ sông nƣớc nhớ thƣơng đọng lại nỗi buồn sâu thành câu vọng cổ/ nỗi buồn ngọt ngào gió chƣớng phƣơng Nam se se cay đắng/ nỗi buồn ly hƣơng dựng mới quê hƣơng”. Hào sảng và trữ tình, bản trƣờng ca đã dẫn ngƣời đọc đi vào thế giới cảm xúc cùng những suy tƣ về văn hóa, lịch sử và vận mệnh của dân tộc một cách tự nhiên.

Trƣờng ca Long mạch đƣợc nhà thơ Hoàng Trần Cƣơng cấu trúc gồm 11 chƣơng: Khấn thầm, Huyết thống, Nết đất, Hồn sông, Mạch chủ, Thác ghềnh, Quỷ nước, Sấp ngửa, Sông và em, Vía biển, Thế núi, với những hô ứng liên hoàn, thắt mở đầy mê dụ để chỉ khí và thế của đất đai sông núi. Long mạch trƣớc hết là niềm tự hào về thế địa linh của Tổ quốc với núi với sông, đất liền và biển cả: “Cứ nhƣ là

rủ nhau/ Nguồn mạch đất đai nổi chìm đứt nối/ Đứng là núi/ Chảy là sông/ Mênh mông là biển/Dài rộng đất liền/ Quây bờ xẻ bến”. Long mạch cũng là nơi nảy sinh bao điều tốt đẹp, là xứ sở của lời ru tình nghĩa “Đọng lời ru/ Trú ngụ đáy long/”, là xứ ở của những con ngƣời lao động khéo léo và quả cảm: “Năm tháng chảy/ Đan tơ dệt lụa/ Hãm thác ghềnh/ Gói bọc đất đai/”, xứ sở của tình yêu và lòng bao dung: “Thành lứa/ Thành đôi/ Vun bồi đắp đổi/ Ngày một ngày hai trổ nụ vƣơn cành/ Nối ly tán/ Ngấm ngầm tụ hội/ Đêm lấp ngày vùi/ Bủa giăng chắp mối/ Trong sâu thẳm/ Triền miên xáo động/ Nắng táp mƣa sa/ Nóng lạnh vẫn trong lành”. Long mạch đâu chỉ là thế núi hình sông của đất nƣớc mà còn là vóc dáng tinh thần, tâm hồn của dân nƣớc. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, vóc dáng, tâm hồn ấy vẫn lƣu truyền, hun đúc lên bản lĩnh của thế hệ hôm nay: “Mang dòng chảy/ Chở ngọn nguồn/ Đầy bị/ Ngày đi/ Đêm đi/Chúng mình đi/ Nƣớc mắt/ Chắt ƣớc vọng/ Nuôi núi sông/ Dậy thì…”.

Trƣờng ca Chân đất của Thanh Thảo là những suy cảm của tác giả về quê hƣơng, về Tổ quốc, về nhân dân trong thời cuộc mới. Từ biểu tƣợng lớn Chân đất

tác giả mở ra nhiều hƣớng để luồng tâm tƣ trải rộng những vấn đề nhân tình, thế sự qua 9 đoạn thơ với các biểu tƣợng : Chân tre, Chân ruộng, Chân mƣa, Chân núi, Chân cò, Chân tháp, Chân mây, Chân sóng, Chân lũy. Trƣờng ca đề cập nhiều đến vấn đề thế sự nhƣ cuộc sống đòi nghèo của ngƣời dân xƣa Quảng “đất quê tôi hai lần thất lạc/ ngƣời quê tôi hai lần lƣu dân”, là nỗi đau mất đất “ngƣớc nhìn dãy núi đá trƣớc mặt/ đỉnh núi giờ đã mất/ cột mốc dời xuống tận chân núi/ dãy núi giờ đã ảo/ nhƣ nƣớc mắt”, là nỗi đau mất biển: “có những ngƣời lính đảo/ trần lƣng trƣớc mƣa đạn quân thù/ “chỉ đƣợc xáp lá cà bằng lê”/ nhƣng với khoảng cách này là không thể/ đành chỉ đƣợc chết vì đảo/đành cho lãng quên vùi mấy mƣơi năm”. Nhƣng nổi bật nhất trong bản trƣờng ca là những suy ngẫm về nhân dân. Nhân dân tuy nghèo đói nhƣng nghĩa tình “nhân dân không gọi nhau “man” này “man” nọ/ nhân dân gọi nhau đồng bào”. Từ ngàn xƣa, nhân dân đã âm thầm dựng xây đất nƣớc: “hình nhƣ tổ tiên mình trồng một bụi tre/ trồng một lũy tre/ trồng một rừng tre/ bên dƣới thành Châu Sa/ bên dƣới Trƣờng Lũy”, “đá cõng đá cõng đá/ mồ hôi cõng mồ hôi/ tháng năm cõng tháng năm/ ngƣời cõng ngƣời/ xây nên/ Trƣờng Lũy”.

Và ngày nay, nhân dân đang bền bỉ xây dựng nên Trƣờng Lũy của tình ngƣời, của tinh thần bất khuất: “cùng mọi ngƣời tôi vác đá xây lũy/ cùng mọi ngƣời tôi vác tự do vác tình anh em qua lũy/ cùng mọi ngƣời tôi ném những trái ngang khỏi lũy/…/ dù chân lũy tới chân trời/ xa lắc chơi vơi/ chúng tôi đi/ dè dặt/ chúng tôi đi/từng bƣớc.” Bởi vậy Chân đất một bản giao hƣởng ngôn từ bi tráng và kiêu hãnh về một dân tộc đã đứng lên từ nƣớc mắt và máu để dựng lên nhân cách sống của mình suốt chiều dài lịch sử.

Cảm hứng về lịch sử, truyền thống dân tộc cũng rất đậm nét trong những bài thơ viết về Thăng Long – Hà Nội, một chủ đề rất đáng chú ý trong dịp cả nƣớc kỷ niệm nghìn năm kinh đô.

Hà Nội là mảnh đất linh thiêng, là niềm tự hào của mọi ngƣời con đất Việt. Nơi đây là xứ sở của những huyền thoại đẹp có sức sống lâu bền đến tận bây giờ “Có một Thăng Long huyền thoại/ Rồng lên từ phía sông Hồng” (Thăng Long - Đỗ Trung Lai); “Xin đừng tát cạn lòng hồ/ Bao nhiêu bí ẩn một giờ tiêu tan/ Đáy hồ có quả chuông vàng/ Một mai cất tiếng âm vang đất trời..”. (Đáy hồ có quả chuông vàng - Đinh Quang Tốn). Những câu thơ ấy đƣa ta về với thuở xa xƣa, thuở vị vua anh minh Lý Thái Tổ dong thuyền đi tìm mảnh đất định đô muôn đời. Vua đã gặp rồng vàng bay lên trên mảnh đất Đại La nhƣ là sự mách bảo của trời đất; kể từ đó, nơi đây trở thành mảnh đất đế đô và mang một cái tên huyền thoại: Thăng Long - rồng bay lên. Cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, Thăng Long - Hà Nội tròn ngàn năm tuổi. Cái mốc ngàn năm đƣợc nhắc lại nhiều lần trong thơ, mỗi lần nhắc đến là một lần thêm tự hào về kinh đô yêu dấu: “Dịu dàng sớm mai Hồ Gƣơm khói toả/ Dềnh biếc Tây Hồ/ Thăm thẳm ngàn năm” (Chiều Hà Nội - Cao Quảng Văn), “Hà Nội ẩn mình vào khoảng linh thiêng trầm lặng.../ Đã ngàn năm thƣơng nhớ vẫn vẹn đầy...” (Tự khúc Cửu Long kính gởi sông Hồng - Huỳnh Thúy Kiều). Trong ngàn năm ấy bao triều đại hƣng rồi phế, bao đền đài, cung điện nguy nga chỉ còn là dấu tích. Nhƣng vẫn còn đây hào khí anh hùng của dân tộc “Thời gian hƣng phế những gì/ Còn đây hào khí văn bia trƣớc thềm/ Cấm thành môn/ Điện kính thiên.../ Tầng sâu văn hiến xây nền nƣớc non” (Vái Hoàng Thành - Trần Quang Tiến), vẫn còn đây giếng cổ hoàng thành trong vắt, núi Nùng hoa sƣa trắng tinh, cong cong

trăng cầu Thê Húc, nghiêng nghiêng trời Tháp Bút, Đài Nghiên, nhƣ là những chứng nhân cho những lịch sử hào hùng và chiều sâu văn hiến của Thăng Long - Hà Nội nói riêng và của cả đất nƣớc nói chung.

Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến xứ sở của thơ ca, nhạc họa. Vẫn vang vọng đâu đây những vần thơ tuyệt bút của các bậc tiền nhân: “Đâu đây dấu tích tiền nhân/ Lâu đài nền cũ gieo vần tịch dƣơng” (Một thoáng Tây Hồ - Trần Ngọc Hƣởng). Vẫn còn đây Hà Nội phố trong tranh Bùi Xuân Phái, Hà Nội thu trong âm nhạc Đoàn Chuẩn: “Phố Phái Hàng Cân xiên nghiêng chiều/ Đoàn Chuẩn thu, ghi ta phiêu diêu” (Hà Nội của tôi một thuở - Nguyễn Hiếu). Tiếng dƣơng cầm bồng bềnh trong đêm Hà Nội đã trở thành ấn tƣợng khó phai với bao ngƣời: “Tiếng dƣơng cầm lan xa hƣơng/ Thơm thơm mùi nhớ/ Vƣơng vƣơng dặm tình” (Hương dương cầm - Nguyễn Thanh Lâm).

Hà Nội đẹp nhất có lẽ là lúc vào thu. Mùa thu Hà Nội chƣa bao giờ là đề tài cũ trong thơ và nhạc. Trong thơ đầu thế kỷ XXI, ta dễ dàng bắt gặp những câu thơ miêu tả mùa thu Hà Nội đẹp đến nao lòng: “Thức dậy đi!/ Thức dậy đi!/ Cốm đã xanh sen/ Sâm cầm đã trở về/ Sông Hồng thu bốn bề sóng đỏ/ Những của ô lá nhƣ ném lửa/ Hà Nội thu rồi tƣơi mắt lá răm” (Hà Nội thu rồi khóe mắt lá răm – Hoàng Quý); “Hoa sữa đấy/ thơm riêng lòng Hà Nội/ chỉ mùa thu/ và chỉ một con đƣờng” (Về Hà Nội – Nguyễn Khôi), “Một Hồ Tây ngọc biếc giữa thu vàng/ Trang thơ rộng mở muôn đời bất diệt” (Trăng Hồ Tây - Võ Văn Trực). Hình ảnh thơ mộng nhất, nồng nàn nhất về mùa thu Hà Nội có lẽ là hoa sữa. Ai chẳng biết, hoa sữa đâu chỉ nở cho riêng Hà Nội, nhƣng can cớ gì khi nhắc tới hoa sữa mùa thu là nhắc tới Thủ đô, nhắc tới tình yêu đôi lứa nồng nàn. Không phải một lần, không phải đôi lần mà nhƣ là ngôn ngữ của tình yêu ở nơi mảnh đất này, đã biết bao lần hoa sữa thơm vào thơ, vào nhạc để Hà Nội còn mãi nồng nàn những góc yêu thƣơng: “Hƣơng thơm nhƣ níu lòng ngƣời đi xa./ Mƣời năm trời Hà Nội thức trong tôi có mùi hƣơng hoa Sữa” (Hoa Sữa - Lƣơng Ngọc An), “Hà Nội,/ mùa không mƣa/ Em ơi đừng bối rối/ Chờ hoa sữa thôi rơi/ Anh lót lá em nằm” (Cùng em đi giữa lòng Hà Nội - Nguyễn Kim Huy), “Hoa sữa đấy/ thơm riêng lòng Hà Nội” (Về Hà Nội - Nguyễn Khôi). Hình ảnh hoa sữa cùng với những hình ảnh cây cơm nguội vàng, cây bàng

lá đỏ, đàn sâm cầm vỗ cánh mặt trời, Hồ Tây mênh mang, hƣơng cốm vòng ủ trong lá sen… mãi mãi là những hình ảnh không thể nào quên mỗi khi nhớ về mùa thu Hà Nội.

Hà Nội là trái tim của Tổ quốc, tình yêu Hà Nội là một phần của tình yêu Tổ quốc. Sự nở rộ thơ viết về Hà Nội vào thời điểm thủ đô một nghìn năm tuổi đã chứng tỏ lòng yêu nƣớc, tự hào dân tộc là một tình cảm luôn luôn thƣờng trực trong mỗi ngƣời dân Việt Nam.

Sự trỗi dậy của cảm hứng dân tộc lịch sử trong thơ đầu thế kỷ XXI đã thể hiện trách nhiệm công dân của các nhà thơ trƣớc những vấn đề trọng đại của dân tộc, qua đó chứng minh chủ nghĩa yêu nƣớc luôn là một nội dung lớn xuyên suốt thơ Việt Nam từ xƣa đến nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ việt nam những năm đầu thế kỷ XXI​ (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(188 trang)