Phần 3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.3. Đối tượng vật liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các bệnh nấm hại lá lạc
-Bệnh đốm nâu : Bệnh phát sinh từ khi cây nhỏ phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao, vào giai đoạn sinh trưởng cây lạc bắt đầu có hoa. Vết bệnh hại chủ yếu trên lá, có hình tròn biến động nhiều (từ 1-10mm), có màu nâu vàng, xung quanh có quầng vàng rộng. Trên vết bệnh thường có lớp mốc màu xám đó là cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh. Quan sát dưới kính hiển vi cành bào tử phân sinh đâm thẳng, màu nâu nhạt, thông thường không có vách ngăn, một số ít bắt gặp có 1-2 ngăn. Bào tử phân sinh hình dùi trống, thẳng, có một số vách ngăn ngang.
- Bệnh phát sinh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao tương tự như bệnh đốm nâu, tuy nhiên thời gian xuất hiện muộn hơn so với bệnh đốm nâu (5-7 ngày), vào giai đoạn lạc đã ra hoa rộ. Bệnh đốm đen cũng hại chủ yếu ở phần lá phía dưới trước sau đó mới lan lên các lá phía trên. Vết bệnh thể hiện rõ rệt cả hai mặt lá, có hình tròn biến động từ 1-5 mm, màu đen nâu, xung quang không có hoặc rất ít khi có quầng vàng nhỏ. Mặt dưới vết bệnh có nhiều chấm nhỏ ly ti màu đen (đối với bệnh đốm nâu không có) đó chính là cụm cành bào tử phân sinh. Quan sát dưới kính hiển vi cành bào tử phân sinh đâm thẳng, màu nâu đen, phần lớn không có vách ngăn. Bào tử phân sinh hình trụ một đầu nhỏ, có 3-5 vách ngăn ngang.
- Bệnh gỉ sắt là một bệnh hại lá nguy hiểm và phổ biến ở nhiều nước trồng lạc trên thế giới. Bệnh do nấm Puccinia arachidis gây ra. Bệnh có thể gây thiệt hại
đến 50% năng suất, khi có sự kết hợp gây hại của bệnh đốm đen thì thiệt hại về năng suất có thể lên đến 70%, có khi mất trắng (Kokalis et al., 1997) .
- Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Mặt dưới của lá bị bệnh có nhiều chấm nhỏ lấm tấm, màu vàng cam, nhô lên khỏi mặt lá, mới xuất hiện phân bố không đều về sau phân bố khá đều, quan sát thấy như bụi gỉ sắt. Các vết bệnh về sau to dần tạo ra các ổ nổi (đường kính khoảng 1 mm), tế bào biểu bì nứt vỡ chứa một khối bột nâu đỏ hoặc vàng vạch non, đó là giai đoạn hình thành ổ bào tử hạ. Quan sát trên kính hiển vi bào tử hạ có dạng đơn bào (một tế bào) hình cầu hoặc hình bầu dục, có màu vàng nhạt, có nhiều gai nhỏ trên màng tế bào. đến cuối giai đoạn sinh trưởng của cây lạc trên lá bệnh có xuất hiện một số vết bệnh là những ổ nổi màu đen, đó là giai đoạn hình thành các ổ bào tử đông. Vết bệnh thường dày đặc trên phiến lá là cho lá dễ bị khô cháy. Quan sát trên kính hiển vi, bào tử đông có dạng đa bào (2 tế bào), thon dài, vỏ dày trơn bóng và láng hoặc rất ít có gai, màu nâu sậm, gốc có cuống ngắn màu nâu.
Vật liệu nghiên cứu
− Giống lạc trồng phổ biến trong sản xuất: L14, L18, MD7 Các mẫu bệnh do nấm hại lá lạc trên đồng ruộng vùng Gia Lâm, Hà Nội.
− Môi trường nuôi cấy: PDA, WA, PGA, v.v...
− Hoá chất: Cồn 96%, Agar, đường Glucose, Sarcarose, nước cất. − Thuốc trừ nấm:
STT Tên thương mại Tên hoạt chất Phương thức tác động
1 Vicarben 50 WP Carbendazim Nội hấp
2 Amistar top 325 SC Difenoconazole Azoxystrobin + Nội hấp
3 Topsin M 70 WP Thiophanate- methyl Nội hấp
4 Anvil 5SC Hexaconazole Nội hấp, thấm sâu
−Vật liệu: giấy thấm, màng Polyetylen, giấy Alumilium.
−Dụng cụ thí nghiệm: gồm các trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu: kính hiển vi, kính lúp điện, tủ sấy, buồng cấy, nồi hấp, đèn cồn, đĩa petri, bếp từ, cân điện tử, bình tam giác, lọ thuỷ tinh, v.v...