Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.3. Nội dung, yêu cầu quản lý khai thác công trình thủy lợi
2.1.3.1. Nội dung của công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi
a. Nội dung quản lý nhà nước
Theo Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình Thủy lợi số 32/2011, công tác QLNN về khai thác CTTL được xem xét trên 3 nội dung chính sau:
Phổ biến và thực hiện các văn bản pháp luật, lập quy hoạch, kế hoạch
khai thác CTTL: Ban hành, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về QLKT và bảo vệ CTTL; Xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về
khai thác và bảo vệ CTTL; dựa vào tình hình và đặc điểm cụ thể để xây dựng nhu cầu nước và kế hoạch tưới tiêu, kế hoạch chống úng hạn phù hợp; Quyết định việc điều chỉnh quy hoạch hệ thống CTTL, dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp CTTL và kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp nhà nước khai thác CTTL, tổ chức hợp tác dùng nước; Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thủy lợi trên địa bàn huyện (UBTVQH, 2001).
Xây dựng bộ máy tổ chức QLKT CTTL đồng bộ từ trung ương đến địa
phương, đối với cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp QLKT CTTL để phát huy tối đa vai trò và hiệu quả của bộ máy quản lý đối với công tác QLKT CTTL. Bên cạnh đó cần chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ QLKT, bảo vệ CTTL (UBTVQH, 2001).
- Thực hiện phân cấp quản lý khai thác CTTL
Theo Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình Thủy lợi số 32/2011, phân cấp QLKT CTTL là sự phân công trách nhiệm từ các cơ quan quản lý CTTL Trung ương cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới, ở địa phương. Việc phân cấp quản lý cho các tổ chức quản lý địa phương là cơ sở để thực hiện chuyển giao trách nhiệm quản lý CTTL cho các tổ chức hợp tác dùng nước thực hiện quan điểm, chủ trương của thế giới và trong nước về quản lý CTTL. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy việc phân công, phân cấp QLKT CTTL là cần thiết. Đây là một trong những yêu cầu đảm bảo cho các hệ thống CTTL phát huy hiệu quả đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh và các ngành kinh tế khác đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp (UBTVQH, 2001).
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2008/NĐ-CP quy định về miễn giảm thuỷ lợi phí, quy định miễn thuỷ lợi phí đối với trường hợp sử dụng nước từ CTTL được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước và cả trường hợp CTTL đầu tư bằng nguồn vốn không thuộc ngân sách nhà nước. Chính sách này quy định các tổ chức được ngân sách cấp, sử dụng kinh phí bù miễn thuỷ lợi phí bao gồm cả các công ty khai thác CTTL, các tổ chức sự nghiệp và các tổ chức hợp tác dùng nước. Đây là chính sách thuận lợi cho việc phân cấp QLKT CTTL cho các tổ chức hợp tác dùng nước. Khi thực hiện chính sách miễn giảm thuỷ lợi phí theo Nghị định 115/2009/NĐ-CP của Chính phủ, do được sử dụng kinh phí bù miễn thuỷ lợi phí nên một số địa phương đang có xu hướng
chuyển giao ngược các CTTL nhỏ cho Công ty khai thác CTTL.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác QLKT CTTL:
Thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng, hiện trạng CTTL, đặc biệt là công trình đầu mối, phát hiện, báo cáo và xử lý kịp thời sự cố và nguy cơ xảy ra sự cố; Kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về khai thác, bảo vệ CTTL; Cấp, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ CTTL; Giám sát chặt chẽ chất lượng thi công; tổ chức nghiệm thu, bàn giao CTTL theo đúng yêu cầu (UBTVQH, 2001).
b. Nội dung quản lý có sự tham gia của cộng đồng
Theo Nguyễn Xuân Thịnh (2012), việc tham gia của cộng đồng được thể hiện dưới các hình thức cơ bản là: tham gia, góp ý vào các nội dung như quy hoạch hệ thống thủy lợi, thiết kế, thi công, xây dựng, giám sát công trình, bầu cử thành viên tham gia vào tổ thủy nông, tổ chức dùng nước…; tham gia đóng góp công lao động để xây dựng CTTL; đóng góp kinh phí thông qua thủy lợi phí để quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa công trình thủy lợi: người dân thực hiện chính sách nộp thủy lợi phí cho các tổ chức QLKT CTTL. Tuy nhiên từ năm 2008 trở lại đây, Nhà nước đã thực hiện chính sách miễn thu thủy lợi phí, do vậy người dân chỉ còn phải nộp thủy lợi phí nội đồng.
Sự tham gia QLKT CTTL của người dân ngày càng được tăng cường thông qua việc thực hiện chính sách của Nhà nước về phân cấp, chuyển giao QLKT CTTL cho các tổ chức quản lý thủy nông cơ sở (tổ chức dùng nước...).
c. Nội dung quản lý khai thác công trình thủy lợi
Quy trình khai thác, vận hành CTTL:
Theo Giáo trình Tổ chức sản xuất (2005), tùy theo quy mô của các CTTL, theo diện tích tưới, theo thành phần công trình trong hệ thống thuỷ lợi mà đề ra nguyên lý và quy trình vận hành cho hệ thống thuỷ lợi một cách phù hợp. Tuy nhiên quy trình vận hành của các CTTL cần phải nêu rõ: Đặc điểm, nhiệm vụ, các mực nước và lưu lượng đặc trưng (mực nước thấp nhất, mực nước dâng bình thường, mực nước báo động lũ, mực nước cao nhất và các lưu lượng tương ứng), các biểu đồ quan hệ giữa độ mở cửa van và lưu lượng xả, các thông số thể hiện năng lực của công trình; Chế độ đóng mở cửa van, các điều kiện để tiêu năng tốt nhất ở hạ lưu công trình; Trình tự các bước thao tác, tốc độ đóng mở cửa van, các điều kiện đảm bảo an toàn cho máy móc thiết bị; Phương tiện thông tin và các
phương án xử lý khi có hiện tượng bất thường hoặc sự cố công trình…; Các phương án phòng chống bão lũ cho công trình; Các biện pháp phòng chống bùn cát bồi lấp cửa lấy nước và xói lở hạ lưu công trình, chế độ mở cống xói rửa bùn cát; Các quy định về nghiêm cấm nổ mìn gần công trình, phòng và cứu hỏa. Dựa vào quy trình đã thiết lập để vận hành, khai thác công trình một cách an toàn và hiệu quả nhất (Trường Cao đẳng Vĩnh Long, 2005).
Nội dung QLKT CTTL
Công tác QLKT CTTL được nêu cụ thể trong Giáo trình Quản lý công trình thủy lợi (2005), theo đó công tác này được xem xét trên các nội dung chính sau:
Trong công tác quản lý nước:
- Lập kế hoạch điều hoà phân phối nước, tiêu nước công bằng, hợp lý trong hệ thống CTTL: dựa vào tình hình thực tế, đặc điểm công trình, điều kiện dự báo khí tượng thủy văn, số lượng, chất lượng nước và nhu cầu nước trong hệ thống bộ phận quản lý để xây dựng kế hoạch tưới tiêu hàng năm (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).
- Các cán bộ của các công ty QLKT CTTL tổ chức quan trắc, theo dõi, thu thập các số liệu về khí tượng, thuỷ văn, chất lượng nước, tình hình diễn biến công trình; úng, hạn; tác dụng cải tạo đất và năng suất cây trồng để đưa ra phương án tưới tiêu nước phù hợp (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).
- Lập và tổ chức thực hiện kế hoạch tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu, thoát nước, sử dụng nước; kiểm soát chất lượng nước (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).
- Thực hiện việc điều hòa, phân phối nước của hệ thống thủy lợi, trong trường hợp xảy ra hạn hán, ưu tiên nước cho sinh hoạt (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).
- So sánh diện tích tưới tiêu thực tế và diện tích tưới tiêu thiết kế của hệ thống CTTL, từ đó xây dựng các giải pháp phù hợp để đảm bảo tưới tiêu cho toàn hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh, môi trường và các ngành kinh tế quốc dân khác (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).
- Bảo vệ môi trường, chất lượng nước trong phạm vi bảo vệ CTTL; kiểm tra, kiểm soát việc xả chất thải, nước thải vào công trình thủy lợi (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).
- Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý, phân phối nước trong hệ thống công trình thủy lợi (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).
- Xây dựng kế hoạch chống úng và kế hoạch chống hạn trước vụ Mùa và trước vụ Xuân hàng năm; xây dựng kế hoạch nạo vét, đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống thủy lợi hàng năm. Các cán bộ quản lý CTTL thường xuyên rà soát các công trình cần được đầu tư xây dựng, nạo vét, sửa chữa, nâng cấp hoặc xây mới sau đó lập kế hoạch thực hiện công tác đầu tư, nạo vét, nâng cấp, sửa chữa và xây mới trình cấp trên phê duyệt (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).
- Quản lý, tổ chức thực hiện bảo trì, đầu tư nâng cấp, xây dựng mới, hiện đại hóa, xử lý khắc phục sự cố công trình, máy móc, thiết bị (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).
- Sau khi kế hoạch đầu tư sửa chữa, nạo vét, nâng cấp, xây mới các công trình được phê duyệt và ra quyết định cấp vốn đầu tư, đơn vị được giao tiến hành sửa chữa, nạo vét, bổ sung hoàn thiện hệ thống CTTL. Chủ đầu tư dự án tiến hành tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực và trách nhiệm để thực hiện dự án. Quy trình thực hiện đấu thầu tuân theo quy định của pháp luật. Thời gian thực hiện dự án phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và tiến độ thực hiện (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).
- Theo dõi, cập nhật thường xuyên và dự báo các điều kiện thiên nhiên có thể xảy ra; so sánh so sánh thực tế các điều kiện thiên nhiên, điều kiện làm việc của công trình khác với tài liệu và đồ án thiết kế phải đề xuất kịp thời các biện pháp xử lý, trình cấp trên giải quyết (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).
- Thực hiện các phương án bảo vệ hệ thống thủy lợi. Kiểm tra, theo dõi, kiểm định, đánh giá an toàn công trình, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố và nguy cơ xảy ra sự cố, mất an toàn công trình trong hệ thống CTTL, giám sát chất lượng thi công; tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình, đồng thời thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp công trình, máy móc, thiết bị; bảo vệ và vận hành công trình theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo công trình vận hành an toàn, hiệu quả và sử dụng lâu dài (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).
- Phối hợp thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ hệ thống thủy lợi (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).
- Lập, lưu trữ hồ sơ kỹ thuật về quản lý công trình thủy lợi (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).
Tổ chức và quản lý kinh tế:
quả nguồn vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao nhằm thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ QLKT, bảo vệ CTTL, kinh doanh tổng hợp theo quy định của pháp luật (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).
- Ký kết, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).
- Lập, lưu trữ hồ sơ về quản lý tài sản, tài chính (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).
Ngoài ra cần tổ chức việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ CTTL; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác QLKT và bảo vệ hệ thống thủy lợi. Tổ chức thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ hệ thống thủy lợi. Tổ chức bộ máy tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực thủy lợi (Nguyễn Đức Châu và cs., 2005).
2.1.3.2. Yêu cầu của công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi
Yêu cầu của công tác QLKT CTTL được nêu cụ thể tại Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ CTTL số 32/2001, theo đó, công tác QLKT CTTL cần:
- Quản lý,vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình tưới tiêu nước, cấp nước theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn công trình, phục vụ sản xuất, xã hội, dân sinh kịp thời và hiệu quả (UBTVQH, 2001).
- Thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích tưới tiêu, cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trên cơ sở hợp đồng đặt hàng với cơ quan có thẩm quyền hoặc kế hoạch được giao (UBTVQH, 2001).
- Sử dụng vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý khai thác CTTL (UBTVQH, 2001).
- Tận dụng công trình, máy móc thiết bị, lao động, kỹ thuật, đất đai, cảnh quan và huy động vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác, với điều kiện không ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý khai thác CTTL được giao và tuân theo các quy định của pháp luật (UBTVQH, 2001).