Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Kinh nghiệm về năng lực cạnh tranh sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước
trong nước
2.2.3.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của tập đoàn dệt may Đà Nẵng
Sau năm 2005 hàng dệt may Việt Nam nói chung và hàng dệt may Đà Nẵng nói riêng sẽ phải cạnh tranh gay gắt ở cả 3 thị trường lớn là EU, Nhật Bản, Mỹ và ngay chính tại Việt Nam. Trên tất cả thị trường này Trung Quốc đều dẫn đầu về các mặt hàng và chủng loại. Vì vậy muốn tồn tại không còn con đường nào khác là phải tự cải tiến để vươn lên, phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Dựa trên thực trạng về năng lực cạnh tranh của sản phẩm dệt may Đà Nẵng
- Về giá cả: đây chính là lợi thế của ngành dệt may Đà Nẵng do chi phí về nhân công rẻ hơn so với hai đầu đất nước. Chi phí về tiền lương thấp nhưng năng suất lao động trong ngành lại rất thấp (chỉ bằng 2/3 so với mức bình quân các nước ASEAN), đã làm cho giá thành sản phẩm cao. Chi phí vận chuyển tại Đà Nẵng cao hơn hai đầu đất nước, do sản lượng sản xuất thấp, thời gian chờ đợi để nhận hàng lâu.
- Về chủng loại, mẫu mã sản phẩm: mặc dù có sự cải tiến đáng kể về kiểu dáng, mẫu mã nhưng nhìn chung cơ cấu sản phẩm dệt may còn rất đơn điệu, sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, hàm lượng kỹ thuật chưa cao, chưa có sản phẩm đặc thù để chiếm lĩnh thị trường.
- Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm may cũng mới chỉ dừng lại ở đầu thấp của thị trường, chủ yếu phục vụ cho đối tượng bình dân…
Trước thực trạng đó buộc dệt may Đà Nẵng phải nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình, cụ thể:
Thứ nhất: Doanh nghiệp đã đầu thư cho giai đoạn nghiên cứu để nắm bắt xu hướng thay đổi nhu cầu của thị trường, giai đoạn thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.
Thứ hai: Áp dụng các công nghệ phù hợp, vừa đảm bảo tạo ra các sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí sản xuất thấp. Để đạt được điều này doanh nghiệp đã tập trung vào nội dung cơ bản: liên doanh liên kết với các tổ chức khác nhằm đi tắt đón đầu công nghệ mới. Tập trung đổi mới ở các khâu quyết định như: sản xuất sợi tổng hợp, sản xuất vải chất lượng cao, hóa chất thuốc nhuộm, phụ liệu cho ngành may, thiết kế mẫu cho sản phẩm, chuẩn hóa sản phẩm, đầu tư xử lý môi trường.
Thứ ba: Thương mại điện tử, hệ thống giao hàng tận nơi theo đơn đặt hàng, thiết lập mạng lưới tiêu thụ hiệu quả.
Thứ tư: Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ lao động Phát triển hệ thống đào tạo đa dạng, nâng cao chất lượng đào tạo, tiếp cận những chương trình đào tạo mới nhất từ các nước phát triển.
Có chính sách tiền lương, thưởng khuyến khích nâng cao trình độ, cải tiến kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động, đồng thời thu hút lực lượng cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn.
Thứ năm: Mở rộng thị trường tiêu thụ: doanh nghiệp đã tận dụng các sở thích tiêu dùng của khách hàng thông qua hoạt động chiếm lĩnh các điểm bán hàng tối ưu, giới thiệu sản phẩm để khách hàng dùng thử, đa dạng hóa chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm và chi phí bán hàng, tận dụng hết các phân đoạn thị trường. Doanh nghiệp còn tối đa hóa thị phần cho sản phẩm của mình thông qua hệ thống đại lý, liên doanh, mở chi nhánh, văn phòng đại diện ở những nơi có nhu cầu.
2.2.3.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm giầy dép của công ty Giầy Thượng Đình trên thị trường nội địa
Công ty Giầy Thượng Đình là một thương hiệu lớn của Việt Nam. Công ty đã xây dựng cho mình một chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng Việt. Hiện nay trung bình công ty sản xuất 4-5 triệu đôi/năm đó là một con số tương đối lớn. Một số biện pháp mà Công ty đã sử dụng để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong nước đó là:
Thứ nhất: Đầu tư cho nghiên cứu thị trường
hướng thay đổi nhu cầu của thị trường, giai đoạn thiết kế sản phẩm nhằm tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.
Thứ hai: Áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại
Công ty đã không ngừng đầu tư trang thiết bị máy móc, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Áp dụng các công nghệ phù hợp vì vậy vừa bảo đảm tạo ra các sp có chất lượngđáp ứng nhu cầu của thị trường, vừa có chi phí sản xuất thấp.
Thứ ba: Đa dạng hóa sản phẩm
Công ty coi trọng công tác nghiên cứu và phát triển mẫu mốt hoàn chỉnh hơn nữa. Coi trọng công tác nghiên cứu và phát triển mẫu mốt giầy hợp thời trang phù hợp với như cầu thị trường trong nước.
Thứ tư: Thương mại điện tử, hệ thống giao hàng tại nhà theo đặt hàng online, thiết lập mạng lưới tiêu thụ hiệu quả
Công ty đã tập trung vào khả năng giao hàng linh hoạt, đúng hạn. Đó chính là những cách thức giúp doanh nghiệp phục vụ và giữ khách hàng hiệu quả. hàng linh hoạt, đúng hạn.