Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 70)

7. Ý nghĩa của luận văn

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Một là, công tác tuyên truyền thông tin TTHC đã được thực hiện nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả tới người dân do đó việc công khai TTHC chưa thu hút được sự quan tâm của người dân. Một phần do thói quen của người dân tiếp cận với thông tin TTHC chủ yếu bằng hình thức trực tiếp tới cơ quan để được hướng dẫn, chưa chú trọng việc cập nhật thông tin trên môi trường mạng.

Hai là, một số trang thiết bị đã hư hỏng cần phải sửa chữa, thay mới, một số thiết bị còn thiếu chưa được trang bị kịp thời, “mặc dù Đề án tổ chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại UBND thành phố Thủ Dầu Một theo quyết định số Quyết định số 4168/QĐ- UBND ngày 15/12/2014 đã được UBND tỉnh phê duyệt, tuy nhiên trên thực tế việc triển khai ứng dụng CNTT còn chậm, chưa hoàn chỉnh”. Đây cũng là chia sẻ của cô Lê Thị Thanh Loan, Phó Chánh Văn phòng HĐND- UBND thành phố Thủ Dầu Một về những hạn chế, khó khăn khi thực hiện ứng dụng trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Mặc khác, do Đề án còn đang trong thời gian đầu thực hiện nên còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.

Ba là, một số cán bộ, công chức vẫn giữ thói quen làm việc cũ, chưa tiếp cận với cách làm việc mới nên dẫn tới tình trạng cán bộ, công chức không cập nhật thông tin trên phần mềm quản lý hồ sơ, thông tin trên hồ sơ bị gián đoạn.

Cán bộ, công chức làm việc với khối lượng công việc và áp lực lớn, một ngày cán bộ, công chức làm việc tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tiếp nhận và trả hồ sơ trung bình khoản 100 hồ sơ/ ngày/ lĩnh vực. Vì vậy, thời gian dành cho việc tập huấn sử dụng CNTT không nhiều và bị gián đoạn. Bên cạnh đó phần mềm quản lý hồ sơ hành chính vẫn đang trong quá trình xây dựng và nâng cấp đòi hỏi cán bộ, công chức phải thường xuyên cập nhật thông tin, tiếp cận với công nghệ mới, các chức năng mới của phần mềm.

Bốn là, tình trạng hồ sơ quá hạn còn diễn ra do sự phối hợp giữa các cơ quan trong ứng dụng CNTT chưa đồng bộ, thống nhất. Hiện tại, UBND thành phố đang thực hiện thủ tục liên thông giữa phòng Tài nguyên – Môi trường; Văn phòng HĐND – UBND; Chi nhánh Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất với Chi cục thuế xác định nghĩa vụ tài chính đối với các hồ sơ lĩnh vực đất đai. Tuy nhiên, do Chi cục Thuế đang sử dụng phần mềm tính thuế của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục Thuế cung cấp mà không áp dụng chung phần mềm quản lý hồ sơ hành chính. Tất cả các dữ liệu được cập nhật và liên thông với phần mềm của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai. Vì vậy đòi hỏi UBND thành phố phải dành thời gian

tiến hành kết nối, liên thông phần mềm quản lý hồ sơ hành chính với phần mềm của Chi nhánh văn phòng Đăng ký Đất đai. Việc kết nối thông tin vẫn còn gặp khó khăn dẫn tới tình trạng hồ sơ quá hạn vẫn còn diễn ra.

Tình trạng hồ sơ quá hạn còn do nguyên nhân chưa đáp ứng nhu cầu giải quyết TTHC ngày càng tăng của người dân.

67681 76302 93568 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

S ố lượng hồ sơ t iếp nhâ n (hồ sơ) Năm

Biểu đồ 2.7. Số lượng hồ sơ tiếp nhận qua các năm 2013, năm 2014 và năm 2015

Đơn vị: hồ sơ

Số lượng hồ sơ tiếp nhận (hồ sơ)

(Nguồn: Bảng 2.6 Kết quả giải quyết thủ tục hành chính năm 2013, năm 2014 và năm 2015)

Qua biểu đồ 2.8 số lượng hồ sơ tiếp nhận qua các năm 2013, năm 2014 và năm 2015, có thể thấy số lượng hồ sơ mà UBND thành phố Thủ Dầu Một tiếp nhận tăng qua các năm. Năm 2013, số lượng hồ sơ tiếp nhận là 67.681 hồ sơ, đến năm 2014 số lượng hồ sơ tiếp nhận tăng lên 76.302 hồ sơ, tức là tăng 8.621 hồ sơ. Đến năm 2015, số lượng hồ sơ tiếp tục tăng lên 93.568 hồ sơ, tăng 17.266 hồ sơ, tức là

tăng lên khoảng gấp đôi số lượng hồ sơ tăng của năm trước (cụ thể là năm 2014 với lượng tăng là 8.621 hồ sơ). Như vậy, cùng với sự phát triển ngày càng nhanh chóng, điều kiện đời sống người dân tăng lên dẫn đến nhu cầu cần giải thực hiện các TTHC đáp ứng nhu cầu đời sống của người dân.

Tiểu kết chương 2

Dựa trên cơ sở lý luận của ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông được trình bày tại chương 1, nội dung Chương 2 tiếp tục tập trung nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Thực trạng ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông được thực hiện qua bốn nội dung cơ bản là: xây dựng cơ chế, chính sách và quy định cho ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông; xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT đảm bảo thực hiện ứng dụng bao gồm: công khai TTHC trên trang thông tin điện tử; trang bị các thiết bị CNTT, điện tử và các thiết bị chuyên dụng nhằm hiện đại hóa cơ sở vật chất của Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả phục vụ người dân và doanh nghiệp, áp dụng phần mềm quản lý hồ sơ hành chính, nguồn nhân lực và tài chính cũng như việc cung ứng dịch vụ công trực tuyến tại UBND thành phố Thủ Dầu Một.

Thông qua việc nghiên cứu tình hình thực tế từng nội dung ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá về những ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện ứng dụng CNTT trong quá trình tiếp nhận, giải quyết và trả hồ sơ TTHC tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Nhìn chung, bên cạnh những điểm nổi bật đạt được, thực trạng ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định đòi hỏi đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và khắc phục những hạn chế trong quá trình ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Chương 3

GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp

3.1.1. Căn cứ vào quan điểm, định hướng của Đảng và Nhà nước

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện mạnh mẽ chủ trương ứng dụng CNTT nhằm cải cách hành chính, hiện đại hóa cơ quan chính phủ, xây dựng một Chính phủ hiệu lực, hiệu quả hơn, thực sự của dân, do dân và vì dân, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế - xã hội. Điều này được thể hiện rõ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình về cải cách hành chính của đất nước.

Cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển ứng dụng CNTT, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, kế hoạch, chương trình ứng dụng CNTT trong các CQNN hết sức cụ thể, thiết thực, như: Luật Công nghệ thông tin, Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN; Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của CQNN; Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt dộng của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015, Luật An toàn thông tin và Nghị quyết số 36a/NQ- CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về CPĐT.

Căn cứ đề ra giải pháp ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương dựa trên các quan điểm và định hướng sau:

Nghị quyết 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 nêu rõ các nội dung hiện đại hoá hành chính:

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để đến năm 2020; 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc;

- Bảo đảm dữ liệu điện tử phục vụ các hoạt động trong các cơ quan; hầu hết các giao dịch của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; đa số các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên mạng ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp dựa trên nhiều phương tiện khác nhau;

- Ứng dụng CNTT - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công;

- Công bố danh mục các dịch vụ hành chính công trên mạng thông tin điện tử hành chính;

- Xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức và cá nhân, đáp ứng yêu cầu đơn giản và cải cách TTHC.

Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã nêu rõ "tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xem đây là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho mọi hoạt động của người dân và doanh nghiệp”

Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 01 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trịvề đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế đề ra các mục tiêu gồm:

- Đổi mới, nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin;

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin; Xây dựng hệ thống hạ tầng thông tin quốc gia đồng bộ, hiện đại;

- Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi, thiết thực, có hiệu quả cao; - Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, kinh tế tri thức;

- Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đạt chuẩn quốc tế, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, tiếp thu, làm chủ và sáng tạo công nghệ mới;

- Tăng cường hợp tác quốc tế.

Chính phủ đặt nhiệm vụ trọng tâm tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về công nghệ thông tin trong xã hội, bảo đảm công nghệ thông tin là một trong các nội dung trọng tâm, thường xuyên trong các chương trình truyền thông của các cơ quan thông tin đại chúng các cấp. Đặc biệt, sẽ xây dựng và đưa vào khai thác Hệ thống Cổng thông tin điện tử cơ quan hành chính nhà nước thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến địa phương; Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các cấp chính quyền. [1]

Cũng theo kế hoạch của Chính phủ, sẽ thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các ngành, các lĩnh vực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của cơ quan nhà nước, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, đặc biệt là các ngành kinh tế, kỹ thuật, các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, giao thông, xây dựng, điện, thuế, hải quan, tư pháp.

Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 về việc Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/4/2014 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế, đã chỉ rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Tổ chức nhân rộng mô hình tiêu biểu Chính quyền điện tử”.

Quyết định 1819/QĐ- TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chương trình Chương trình Quốc gia về Ứng dụng CNTT trong hoạt động

của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016- 2020, có nêu rõ “Ứng CNTT hiệu quả, toàn diện tại bộ phận một cửa, cơ chế một cửa liên thông, tăng cường trao đổi, xử lý hồ sơ qua mạng phục vụ người dân và doanh nghiệp”.

Thông báo số 415/TB-VPCP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Văn phòng Chính phủ: Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến về tổng kết và nhân rộng triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại tại UBND cấp huyện" Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần quan tâm chỉ đạo một cách quyết liệt hơn nữa việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại; xây dựng, trang bị cơ sở vật chất; phân công nhiệm vụ, quyền hạn, trợ cấp, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức thực hiện công vụ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại".

3.1.2. Căn cứ vào thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Bên cạnh việc căn cứ theo những quan điểm, định hướng mục tiêu của Đảng và Nhà nước về ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông, các giải pháp của đề tài còn được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn và đánh giá ưu điểm, hạn chế còn tồn tại để đề xuất các giải pháp ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Về ưu điểm

- Chủ động xây dựng và triển khai thực hiện ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông

- Cơ sở vật chất được chú trọng cải tạo và nâng cấp theo hướng ngày càng hiện đại hoá phục vụ người dân tốt hơn theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại

- UBND thành phố luôn tạo điều kiện cho cán bộ, công chức được tham gia đóng góp ý kiến sáng tạo góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông

Về hạn chế của việc ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông bao gồm các nội dung như sau:

- Chưa có văn bản của cơ quan Trung ương quy định chính thức và cụ thể về ứng dụng CNTT trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông

- Cơ sở vật chất được trang bị để ứng dụng CNTT chưa hoàn thiện.

- Việc triển khai áp dụng phần mềm quản lý hồ sơ hành chính bước đầu còn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại UBND thành phố thủ dầu một, tỉnh bình dương (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)