Các dạng văn hoá doanh nghiệp của Quinn và McGrath

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (TS NGUYỄN văn TIẾN ) (Trang 90 - 92)

CHƯƠNG 3 VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

3.3.3. Các dạng văn hoá doanh nghiệp của Quinn và McGrath

Quin và McGrath (1985) phân loại văn hoá doanh nghiệp dựa vào đặc trưng của quá trình trao đổi thông tin trong tổ chức, nó phản ánh chuẩn mực hành vi, niềm

tin, giá trị ưu tiên của họ. Vì vậy, quá trình trao đổi thông tin được coi là tiêu chí đáng tin cậy để phân biệt giữa tập thể và cá nhân.

Quin và McGrath chia văn hoá doanh nghiệp thành 4 dạng: kinh tế hay thị trường (raditional hay market), triết lý hay đặc thù (ideological hay adhocracy), đồng thuận hay phường hội (consensual hay clan) và thứ bậc (hierarchical). Những đặc trưng văn hóa này thể hiện rõ nhất khi xuất hiện sự giao tiếp giữa các cá nhân hoặc tập thể để quyết định một vấn đề gì đó quan trọng (sự kiện, ý tưởng, luật lệ).

Văn hoá kinh tế hay văn hoá thị trường (raditional hay market culture)

Mục tiêu của loại văn hóa này là năng suất và hiệu quả. Trong tổ chức, người quản lý cấp trên đóng vai trò quyết định đến việc duy trì, thực thi văn hoá, quyền lực được ủy thác phụ thuộc vào năng lực của họ. Phong cách lãnh đạo của dạng văn hoá này là chỉ đạo, tập trung hoàn thành mục tiêu, thực thi các quyết định, tinh thần tự giác của người lao động do được khích lệ và đảm bảo bởi những cam kết trong hợp đồng lao động.

Ưu điểm của văn hóa trên thể hiện ở sự hăng hái, chuyên cần và qua sáng kiến của người lao động. Hạn chế là dễ dẫn đến tình trạng chủ quan duy ý chí.

Văn hoá triết lý hay văn hoá đặc thù (ideological hay adhocracy culture)

Thể hiện thông qua những chuẩn mực được ưu tiên trong việc thực hiện một công việc, các quyết định thường mang tính tập thể, người lãnh đạo hay can thiệp và đi tiên phong, sự tự giác của người lao động được củng cố bằng cam kết đối với những giá trị được tổ chức coi trọng. Quyền hạn được giao trên cơ sở uy tín và quyền lực cần thiết cho việc hoàn thành nhiệm vụ.

Ưu điểm của văn hoá triết lý thể hiện ở khả năng thích ứng, tính tự chủ và tinh thần sáng tạo, có tác dụng trong việc hỗ trợ nhiều mục tiêu đồng thời. Hạn chế là sự bất đồng giữa các thành viên.

Xuất hiện ở những tổ chức đề cao tinh thần tập thể, tình đoàn kết và thân ái. Ở dạng văn hoá này, quyền lực có thể được trao cho bất kì thành viên nào của tổ chức, được thực thi chủ yếu dựa vào vị thế phi chính thức. Các quyết định thể hiện sự thống nhất của tập thể, phong cách lãnh đạo chỉ là yếu tố cần tôn trọng và sự ủng hộ, còn người lao động thì tự giác thực hiện.

Ưu điểm của văn hoá này thể hiện ở tình thân ái, tính công bằng, sự kiên trung và bình đẳng. Hạn chế là khó đạt được ở các tổ chức có quy mô lớn.

Văn hoá thứ bậc (hierarchical culture)

Xuất hiện khi tổ chức muốn đảm bảo thực thi quy chế, duy trì tình trạng ổn định và được giám sát chặt chẽ. Quyền hạn được giao dựa trên quy chế, quyền lực được thể hiện ở người có kiến thức rộng, các quyết định được đưa ra sau khi đã phân tích thực tế. Ở dạng văn hoá này, phong cách lãnh đạo thường bảo thủ và thận trọng; còn sự tích cực của người lao động được duy trì qua việc giám sát, kiểm tra.

Ưu điểm của văn hoá thứ bậc thể hiện ở tính quy củ, logic, trật tự và kỷ luật. Hạn chế là gây nên tình trạng nặng nề, căng thẳng.

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (TS NGUYỄN văn TIẾN ) (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w