6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
3.3.2. Những hạn chế
Chính sách nhân sự liên quan đến chu trình bán và thu tiền điện của Công ty chưa hợp lý nhất là phòng Tài chính kế toán và bộ phận kiểm tra giám sát mua bán điện ở các Điện lực trực thuộc. Hiện nay Phòng Tài chính kế toán ở mỗi Điện lực chỉ được định biên hai người và bộ phận Kiểm tra giám sát mua bán điện chỉ có ba nhân viên (kể cả Tổ trưởng), số lượng nhân lực như vậy là quá mỏng so với quy mô ngày càng lớn của đơn vị cũng như
khối lượng công việc, nên việc thực hiện công tác kiểm tra, giám sát tại đơn vị còn hạn chế và lỏng lẻo.
Hiện nay Công ty thường tổ chức các đoàn kiểm tra định kỳ 6 tháng hoặc một năm, tuy nhiên các cuộc kiểm tra này bị hạn chế về mặt thời gian, kiểm tra còn mang tính chất ngẫu nhiên do đó các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chu trình bán và thu tiền điện không được kiểm tra đầy đủ.
Việc vận hành quy trình, quy chế liên quan đến chu trình bán và thu tiền điện ở các Điện lực trực thuộc chưa đạt được mức tuyệt đối, vẫn còn sự
khác biệt trong việc tuân thủ ở các ghi điện viên và thu ngân viên lưu động. Nguyên nhân có thể do khâu tuyển dụng nhân sự chưa được hợp lý, hoặc các quy trình, quy chế ban hành song vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ, hoặc công tác bồi huấn vẫn chưa được quan tâm nhiều. Việc bảo quản tài sản liên quan đến chu trình bán và thu tiền điện cũng chưa được siết chặt mạnh mẽ.
Công ty chưa có bộ phận độc lập kiểm tra việc ghi chỉ số công tơ và nhập chỉ số công tơ ở các Điện lực trực thuộc vì đây là giai đoạn quan trọng nhất trong việc ghi nhận doanh thu tiền điện trong kỳ của đơn vị.
Hiện nay các Điện lực trực thuộc chỉ chú ý đến việc thu đạt, thu đủ nên công tác kiểm soát tiền thu bán điện trong tháng thường lỏng lẻo, ít kiểm tra thời gian nộp tiền đúng quy định nên thường xảy ra việc chiếm dụng vốn trong thời gian ngắn.
Việc phân loại và xử lý nợ khó đòi của Công ty vẫn chưa được chú trọng thực hiện.
Như vậy, nhìn chung công tác Kiểm soát nội bộ chu trình bán và thu tiền điện tại Công ty Điện lực Đà Nẵng đạt được sự hữu hiệu. Bên cạnh những ưu điểm thì vẫn còn những hạn chế cần được tăng cường nhằm đảm bảo công tác Kiểm soát nội bộ chu trình bán và thu tiền điện ngày càng hoàn thiện và thật sự hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 đã trình bày kết quả nghiên cứu định tính về môi trường kiểm soát và đánh giá rủi ro cũng như kết quả nghiên cứu định lượng về sự
tuân thủ của ghi điện viên và thu ngân viên lưu động.
Kết quả nghiên cứu định tính từ việc phỏng vấn Lãnh đạo Công ty và 5
Điện lực cùng với việc phỏng vấn sâu các Tổ trưởng, bộ phận kiểm tra giám sát và phòng Tài chính kế toán đã thấy được tính hữu hiệu của Công ty Điện lực Đà Nẵng qua việc ban hành đầy đủ các quy trình, quy chế, chuẩn mực và các quy trình, chuẩn mực này đang vận hành hữu hiệu ở các Điện lực trực thuộc.
Kết quả nghiên cứu định lượng từ việc khảo sát và phân tích các phiếu trả lời đã thấy được sự tuân thủ quy trình, quy chế, chuẩn mực trong công việc đến công tác giao tiếp với khách hàng của ghi điện viên và thu ngân viên lưu động. Tuy nhiên vẫn còn một số điều cần quan tâm nhiều hơn để ngày càng nâng cao tính hữu hiệu công tác Kiểm soát nội bộ chu trình bán và thu tiền điện tại Công ty Điện lực Đà Nẵng. Chương tiếp theo sẽ đề xuất một vài kiến nghịđể cải thiện những vấn đềđó.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN VÀ THU TIỀN
ĐIỆN TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG 4.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN VÀ THU TIỀN ĐIỆN TẠI CÔNG TY
TNHH MTV ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG
Sự phát triển và đang trên đường hội nhập với kinh tế thế giới của Việt Nam chắc chắn sẽ tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có thị
trường điện năng. Muốn trở thành Công ty kinh doanh điện năng phát triển và mạnh về mọi mặt thì Công ty Điện lực Đà Nẵng nói chung và các Điện lực trực thuộc nói riêng phải mạnh về cơ cấu tổ chức, hệ thống các quy trình, quy chế, chuẩn mực, hệ thống thông tin truyền thông, công tác kiểm tra giám sát… Điều này chỉ có thể thực hiện được khi Công ty tăng cường công tác Kiểm soát nội bộ.
Hiện nay, số lượng khách hàng sử dụng điện của Công ty TNHH MTV
Điện lực Đà Nẵng ngày càng gia tăng qua các năm, vì vậy muốn hoạt động kinh doanh điện năng của Công ty mạnh và đảm bảo không bị thất thoát về
doanh thu thì bản thân Công ty và các Điện lực trực thuộc phải mạnh về tổ
chức, về hệ thống kế toán, về việc tuân thủ hệ thống các quy chế, quy định công tác ghi chỉ số và thu tiền điện,… Điều này chỉ có thể đáp ứng được khi Công ty tăng cường công tác Kiểm soát nội bộ chu trình bán và thu tiền điện. Do vậy, việc tăng cường công tác Kiểm soát nội bộ là yêu cầu cấp bách để
Công ty đạt được mục tiêu tăng trưởng của ngành, đẩy lùi các rủi ro và gian lận, nhất là trong Kiểm soát nội bộ chu trình bán và thu tiền điện là chức năng kinh doanh chính của Công ty.