- Máy xét nghiệm các thông số máu tự động SN195, Nhật Bản; máy cắt lát mô bệnh học Microtome Sartorius Werke (Đức); máy đo điện tâm đồ Cardisuny 501b35H
2.5.5. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý, sinh hóa của các chủng Schizochytrium spp.
Schizochytrium spp. được nuôi lắc ở 250 rpm, trong bình tam giác 250 ml với
môi trường cơ bản M1 được sử dụng làm đối chứng. Trong các thí nghiệm từng yếu tố nghiên cứu được thay đổi lần lượt. Mật độ tế bào ban đầu sử dụng là 1,5 x 106 tế bào/ml. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Sinh khối tảo được thu hoạch ở ngày nuôi cấy thứ 5 để đánh giá sinh trưởng thông qua lượng sinh khối khô tạo thành (g/l).
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ: các chủng nghiên cứu được nuôi ở các nhiệt độ khác nhau: 20, 25, 28, 30 và 37oC.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn: lượng muối biển nhân tạo trong môi trường M1 được thay đổi để đạt đến môi trường có độ mặn là: 0; 7,5; 15,0; 22,5 và 30,0‰.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn cácbon: nguồn cácbon là glucose trong môi trường M1 (công thức đối chứng) được thay thế bằng các nguồn cácbon khác nhau như: saccharose, maltose, glycerol, fructose với cùng nồng độ 3%.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ glucose: nồng độ glucose trong môi trường M1 được thay đổi là: 1,5; 3, 6, 9, 12, 15 và 18%.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguồn nitơ: (NH4)2SO4, CH3COONH4, NH4NO3, NaNO3, phân N-P-K là các nguồn nitơ được nghiên cứu thay thế cho cao nấm men trong môi trường M1. Các nguồn nitơ này được bổ sung với nồng độ 0,2%. Ngoài ra, ở tất cả các công thức, môi trường nuôi đều được bổ sung thêm 0,1% cao nấm men. - Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ cao nấm men: nồng độ cao nấm men trong môi trường được thay đổi là: 0,4; 0,6; 0,8; 1,0; 1,2%.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của pH: pH của môi trường nuôi được điều chỉnh về 4, 5, 6, 7, 8, 9 bằng HCl và NaOH.