Kinh nghiệm quản lý thu BHXH của thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bình định (Trang 48 - 50)

7. Kết cấu luận văn

1.5.2. Kinh nghiệm quản lý thu BHXH của thành phố Hồ Chí Minh

Năm 1995 công tác thu, phát triển đối tượng chỉ có 4.357 đơn vị sử dụng lao động tham gia BHXH cho 354.554 người, cuối năm 2019 đã có 115.000 đơn vị tham gia BHXH, BHYT (tăng hơn 110.000 đơn vị). Số người tham gia tăng nhanh qua các năm, chiếm hơn 52% lực lượng trong độ tuổi lao động tham gia BHXH và đạt độ bao phủ BHYT gần 90% dân số, vượt mục tiêu theo tinh thần Nghị quyết số 21- NQ/TW của Bộ Chính trị và Quyết định số 1167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó BHXH bắt buộc có 2.484.125 người (tăng 2,14 triệu người); BHXH tự nguyện 23.564 người, tham gia BHTN 2.430.113 người, tham gia BHYT 7.541.585 người. Số thu BHXH, BHYT: Năm 1995 thu được 155 tỷ đồng, năm 2019 thu hơn 65.626 tỷ đổng (tăng 420 lần). Số nợ BHXH, BHYT, BHTN giảm dần qua các năm, cuối năm 2019 sau khi trừ số tiền nợ không tính lãi, nợ dưới 1 tháng và nợ khó thu thì tổng số nợ còn lại là 961.124 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,42%.

Để quản lý thu BHXH hiệu quả, BHXH thành phố Hồ Chí Minh đã chú trọng thực hiện các biện pháp sau:

Hàng năm, BHXH thành phố đều xây dựng kế hoạch tuyên truyền triển khai thực hiện tại BHXH thành phố và BHXH 24 quận, huyện. Qua các năm, có nghiên cứu đổi mới nội dung và hình thức cho phù hợp.

BHXH thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị trực thuộc đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, trường học tổ chức giới thiệu, tuyên truyền về luật BHXH, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, NLĐ tham gia. Cơ quan BHXH đã tuyên truyền BHXH với nhiều hình thức sáng tạo như: lồng ghép nội dung trong các hội nghị, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục trên báo, đài; tăng thời lượng phát sóng trên đài truyền thanh các quận, huyện, xã, phường, thị trấn; sử dụng panô, áp phích, khẩu hiệu ở các nơi công cộng……

- Quản lý, phát triển đối tượng tham gia BHXH:

Tích cực triển khai rà soát, đối chiếu dữ liệu do cơ quan Thuế cung cấp để xác định số người thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, hàng ngày, tuần trực tiếp đến đơn vị khai thác đối tượng. Tổ chức vận động, hướng dẫn, nhắc nhở các doanh nghiệp làm thủ tục đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ theo hướng tạo mọi điều kiện thuận tiện, công khai hồ sơ thủ tục tham gia BHXH bắt buộc. Đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho viên chức hàng ngày, hàng tuần bám sát đơn vị sử dụng lao động, cơ quan tài chính, cơ quan Lao động Thương binh và Xã hội chuyển tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN kịp thời.

Riêng về phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHXH thành phố đã giao số chỉ tiêu cụ thể hàng tuần, tháng đối với phát triển người tham gia BHXH tự nguyện cho từng đại lý thu.

- Các biện pháp hạn chế nợ đọng:

Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm được BHXH thành phố Hồ Chí Minh tập trung đẩy mạnh; Tổ chức kiểm tra đột xuất các cơ sở khám chữa bệnh có gia tăng chi phí bất thường; Phối hợp với cơ quan chức năng đề nghị xử lý hình sự đối với các đơn vị có dấu hiệu vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bình định (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)