Kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng trồng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (Trang 61 - 65)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.4. Kỹ thuật trồng, chăm sóc rừng trồng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao

3.1.4.1. Kỹ thuật trồng

Kỹ thuật trồng rừng rất quan trọng đối sinh trưởng của rừng. Trồng rừng đúng kỹ thuật thì rừng sinh trưởng tốt, năng suất cao, ngược lại trồng rừng không đúng kỹ thuật thì năng suất rừng giảm, hiệu quả thấp.

Qua khảo sát ở các điểm nghiên cứu, nhiều người dân trồng rừng Keo lai đúng kỹ thuật, trồng đúng thời vụ, chăm sóc và bảo vệ rừng tốt đúng quy trình kỹ thuật. Bên cạnh đó một số ít người dân trồng rừng chưa đúng kỹ thuật, kỹ thuật chỉ là tương đối như đào hố chưa đúng tiêu chuẩn, mật độ thường cao hơn quy định, xử lý thực bì còn qua loa…

Kỹ thuật trồng thường được tiến hành từng bước như sau:

* X lý thc bì

Trong thực tế, các trạng thái thực bì nơi trồng rừng khá đa dạng và phức tạp như: trảng cỏ, cây bụi thảm tươi thấp dưới 2m, cây bụi thảm tươi cao

hơn 2m, nương rẫy bỏ hóa, hoàn cảnh đất sau khai thác trắng, rừng thứ sinh nghèo kiệt... Mỗi trạng thái hoàn cảnh này đều có những đặc trưng riêng biệt về số lượng và mức độ thực bì phân bố trên đó. Vì vậy, ứng với mỗi trạng thái hoàn cảnh trên phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý thực bì khác nhau. Bên cạnh đó, phương thức và các biện pháp kỹ thuật xử lý thực bì còn phụ thuộc vào đặc điểm đất đai, địa hình trồng rừng và phương thức trồng. Keo lai ở các điểm nghiên cứu được trồng rừng thuần loài và ở các địa hình khác nhau nên xử lý thực bì khác nhau, tùy thuộc vào độ dốc, địa hình của nơi trồng rừng mà xử lý thực bì, có thể giữ nguyên, làm sạch một phần thực bì hoặc xử lý thực bì toàn diện trước khi trồng.

Xử lý thực bì toàn diện: Là phương thức áp dụng các biện pháp kỹ thuật phát dọn thực bì toàn bộ trên diện tích thiết kế trồng rừng. Phương thức này chỉ thực hiện ở những nơi có độ dốc <100 và trồng tập trung rừng với mục đích thâm canh. Thực bì sau khi phát để khô rồi đốt hoặc lấy ra khỏi nơi trồng. Khi phát dọn thực bì thường phát từ chân dốc phát lên, chặt toàn bộ cây gỗ, cây bụi và cỏ trên mặt đất, sau đó để khô toàn bộ những cây bụi, cành, lá và đốt có kiểm soát tránh làm cháy rừng. Đối với những nơi còn nhiều gốc cây nằm ở trong đất, cần phải sử dụng thiết bị máy móc để lấy ra khỏi rừng. Toàn bộ việc xử lý thực bì phải thực hiện trong mùa khô và hoàn thành trước mùa trồng rừng 1 – 1,5 tháng

Xử lý thực bì cục bộ: Là phương thức áp dụng các biện pháp kỹ thuật xử lý thực bì theo từng đám, từng băng để trồng rừng Keo lai. Phương thức này thường áp dụng trong trồng rừng ở những nơi có độ dốc cao trên 100, đặc biệt là trên 150. Kỹ thuật chủ yếu là phát dọn toàn bộ cây bụi thảm tươi trong phạm vi nhất định nào đó. Ở địa điểm điều tra, tùy theo địa hình của từng tỉnh, người dân trồng rừng Keo lai phát dọn thực bì khác nhau. Tại khu vực nghiên cứu một số vị trí có độ dốc 10-200, người dân làm sạch thực bì một phần xung quanh hố trồng cây với đường kính 1-2m. Một số khu vực có độ dốc 5-70 đều xử lý bằng cách làm sạch toàn bộ thực bì.

* Thi v trng rng

Thời vụ trồng rừng tác động trực tiếp đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng, nếu trồng đúng thời vụ thì rừng sinh trưởng tốt. Thời vụ trồng rừng ở các vùng sinh thái của nước ta khác nhau, thường được trồng vào đầu mùa mưa.

Thời vụ trồng rừng ở vùng Đông Bắc được xác định là 2 vụ chính, đó là Xuân - Hè và vụ Hè - Thu. Qua khảo sát, Tại huyện Bảo Lạc tỉnh Cao bằng người dân trồng rừng vào vụ Xuân – Hè (vào tháng 3 - 4 trong năm). Thời gian này là mùa mưa thuận lợi cho sinh trưởng của rừng mới trồng.

* K thut trng

Ở địa bàn khảo sát, các chủ rừng thường trồng Keo lai với mật độ 1660 cây/ha (3m x 2m), ở một số khu vực người dân trồng rừng với mật độ thường cao hơn như trồng rừng Keo lai hạt và các giống Keo lai khác với mật độ cao hơn khoảng 1800 - 2000 cây/ha. Trước khi trồng rừng, người dân đào hố trồng, thường thì người dân đào hố trồng với kích cỡ quy định của kỹ thuật là 30cm x 30cm x 30cm. Tuy nhiên, một số khu vực người dân trồng rừng bằng Keo lai hạt cuốc hố không đúng quy định, thường nhỏ hơn kích cỡ quy định đặc biệt là nơi địa hình khó khăn đồi núi dốc, đất cứng kèm sỏi đá nhiều, người dân đào hố trồng với kích cỡ bé hơn quy định thường là 20cm x 20cm x 20cm. Trước khi trồng đất trong hố được trộn đều và lấp bổ sung cho đầy, các cây giống được rạch bầu, đặt cây con vào giữa hố, để mặt bầu thấp hơn miệng hố 34cm, giữ cây thẳng đứng sau đó lấp đất, dùng tay ấn chặt lớp đất mặt vào gốc cây. Thường thì người dân trồng rừng Keo lai có bón phân NPK (0,1 – 0,3kg/gốc cây). Do khu vực và địa hình khác nhau nên Keo lai sinh trưởng và cho năng suất cũng khác nhau.

3.1.4.2. Kỹ thuật chăm sóc rừng trồng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

tiến hành chăm sóc cây trồng mỗi năm 2 lần vào đầu mùa mưa và đầu mùa khô. Nội dung chăm sóc là dãy cỏ và xới đất quanh hố.

Ở địa bàn nghiên cứu, phần lớn người dân trồng rừng và chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật. Cũng có những hộ dân trồng rừng và chăm sóc chưa đúng kỹ thuật, kỹ thuật chăm sóc cụ thể ở các điểm nghiên cứu như sau:

Chăm sóc năm thứ nhất: Người dân trồng rừng tiến hành cuốc xới thực bì và cỏ dại xâm lấn xung quanh gốc với đường kính 0,6 - 0,8m, xăm sâu 5 - 10cm, cách gốc 20 - 25cm tạo độ thông thoáng cho bộ rễ giúp cây sinh trưởng phát triển tốt. Chuẩn bị cây trồng dặm để trồng dặm vào các cây bị chết, lượng cây chuẩn bị phụ thuộc vào tỷ lệ sống của cây trồng chính.

Các lần chăm sóc các năm tiếp theo thực hiện như sau: Cuốc xới thực bì xung quanh gốc, xăm sâu 8 - 10cm chiếu theo đường kính tán trở ra, vun vào gốc với đường kính rộng 0,8 - 1m.

3.1.4.3. Quản lý và bảo vệ rừng trồng tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng

Sau khi trồng rừng khâu quản lý bảo vệ cũng rất quan trọng quyết định đến sự thành rừng hay không thành rừng. Người dân tích cực bảo vệ rừng trồng, thường xuyên đi thăm rừng, kiểm tra rừng để phát hiện ra các tác nhân sâu bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Nếu có sự xuất hiện sâu bệnh trên diện rộng không thể xử lý được thì cần báo cho cơ quan chuyên môn để xữ lý kịp thời tránh gây thiệt hại nghiêm trọng đến rừng trồng.

Tại địa bàn nghiên cứu người dân đều khá tích cực chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng thường xuyên, hàng ngày họ tuần tra bảo vệ rừng trồng và có những biện pháp tích cực phòng chống cháy rừng như mua sắm thiết bị phòng chống cháy rừng, khi trồng họ cũng thiết kế chia rừng thành các lô nhỏ khoảng 5 ha, tạo các đường ranh cản lửa, chú ý phát hiện các tác nhân gây cháy rừng để có biện pháp ngăn chặn, như:

+ Ngăn chặn người vào rừng đốt ong, tham quan du lịch tổ chức nấu nướng ở trong rừng.

+ Cấm người vào chặt phá và bẻ cây rừng.

+ Thường xuyên tuần tra canh gác nhằm phát hiện các tác nhân phá hoại rừng để ngăn chặn kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả một số mô hình trồng rừng tại huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)