Tình hình DH Toán và vấn đề bồi dưỡng NL mô hình hóa toán học cho

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực mô hình Toán học cho học sinh thông qua dạy học vận dụng đạo hàm giải các bài toán thực tế (Trang 27 - 30)

HÓA TOÁN HỌC CHO HỌC SINH THPT

Các kết quả nghiên cứu trên thế giới cũng như ở Việt Nam cho thấy: Trên thế giới vấn đề phát triển NL mô hình hóa toán học cho HS trong môn Toán đã được quan tâm nghiên cứu từ lâu. Không chỉ xây dựng lý luận mà còn đề xuất những giải pháp dạy và học môn Toán nhằm vào mục tiêu gắn môn toán với thực tiễn ứng dụng toán học. Điều đó chắc chắn gắn liền với việc bồi dưỡng NL mô hình hóa toán học cho HS.

Thúc Trình, Hoàng Tụy, Trần Kiều, Nguyễn Bá Kim, Vũ Quốc Chung, Nguyễn Tùng Lâm, ... đã đề cập đến thực trạng DH Toán ở trường phổ thông còn có những hạn chế, bất cập nhất định, trong đó nổi bật là việc dạy học Toán ít gắn bó với thực tiễn. Cụ thể là:

Giáo dục toán học trung học cần tập trung vào làm đúng vai trò tạo điều kiện cho HS có đủ vốn kiến thức và NL vận dụng môn Toán vào học nghề và lao động.

Quan điểm hoạt động hóa người học của các nhà khoa học giáo dục và các nhà sư phạm thể hiện trong sách giáo khoa không được các giáo viên đứng lớp thực hiện một cách nghiêm túc. Nhiều giáo viên thực hiện chỉ dẫn của sách giáo khoa về tổ chức các hoạt động cho học sinh một cách miễn cưỡng. Tình trạng “thầy đọc trò chép” ở một số nơi còn tái diễn, các hoạt động ngoài trời còn chưa được chú trọng. Theo tác giả Trần Kiều: “Thực tế

dạy học đang chỉ ra đây là một trong những thiếu sót quan trọng nhất của giáo dục phổ thông nước ta”. Và thực trạng đó vẫn còn tồn tại cho đến tận

bây giờ. Giáo viên mới chỉ dạy cho học sinh những gì có trong sách giáo khoa mà không có cơ hội quan sát và tự thao tác các hoạt động, nhất là các hoạt động phản ánh quy trình vận dụng tri thức toán học vào đời sống thực tiễn. Mạch toán ứng dụng trong sách giáo khoa được thiết kế một cách có hệ thống nhằm trang bị cho người học các tri thức đạo hàm có nhiều ứng dụng trong thực tế.

Tư tưởng của sách giáo khoa có nhiều hướng tăng cường vận dụng vào thực tiễn; tuy nhiên các bài toán có nội dung chưa nhiều dẫn đến học sinh ít có cơ hội được bồi dưỡng năng lực mô hình hóa các bài toán thực tiễn. chúng ta chủ trương tránh tình trạng “quá tải” trong nội dung lý thuyết của chương trình nhằm cho học sinh có điều kiện rèn luyện một số năng lực quan trọng khác.

Trong thực tế dạy và học môn Toán ở THPT hiện nay, việc tăng cường liên hệ với thực tiễn trong quá trình dạy học toán ở trường trung học hầu như các giáo viên chưa quan tâm. Các lí lẽ mà giáo viên đưa ra là không đủ thời gian, do nhận thức của học sinh,... Vì thế mà việc xây dựng mô hình các bài toán thực tiễn càng khó khăn.

Với các vấn đề đã trình bày ở trên, chúng tôi có thể đánh giá một cách tổng quan rằng: việc vận dụng toán học vào đời sống thực tiễn trong dạy học ở các trường Trung học đã khó, việc xây dựng mô hình cho các bài toán thực tiễn đó lại càng khó hơn. Đặc biệt là việc bồi dưỡng năng lực mô hình hóa các bài toán thực tiễn cho học sinh còn có nhiều rào cản, cụ thể là:

- Học sinh chưa có hứng thú với hoạt động mô hình hóa các bài toán thực tiễn. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là trình độ toán học của các em còn hạn chế, những tình huống trong dạy học chưa thực sự hấp dẫn.

- Học sinh chưa có kĩ năng khi đối mặt với các tình huống trong cuộc sống các em cần có mong muốn tự đặt ra các bài toán cho chính mình.

- Học sinh chưa có những hiểu biết nhất định về thế giới mà họ đang chung sống, nhất là những mối quan hệ định tính của sự vật và hiện tượng; khó khăn trong việc dùng ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ toán học để chuyển tình huống thực tiễn về dạng toán học. Từ đó xây dựng được mô hình của các bài toán thực tiễn đó.

Giáo viên chưa có kế hoạch cụ thể về việc bồi dưỡng năng lực mô hình hóa toán học các bài toán thực tiễn cho học sinh; cụ thể là chưa xác định được nội dung cũng như cách thức phù hợp để bồi dưỡng năng lực cho người học thông qua dạy học toán.

Từ những kết quả đã có cùng với việc quan sát, tìm hiểu thực tiễn dạy và học Toán ở trường THPT, chúng tôi thấy:

dưỡng NL mô hình hóa toán học cho HS. Vẫn có tình trạng GV thiếu hiểu biết và kinh nghiệm khi muốn thực hiện mục tiêu này. Mặt khác cũng còn do nguyên nhân thuộc về nội dung SGK, khung chương trình và thời gian thực hiện, vốn tri thức (môn Toán, môn học khác, hiểu biết thực tế), kỹ năng toán học và cả phương pháp học Toán của HS ...

Điều đó cho thấy: Cần có những biện pháp giúp cho GV và HS thực hiện mục tiêu hình thành phát triển NL mô hình hóa toán học trong dạy và học môn Toán ở trường phổ thông.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Bồi dưỡng năng lực mô hình Toán học cho học sinh thông qua dạy học vận dụng đạo hàm giải các bài toán thực tế (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)