Y 2.3.3 Ngôn ngữ
3.1.2. Giải pháp đổi mới nội dung và phương thức truyền tải, nâng cao hiệu quả
hiệu quả của báo điện tử trong việc truyển tải thông điệp về văn hóa đọc
Đối tượng tiếp nhận thông tin, thông điệp về văn hóa đọc trên báo điện tử hiện nay khá đa dạng về trình độ, lứa tuổi, giới tính, hoàn cảnh, nghề nghiệp.... ; đặc biệt là với sự phát triển ồ ạt của công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện, nhu cầu thụ hưởng thông tin báo chí của nhóm công chúng cũng thay đổi. Dù khác nhau ở nhiều điểm, bạn đọc của các loại hình báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng đều có cùng yêu cầu về một nguồn tin chính xác, cập nhập, đa dạng và liên tục. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu của độc giả, các tờ báo điện tử cần đáp ứng được nhu cầu của độc giả bằng việc đổi mới mình trên các phương diện như sau:
Về nội dung
Cần tăng cường nhóm bài viết tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc. Tăng cường những bài bình luận, phân tích định hướng các vấn đề dư luận quan tâm về văn hoá đọc. Tăng cường những bài viết phê bình, thẩm định tác phẩm để giới thiệu tới công chúng một cách khách quan nhất bên cạnh những loạt bài mang tính PR hay thông tin sự kiện văn hóa đọc.
Triển khai những bài viết dưới nhiều hình thức khác nhau, với ngôn ngữ đơn giản dễ hiểu cho các đối tượng bạn đọc khác nhau, nhấn mạnh đến giá trị vai trò của việc đọc sách, những tấm gương phát triển văn hóa đọc và những hậu quả của việc văn hóa đọc kém phát triển.
Để có được những bài báo hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc, ngoài việc am hiểu, tìm tòi về chủ đề này, người viết cũng cần được tạo điều kiện lấy các nguồn tin phục vụ đề tài từ các cơ quan chức năng, các đơn vị quản lý, cũng như tham vấn ý kiến của các nhà lãnh đạo, chuyên gia thuộc lĩnh vực này, nhằm đảm bảo các dự báo là chính xác và phù hợp với xu hướng phát triển.
Để thông điệp về văn hóa đọc thực sự hiệu quả và hấp dẫn đối với độc giả, nên làm mới nội dung thông tin, thông điệp sao cho phù hợp với từng đối tượng. Thông tin, thông điệp về văn hóa đọc cần được thực hiện theo các chủ đề, chủ điểm, thực hiện liên tục trong thời gian xuyên suốt. Các báo viết về văn hóa đọc nên tham vấn, lấy ý kiến của nhiều thành phần bạn đọc trong xã hội hơn nữa. Nắm bắt được đa dạng, chính xác tâm tư nguyện vọng của quần chúng, cũng có thể giúp nhà báo xác định được mục tiêu, lựa chọn đề tài nhằm tuyên truyền hợp lý, đáp ứng đúng và đủ điều mà bạn đọc cần mà chưa thể tìm hiểu.
Về hình thức
Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục thường xuyên và cố định để công chúng tiện theo dõi.
Đổi mới thể loại, ngôn ngữ theo phương thức hiện đại hóa thông tin. Cần tăng cường các thể loại như phóng sự, bình luận phân tích, phỏng vấn người có thẩm quyền trong ngành văn hóa, xuất bản để tăng độ tin cậy của vấn đề.
Ngôn ngữ phi văn tự (đồ họa, hình ảnh, bảng - biểu đồ....) cần được sử dụng triệt để trong các trường hợp cần thiết nhất. Những bài viết phi văn tự nhiều khi có khả năng truyền đạt thông tin, thông điệp và tạo cảm xúc cho người đọc nhanh hơn cả câu chữ. Bên cạnh đó, tít và sapo ngắn gọn, ấn tượng, nêu được thông tin, thông điệp cốt lõi cũng như là vấn đề quan trọng hàng đầu của báo chí hiện đại, nhưng không theo định hướng giật gân, câu khách, chạy theo mục đích thương mại của một số báo “lá cải”. Từ ngữ ngắn gọn chính xác, Phân chia tin bài thành các đoạn ngắn, rõ
ràng. Việc phân đoạn hợp lý theo các ý chính sẽ giúp người đọc dễ tiếp nhận thông tin và dễ nhớ về thông tin đó
Tính nhanh nhạy và sự cạnh tranh thông tin
Sự phát triển mạnh mẽ của internet và mạng xã hội đã đặt báo chí trong thế cạnh tranh gay gắt. Các luồng thông tin tiêu cực cũng như tích cực đều được cập nhập rất đa dạng và phong phú. Thực tế này đã đặt ra yêu cầu đối với người làm công tác thông tin về văn hóa đọc phải tự hoàn thiện bản thân để đảm bảo được tính nhanh nhạy, vừa đảm bảo được tính cạnh tranh thông tin, nhưng lại vừa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình và đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin, mang lại lợi ích của độc giả.