Phát huy ưu thế của công nghệ hiện đại hóa ngân hàng đang được thực

Một phần của tài liệu 1440 đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ NH tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 99)

thực hiện tại chi nhánh để phát triển các dịch vụ mới

Sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng phụ thuộc rất lớn vào công nghệ thông tin hay là phần mềm ứng dụng. Một ngân hàng có nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, có thương hiệu, kết hợp với các sản phẩm dịch vụ đa năng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng sẽ mang lại sự phát triển bền vững cho Ngân hàng đó. Bởi vậy, chi nhánh Agribank tỉnh Nghệ An cần tập trung thực hiện giải pháp này theo hướng như sau:

- Tiếp tục hoàn thiện phần mềm ứng dụng hiện tại (IPCAS2), bao gồm: các chương trình khai thác và xử lý thông tin khách hàng, ứng dụng quản lý sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển hệ thống kết nối trực tuyến giữa khách hàng và ngân hàng.

- Hoàn thiện chương trình phân loại nợ tự động. Vì thông qua chương trình này sẽ đánh giá được chất lượng tín dụng của chi nhánh tốt hay xấu. Từ đó cảnh báo chi chi nhánh thấy được tình hình chất lượng các khoản vay để chi nhánh có biện pháp quản lý và giảm thiểu những khoản vay có nguy cơ rủi ro cao, nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

- Tiếp tục hoàn thiện chương trình phân tích đánh giá, xếp loại từng khách hàng căn cứ theo tiêu chí thực tế mà mỗi khách hàng đã và đang giao dịch tại chi nhánh của Agribank Việt Nam trong toàn quốc như: các giao dịch về tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, tín dụng, cũng như lịch sử giao dịch (trả lãi, trả gốc tiền vay có đúng hạn hay quá hạn, quá hạn bao nhiêu ngày...); căn cứ vào đó chương trình có thể đưa ra đánh giá, cảnh báo chung cho cán bộ chi nhánh biết được đối tượng khách hàng mà mình giao dịch thuộc loại khách hàng tốt hay xấu, từ đó có biện pháp tiếp cận, trả lời khách hàng có nên đầu tư tín dụng được hay không, cũng như xử lý từng tình huống cụ thể. Là vì, hiện nay việc đầu tư tín dụng của các cán bộ mới tại các phòng giao dịch, chi nhánh loại 3 của Agribank tỉnh Nghệ An chủ yếu thông qua kinh nghiệm truyền lại của cán bộ tín dụng phụ trách trước đây, của các tổ trưởng tổ vay vốn nên việc chủ động trong việc phân tích, kiểm tra, đánh giá mỗi khách hàng của cán bộ tín dụng mới vẫn còn bị động, nhiều lúc lại cho vay đúng đối tượng khách hàng đã quá hạn lâu ngày từ trước đây. Vì vậy, việc bổ sung chương trình phân tích, đánh giá, xếp loại chi tiết từng khách hàng căn cứ vào các tiêu chí giao dịch của mỗi khách hàng tại các chi nhánh trên toàn quốc là rất cần thiết, nhằm chia sẻ thông tin, cũng như giảm thiểu rủi ro, tổn thất do khách hàng gây ra cho chi nhánh Agribank tỉnh Nghệ An nói riêng và hệ thống Agribank trên toàn quốc nói chung.

- Tiếp tục hoàn thiện chương trình hỗ trợ báo cáo thống kê. Cho đến nay chương trình chưa thể cung cấp hết tất cả các dịch vụ tiện ích nhằm hỗ trợ

cho chi nhánh làm công tác thống kê được nhanh chóng, chính xác, kịp thời; nên thời gian cũng như con người phục vụ cho công tác này chiếm rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến năng suất lao động và hoạt động kinh doanh của chi nhánh, cũng như là chiến lược phát triển của chi nhánh.

Trên cơ sở nền tảng công nghệ mới của Agribank Việt Nam, chi nhánh cần đảm bảo duy trì các hoạt động hệ thống, thiết bị ứng dụng hoạt động ổn định. Từng bước khai thác các chương trình ứng dụng hiện có theo chỉ đạo của Agribank Việt Nam và viết các chương trình tại chi nhánh nhằm tin học hóa tác nghiệp của cán bộ, nâng cao năng suất lao động, đáp ứng yêu cầu triển khai, phát triển sản phẩm dịch vụ. Thường xuyên có kế hoạch nâng cấp đường truyền đảm bảo cho việc giao dịch diễn ra trôi chảy, thông suốt nhằm giải phóng khách hàng nhanh chóng. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị tin học đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về ứng dụng công nghệ và giao dịch với khách hàng. Phòng điện toán làm đầu mối tiếp nhận các chương trình công nghệ mới để triển khai nghiệp vụ cho các chi nhánh, đồng thời hổ trợ giúp đỡ các chi nhánh, phòng giao dịch trong việc triển khai các ứng dụng một cách có hiệu quả, khắc phục kịp thời các sự cố xảy ra. Các chi nhánh loại 3 phải có cán bộ bán chuyên trách về công tác tin học để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh về công nghệ thông tin khi chưa có sự hộ trợ của phòng điện toán. Duy trì công tác an ninh, b ảo mật thông tin và phòng chống cháy nổ để đảm bảo hệ thống vận hành trôi chảy, an toàn, chính xác.

Số lượng khách hàng tiềm năng là rất lớn, nhiều thị trường bị bỏ ngỏ, một số sản phẩm dịch vụ của chi nhánh hiện đã và đang cung cấp có tính tiện ích cao, khả năng phát triển mạnh mẽ nhưng chưa được khai thác hết mức như: dịch vụ chuyển lương của cán bộ công nhân viên chức làm việc tại các Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân huyện, Thị trấn, Thành phố; giáo viên THPT,.. Mà đa phần các cơ quan, đơn vị này có mặt hầu hết tại các trung tâm

của huyện, của xã, thị tràn,... nơi mà hầu hết đều có các chi nhánh loại 3, phòng giao dịch của chi nhánh Agribank Nghệ An, nên việc tiếp cận các khách hàng này nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng là điều rất dễ dàng. Do đó việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại là một yêu tố quan trọng để nâng cao được vị thế cũng như thị phần của chi nhánh trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Trong đó, nên đầu tư vào các máy ATM, các điểm chấp nhận thẻ POS tại các chi nhánh trong toàn tỉnh và các trung tâm thương mại lớn, khu công nghiệp, khu vực đông dân cư, các trường đại học, cao đẳng,..có như vậy thì chi nhánh mới có thể phát triển được các sản phẩm dịch vụ đi kèm như thẻ ATM, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ Vntopup, thông báo số dư, vấn tin giao dịch, chuyển khoản, mua hàng trực tuyến Vnmart thông qua điện thoại di động. Đây sẽ là dịch vụ mang lại lợi nhuận không nhỏ mặc dù trị giá giao dịch không lớn nhưng với số lượng khách hàng lớn sẽ mang lại uy tín, thị phần và đặc biệt là nâng cao tính chuyên nghiệp trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1440 đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ NH tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh nghệ an luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w