Những hạn chế khi thựchiện quản lý và kiểm soát camkếtchi ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước thanh ba tỉnh phú thọ (Trang 78 - 82)

Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước Thanh Ba

Hạn chế về cơ chế phối hợp thực hiện 2.3.2.1

Việc phối hợp giữa KBNN và cơ quan Tài chính trong quá trình nhập số liệu dự toán, trong đó có dự toán chi đầu tư còn chưa đồng bộ, dẫn đến việc sai lệch trong nhập các đoạn mã giữa 2 cơ quan, hoặc nhập không kịp thời nên KBNN không có số liệu dự toán để thực hiện kiểm soát camkết. Bên cạnh đó, trách nhiệm nhập dự toán ngân sách (kể cả kế hoạch vốn) vào hệ thống TABMIS được giao cho nhiều cấp, nhiều cơ quan như cơ quan Tài chính các cấp, các bộ ngành…nên cách thức nhập đôi lúc còn phụ thuộc vào tình hình tồn quỹ ngân sách của địa phương và vẫn chưa có quy định ràng buộc cụ thể thời hạn chậm nhất phải hoàn thành việc nhập dự toán vào TABMIS.Những điều này đồng nghĩa với việc cắt vụn việc thực hiện CKC, làm mất tác dụng của CKC. Trong trường hợp này, việc các đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS), chủ đầu tư ( BQLDA) có chấp hành quy định thời hạn 10 ngày làm việc gửi hợp đồng và đề nghị CKC, cũng trở nên vô tác dụng và cũng gây ra hạn chế vì trên hệ thống TABMIS không có số dư dự toán để KBNN thực hiện CKC.

-Việc chấp hành thời hạn gửi hợp đồng và cam kếtchi là sự phối hợp của các đơn vị SDNS trong việc thực hiện CKC theo Thông tư số 113/2008/TT-BTC và Thông tư số 40/2016/TT-BTC ngày 01/3/2016 của Bộ Tài chính quy định thời gian gửi chấp thuận cam kết chi: Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ có giá trị hợp đồng từ mức 200 triệu đồng trở lên với các khoản chi thường xuyên và từ 1.000 triệu đồng với các khoản chi đầu tư XDCB, đơn vị SDNS, chủ đầu tư (BQLDA) phải gửi hợp đồng kèm theo đề nghị CKC

mới chuyển hồ sơ chứng từ, kèm theo hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và đề nghị CKC đến KBNN để làm thủ tục hoặc trong thực tế điều hành ngân sách Nhà nước ở huyện Thanh Ba thì vẫn còn tồn tại tình trạng một số công trình, các hạng mục công trình hay một số công việc được tiến hành ký kết hợp đồng để thực hiện rồi sau đó mới được giao dự toán hay giao kế hoạch vốn. Trong trường hợp này việc chấp hành các quy định về thời hạn gửi cam kết chi thường gặp phải một số các phản ứng, rồi lý giải nguyên nhân gây khó khăn cho việc xử lý của KBNN.Điều này đã làm mất vai trò, vị trí của CKC trong kiểm soát chi ngân sách Nhà nước, không đạt được mục đích của hoạt động CKC. Đồng thời cũng chính vì thế mà các đơn vị SDNS, chủ đầu tư (BQLDA) coi như CKC không có tác dụng gì mà chỉ làm rườm rà thêm thủ tục hành chính.

Hạn chế về quy mô thực hiện 2.3.2.2

Hiện nay quy định về mức cam kết chi là từ 200 triệu đồng đối với các hợp đồng chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết. Thực tế cho thấy, các gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ có giá trị dưới 500 triệu đồng thường được bố trí vốn một lần trong năm ngân sách do vậy tình trạng nợ đọng của các hợp đồng thuộc loại này hầu như không diễn ra. Nên xem xét nâng quy mô của mức CKC đối với các hợp đồng chi thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn.

Theo số liệu thống kê các khoản chi mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại KBNN Thanh Ba những năm gần đây nhưsau:

Bảng 2.5 Thống kê các hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ dưới 500tr đồng

STT Năm Số hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ dưới 500tr đồng Số hợp đồng được bố trí 100% KH vốn trong năm Tỷ lệ các hợp đồng được bố trí100% KH vốn trong năm Ghi chú

1 2013 10 10 100% Vừa gửi cam kết chi vừa gửi đề

nghị thanh toán

2 2014 14 14 100% Vừa gửi cam kết chi vừa gửi đề

nghị thanh toán

3 2015 13 13 100% Vừa gửi cam kết chi vừa gửi đề

nghị thanh toán

4 2016 5 5 100% Vừa gửi cam kết chi vừa gửi đề

nghị thanh toán

5 2017 7 7 100% Vừa gửi cam kết chi vừa gửi đề

nghị thanh toán

Qua số liệu thống kê trên có thể thấy được các hợp đồng chi thường xuyên dưới 500 triệu đồng được bố trí 100% kế hoạch vốn trong năm, trong những năm từ 2013- 2017các hợp đồng mua sắm hàng hóa, dịch vụ dưới 500 triệu đồng vấn đề nợ đọng trong chi thường xuyên đối với các hợp đồng này tại Kho bạc nhà nước Thanh Ba là không xảy ra. Do vậy, để mức cam kết chi hiện nay là từ 200 triệu đồng đối với chi thường xuyên là thực sự không cần thiết,vừatăngthêmthủtụchànhchínhđốivới đơn vị sử dụng ngân sách,vừa tăng thêm khối lượng công việc cho cán bộ KBNN. Đặc biệt vào những ngày cuối năm mật độ giải ngân cao, hệ thống xử lý chậm đã ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian thanh toán theo quy định của cán bộ KSC NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

2.3.2.3 Hạn chế trong quy trình thực hiện tại Kho bạc Nhà nước Thanh Ba

a. Hạn chế trong quy trình thực hiện tại KBNN *Hạn chế trong trình tự kiểm soát:

Theo Công văn 507/KBNN-THPC ngày 22/3/2013 của KBNN về việc hướng dẫn thực hiện Thông tư 113/2008/TT-BTC về quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách Nhà nước qua KBNN, trong thực hiện quy trình kiểm soát CKC thường xuyên và cam kết chi đầu tư, việc các giao dịch viên kiểm soát hợp đồng như quy định tại mục 2.3.2 nói trên, ngay trong bước giao nhận hồ sơ chứng từ thanh toán với đơn vị SDNS, chủ đầu tư (BQLDA), dẫn đến thêm thủ tục thanh toán, kéo dài thời gian tiếpnhận.

Quy trình tạo mới, điều chỉnh thông tin chung nhà cung cấp do Cục CNTT tạo, sau đó việc tạo mới điều chỉnh thông tin chi tiết do Đội xử lý trung tâm (XLTT) tỉnh thực hiện nên việc khai báo và thiết lập có thể không hoàn thành trong phạm vi 1-2 ngày dẫn đến thời gian kiểm soát thanh toán sẽ bị kéo dài. Như vậy việc tiếp nhận kiểm soát cam kết chi sẽ không đúng thời gian quy định.

*Hạn chế về quy trình xử lý nghiệp vụ hệ thống TABMIS

Trong quá trình nhập cam kết chi, do lỗi hệ thống nên CKC bị treo, các giao dịch viên không tìm thấy CKC, nhưng với dự toán đã ghi nhận đó, chứng từ kế toán không thực hiện chuyển được. Thông thường lỗi CKC này có thể xử lý bằng bút toán thủ công trên

phân hệ sổ cái, nhưng bộ phận giao dịch KBNN cấp huyện không thực hiện được chức năng này, do vậy mọi bút toán bị treo đều phải chuyển về đội hỗ trợ của KBNN. Sự cố này xảy ra vào những ngày cuối năm, mật độ giải ngân cao, việc xử lý phải thông qua sự hỗ trợ đội xử lý trung tâm sẽ mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến thời gian thanh toán cho đơn vị.

b.Hạn chế về quản lý thông tin nhà cung cấp

Hiện tại thông tin chung trên hệ thống TABMIS do đội xử lý trung tâm KBNN thực hiện. Với những nhà cung cấp chưa được đưa vào hệ thống, khi thực hiện các CKC trên TABMIS, các giao dịch viên KBNN Thanh Ba phải gửi về đội xử lý trung tâm KBNN thực hiện, sau đó chuyển tiếp cho đội XLTT tỉnh thực hiện áp thông tin chi tiết. Quy trình xử lý này có làm ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian thanh toán cho đơn vị thụ hưởng đặc biệt vào thời điểm cuối năm.

Ngoài ra, đối với các hợp đồng cần CKC theo quy định, các giao dịch viên KBNN Thanh Ba cần lập thông tin chi tiết để gửi đội xử lý trung tâm tỉnh cập nhật thông tin chi tiết, tuy nhiên các thông tin chi tiết như mã ngân hàng trong trường hợp ngân hàng chưa có mã trên hệ thống TABMIS gây vướng mắc, mất thời gian, ảnh hưởng đến thời gian thanh toán theo quy định cho đơn vị.

Các thông tin về nhà cung cấp, mã ngân hàng, số hiệu tài khoản của nhà cung cấp tại ngân hàng, giá trị hợp đồng... đòi hỏi phải chính xác. Những thông tin này nếu không chính xác thì khi thanh toán hợp đồng sẽ không thực hiện được, gây khó khăn cho KBNN Thanh Ba trong quá trình thực hiện nhiệmvụ.

c.Hạn chế về sự hỗ trợ thông tin trên TABMIS

Trong trường hợp các nhà cung cấp có nhiều tài khoản, khi nhập hợp đồng thực hiện, yêu cầu các giao dịch viên KBNN Thanh Ba phải lựa chọn đúng nhà cung cấp và tài khoản theo hợp đồng, nhưng thông tin trên TABMIS chưa thể hiện số hiệu tài khoản nhà cung cấp, không thể hiện ngân hàng nơi nhà cung cấp mở tài khoản. Điều này gây khó khăn cho cán bộ trong việc nhập hợp đồng khung, hợp đồng thực hiện đối với chi đầu tư XDCB và cam kết chi đối với chi thường xuyên.

Các hình thức thông báo khác đối với đơn vị như qua email không được hướng dẫn và quy định, dẫn tới thông tin tới chủ đầu tư không kịp thời, không thực hiện được cải cách hành chính.

Việc đối chiếu số liệu thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản lũy kế trên TABMIS chưa thực hiện được nên việc đối chiếu lũy kế số liệu của giao dịch viên không thuận tiện, đặc biệt là đối với các khoản thanh toán có CKC thực hiện trong nhiều năm, các giao dịch viên muốn đối chiếu lũy kế trên hệ thống gặp khó khăn, mất thời gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước thanh ba tỉnh phú thọ (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)