Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện triệu phong tỉnh quảng trị (Trang 80 - 84)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

a. Nguyên nhân khách quan

- Số lượng đơn vị quản lý tương đối lớn, đa dạng địa bàn quản lý rộng; hệ

thống văn bản chế độ thường xuyên thay đổi, công tác tập huấn không đáp ứng

được kịp thời gây khó khăn cho đơn vị khi thực hiện; do tiêu cực của cơ chế thị trường tác động trực tiếp đến đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý.

- Nhà nước chưa có sự đổi mới trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục, hiện nay quản lý chi thường xuyên NSNN cho lĩnh vực này vẫn theo phương pháp truyền thống là lập và phân bổ dự toán theo các khoản mục chi (theo các yếu tố đầu vào). Do vậy, việc phân bổ ngân sách chưa gắn với việc đánh giá kết quả đầu ra đạt được và hiệu quả của chi thường xuyên NSNN cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục.

b. Nguyên nhân chủ quan

Một là, hệ thống tiêu chuẩn, định mức chi nói chung vẫn cịn một số bất cập,

chưa được hoàn thiện đầy đủ, chưa phù hợp với tình hình thực tế địa phương.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc cụ thể hố các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn nhưng nhìn chung, hệ thống định mức chỉ tương đối đầy đủ và khá hoàn thiện trong lĩnh vực chi đầu tư XDCB, còn trong lĩnh vực chi thường xuyên cho Giáo dục - Đào tạo ở địa phương thì hệ thống định mức chưa được đầy đủ như đã nêu trên.Đây cũng là một khâu yếu trong quá trình quản lý chi ngân sách choGiáo dục- Đào tạo.

Hai là,chưa thực hiện tốt việc phối hợptrong quản lý giữa Phòng Giáo dục - Đào tạo với các cơ quan, ban ngành khác, vẫn có tình trạng đùn đẩy về trách nhiệm quản lý giữa các ngành, các cấp.

Ba là, cán bộ quản lý của các ngành chưa sắp xếp được công việc một cách

hợp lý, vẫn sa vào cơng tác sự vụ, ít bám sát cơ sở. Vì vậy,thời gian dành cho cơng tác kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị cơ sở không nhiều nên không uốn nắn được kịp thời những sai sót tại cơ sở, chưa tìm ra biện pháp khắc phục trong quản lý chi tiêu.

Bốn là, công tác quản lý tài chính tại các đơn vị chưa được coi trọng đúng

mức, lãnh đạo một số đơn vị chưa thực sự quan tâm đến cơng tác quản lý tài chính, chưa tạo được cơ chế giám sát thường xuyên của tập thể cán bộ công nhân viên đối với việc chi tiêu của chủ tài khoản và kế toán…, chưa thực hiện nghiêm túc quy chế cơng khai tài chính, có hiện tượng cịn khốn trắng cho một số người trong việc sử

dụng kinh phí được cấp.Bên cạnh đó, nhiều cán bộ kế tốn ở các trường học khơng có khả năng sử dụng phần mềm quản lý tài chính hành chính sự nghiệp vào cơng tác kế tốn. Cơng tác kế tốn tài chính vẫn thực hiện thủ công, công tác lưu trữ hồ sơ rất hạn chế đã làm cho công tác thanh kiểm tra ở các đơn vị mất rất nhiều thời gian.

Năm là, nhiều đơn vị chưa coi trọng việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ,

xây dựng quy chế chi tiêu chưa hồn chỉnh, chi tiêu theo cảm tính đã dẫn tới hiện tượng nhiệm vụ đặt ra trong năm khơng hồn thành, đồng thời đời sống của giáo viên không được nâng lên.

Sáu là, yếu tố con người trong công tác quản lý chi Ngân sách cho Giáo dục - Đào tạo trong thời gian qua chưa được chú trọng đúng mức: Số lượng cán bộ trực tiếp theo dõi quản lý được bố trí ở các phòng, ban thuộc huyện như hiện nay trên thực tế không đáp ứng được nhiệm vụ quảnlý chi Ngân sách cho giáo dục -đào tạo.

Bảylà, nguyên nhân từ các cơ quan quản lý Nhà nước

Các cơ quan quản lý nhà nước chưa sẵn sàng trao quyền tự chủ thật sự, đầy đủ cho các trường. Nếu trao quyền tự chủ cho các đơn vị tức là giảm bớt quyền có tính pháp lý ở các cấp. Đặc biệt là quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm chưa gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy và biên chế. Về phạm vi đã mở rộng giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm ngoài tự chủ tài chính theo NĐ 43/2006/NĐ-CP cịn tự chủ về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Nhưng thực tế các đơn vị chưa có quyền trong việc sắp xếp bộ máy, bố trí lao động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật cán bộ viên chức. Quan hệ giữa các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập và các cơ quan quản lý nhà nước đã có sự thay đổi. Tuy nhiên, quá trình thực hiện này đang chịu một sức ỳ lớn từ cả hai phía: Nhà nước và các cơ sở Giáo dục - Đào tạo. Hiện nay các đơn vị giáo dục đang chịu sự giám sát chặt chẽ của nhiều tầng lớp quản lý trong sự chia nhỏ lẻ của các bộ phận quản lý khác nhau, ngay các cơ quan chủ quản cũng can thiệp quá sâu vào hoạt động của từng trường từ phân bổ tài chính đến chỉ tiêu tuyển sinh, nội dung đào tạo, tuyển dụng nhân sự… Từ đó các trường bị hạn chế, mất chủ động trong các hoạt động điều hành, quản lý, chuyên môn…làm cho các trường không quan tâm đến

trách nhiệm trước xã hội, chỉ quan tâm đối phó với những gì Nhà nước quản lý, cịn những gì liên quanđến những người mang lại lợi ích cho nhà trường lại khơng quan tâm. Đây có lẽ là lực cản lớn nhất, gây tâm lý lo ngại cho thủ trưởng trongviệc đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình.

CHƯƠNG3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC TRÊN ĐỊA

BÀN HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện triệu phong tỉnh quảng trị (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)