Thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Trần Duy Hưng
Cũng giống với các Ngân hàng thương mại khác, Ngân hàng TMCP Quân đội nói chung và Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Trần Duy Hưng nói riêng đều tuân thủ các quy định chung về quy chế cho vay của NHNN, bao gồm Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ban hành ngày 31/12/2001, Quyết định sửa đổi bổ sung số 127/2005/QĐ-NHNN ban hành ngày 03/02/2005 của NHNN và Luật các Tổ chức tín dụng 2010, Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014. Các quyết định này quy định cụ thể về đối tượng cho vay, các điều kiện cho vay, hình thức vay và những quy định chung về lãi suất, đảm bảo tiền vay. Cụ thể như sau:
2.2.2.1 Đối tượng và điều kiện cho vay
Khách hàng vay vốn là các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nhưng tập trung vào 3 đối tượng chính đó là: Doanh nghiệp nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đủ các điều kiện quy định tại Bộ luật Dân sự. Tất cả các khách hàng là doanh nghiệp đều được ngân hàng xem xét về nhu cầu vay vốn đối với các lĩnh vực không bị pháp luật cấm. Theo quyết định số 1627 của NHNN đã chỉ rõ các điều kiện cần có của một khách hàng khi vay vốn tại ngân hàng là:
- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết - Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
- Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả.
- Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam.
Ngoài những quy định chung của NHNN, Ngân hàng TMCP Quân đội đã đưa ra những đối tượng được cấp vốn một cách cụ thể, đặc biệt là đối tượng khách hàng
Doanh nghiệp trong Văn bản số 116/TB-HS.m ban hành ngày 27 tháng 3 năm 2014. Những năm gần đây, nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, có những ngành nghề đã bị đóng băng như bất động sản, hay thị trường chứng khoán khá im ắng. Để phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời đảm bảo nguyên tắc an toàn, thận trọng và nâng cao chất lượng tín dụng, MB đã chỉ rõ những lĩnh vực, ngành nghề được ưu tiên khi cấp tín dụng cũng như những lĩnh vực, ngành nghề bị hạn chế cấp tín dụng.
Những ngành nghề được ưu tiên cấp tín dụng: Các ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt nam như gạo, may mặc, thiết bị điện, linh kiện điện tử, gỗ, da giày, thủ công mỹ nghệ... Các nhóm ngành công nghiệp: dầu khí, CNTT, vi ễn thông, điện lực, y tế, giáo dục, dược phẩm... Nhóm ngành phân phối thương mại và đầu tư xây dựng công trình giao thông, cơ sở hạ tầng có nguồn vốn rõ ràng.
Những ngành nghề hạn chế cấp tín dụng: Xây dựng, bất động sản, thương mại xi
măng sắt thép, ngành chịu ảnh hưởng mạnh bởi thời tiết, dịch bệnh (nông nghiệp, thủy
hải sản), lĩnh vực đóng tàu, vận tải biển, dự án công trình dở dang, chậm triển khai... Những điều kiện và đối tượng cấp tín dụng được trình bày ở trên s tiếp tục được áp dụng cho hoạt động kinh doanh tại MB Trần Duy Hưng trong năm 2015.
2.2.2.2. Hình thức và thời hạn cho vay tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Trần Duy Hưng
Hình thức cho vay DNNVV
- Cho vay từng lần: Cho vay từng lần là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay khách hàng và ngân hàng đều phải làm các thủ tục nhất định (khách hàng lập kế hoạch vay vốn, ngân hàng xét duyệt.) và ký hợp đồng tín dụng. Cho vay từng lần là hình thức cho vay theo món, khi khách hàng có nhu cầu vay cho một mục đích sử dụng vốn cụ thể như thanh toán tiền mua hàng hóa, các chi phí sản xuất kinh doanh khác. Ngân hàng thường áp dụng hình thức cho vay này đối với các khách hàng không có nhu cầu vay vốn thường xuyên, khách hàng có nhu cầu vay từng lần, hoặc ngân hàng xét thấy cần thiết phải áp dụng loại cho vay này để giám sát việc sử dụng vốn chặt chẽ hơn. Số tiền cho vay được xác định căn cứ vào nhu cầu vay vốn của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo, khả năng hoàn trả của khách hàng, khả năng nguồn vốn của ngân hàng, giới hạn cho vay của pháp luật và của ngân hàng. Ngân hàng xác định nhu cầu vay vốn của khách hàng theo công thức sau:
Nhu cầu vay vốn = Nhu cầu vốn lưu động - VCSH & Vốn huy động khác
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay mà ngân hàng và khách hàng thỏa thuận xác định một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời gian nhất định. Hạn mức tín dụng là dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời gian nhất định, được ngân hàng và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Hình thức cho vay này thường được áp dụng cho các doanh nghiệp mà trong quá trình hoạt động SXKD họ thường xuyên có nhu cầu vay trả, có tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh, có tín nhiệm với ngân hàng trong quan hệ tín dụng tức là vay vốn và trả nợ sòng phẳng. Ngân hàng có các doanh nghiệp vay vốn theo hạn mức tín dụng được xác định như sau:
Nhu cầu Chi phí sản xuất Vốn
vay vốn lớn nhất Vòng quay vốn lưu động huy động khác
Mỗi lần rút tiền vay, khách hàng ký vào khế ước nhận nợ, trong đó ghi rõ thời gian trả nợ cho từng khoản rút vốn. Thời gian này căn cứ vào kỳ luân chuyển của đối tượng vay hoặc thời gian thu tiền của khách hàng. Khi cho vay theo hạn mức tín dụng, có thể ngân hàng yêu cầu khả hàng trả phí cam kết và duy trì một số dư tối thiểu về tiền gửi thanh toán tại ngân hàng.
- Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng TMCP Quân đội cho các DNNVV vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Cụ thể: Các dự án đầu tư về kết cấu hạ tầng kỹ thuật bao gồm hệ thống các công trình về giao thông, cấp nước, xử lý rác thải đô thị, di chuyển sắp xếp lại các cơ sở sản xuất, ký túc xá sinh viên, nhà ở công nhân làm việc tại các khu công nghiệp; các dự án phục vụ xã hội như trường học, y tế, xây dựng chợ; các dự án phục vụ người có thu nhập thấp, phát triển khu đô thị mới, khu tái định cư và các dự án quan trọng khác. Ngân hàng s tiến hành giải ngân cho các Doanh nghiệp vay theo tiến độ của dự án, lãi suất vay được tính theo lãi suất quy định tại mỗi thời điểm giải ngân, số lãi này được nhập gốc và tính tiếp cho các kì giải ngân tiếp theo. Khi dự án hoàn thành, ngân hàng s cấp cho doanh nghiệp một khoảng thời gian, gọi là thời gian ân hạn để doanh nghiệp tiến hành sử dụng, sản xuất nhằm tạo ra thành phẩm, có kết quả kinh doanh và trả nợ cho ngân hàng. Thời gian trả nợ của hình thức cho vay này thường 2 đến 5 năm và trên 5 năm, tùy thuộc
vào loại hình dự án đầu tư đó.
- Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là loại tín dụng mà qua đó ngân hàng cho phép khách hàng được sử dụng vượt quá số tiền mà họ đã ký thác ở ngân hàng trên tài khoản vãng lai với một số lượng và thời hạn nhất định. Giữa ngân hàng và khách hàng thỏa thuận một hạn mức tín dụng để khách hàng được sử dụng số dư Nợ trên tài khoản vãng lai trong một thời hạn nhất định. Khách hàng sử dụng vốn bằng cách phát hành séc mang số hiệu tài khoản vãng lai hoặc bằng các công cụ thanh toán khác. Doanh số cho vay có thể lớn hơn hạn mức nếu trong quá trình sử dụng tiền trên tài khoản khách hàng có nộp tiền vào bên có.
Hạn mức tín dụng mà ngân hàng và khách hàng đã thỏa thuận với nhau chưa phải là tiền ngân hàng cho vay mà chỉ khi nào khách hàng sử dụng (có xuất hiện dư Nợ của tài khoản vãng lai) mới được coi là ngân hàng cho vay và được tính tiền lãi trên số dư Nợ đó. Vượt chi tài khoản là kỹ thuật cho vay mà số dư nợ thường xuyên biến động vì thế khó thực hiện được đảm bảo tín dụng bằng hình thức bảo đảm tài sản. Đối với khách hàng loại tín dụng vượt chi tài khoản tạo cho khách hàng những thuận lợi đáng kể nhờ vào sự chủ động, linh hoạt khi sử dụng; giúp cho việc cân đối ngân quỹ; tránh phải đi xin vay nhiều lần và khách hàng lại có những khoản thu được chuyển vào tài khoản để giảm bớt việc phải trả lãi cho ngân hàng.
Do tính chủ động và linh hoạt như vậy mà tín dụng vượt chi tài khoản đáp ứng được yêu cầu của những doanh nghiệp mong muốn quản lý vốn có hiệu quả; do đó hầu
hết các doanh nghiệp sử dụng hình thức tín dụng này nhằm điều hòa thường xuyên ngân quỹ của họ. Tuy nhiên hình thức tín dụng này, ngân hàng luôn luôn phải dự trữ vốn để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi họ còn hạn mức tín dụng, nhưng
trên thực tế họ có thể không sử dụng hoặc không sử dụng hết hạn mức đó. Trong khi đó ngân hàng không được tính lãi trên toàn bộ số tiền và thời hạn cho vay đã thỏa thuận
(để giải quyết mâu thuẫn này các ngân hàng thường yêu cầu khách hàng phải trả một khoản phí cam kết theo một tỷ lệ nhất định tính trên hạn mức tín dụng, không kể đến việc hạn mức tín dụng đó được sử dụng như thế nào).
Ngoài những hình thức cho vay trên, tùy thuộc vào tình hình thực tế và nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng mà ngân hàng có thể áp dụng nhiều hình thức cho vay khác như: Cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay
ủy thác, cho vay hợp vốn,...
Thời gian cho vay DNNVV
Ngân hàng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tu phát triển:
- Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng.
- Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng.
- Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên.
Ngân hàng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tu, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay. Đối với các pháp nhân Việt Nam và nuớc ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nuớc ngoài, thời hạn cho vay không đuợc phép vuợt quá thời hạn đuợc phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.