nghiệp.
Do các khách hàng của Agribank hoạt động trong nhiều ngành khác nhau, mỗi ngành lại có những đặc thù riêng cần phân tích trong quá trình ra quyết định cho vay. Vì vậy không thể có quy định chung cho việc phân tích tài chính đối với tất cả các khách hàng.
Mặc dù các khách hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng có thể phân chia khách hàng của Agribank thành 3 nhóm chính theo lĩnh vực hoạt động: các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại.
Trên cơ sở phân chia các doanh nghiệp thành 3 loại như trên, có thể xây dựng đề cương phân tích tài chính doanh nghiệp cho 3 loại doanh nghiệp nêu trên. Đối với các khách hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, việc phân tích được thực hiện trên từng lĩnh vực. Cụ thể nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp theo 3 ngành kinh tế trên như sau:
Phân tích chung
Nội dung của phần này sẽ phân tích về tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và các khoản mục tài sản để đánh giá quy mô và xu hướng hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích cơ cấu tài sản và sự chủ động, ổn định của vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phần phân tích này được áp dụng chung đối với tất cả các doanh nghiệp được phân tích.
Phân tích kết cấu và chất lượng tài sản
Bước 1. Phân tích các khoản phải thu:
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp:
Phân tích các khoản phải thu của khách hàng theo đối tượng, thời gian phát sinh, nguồn vốn thanh toán. Các tài liệu dùng để kiểm tra và phân tích các khoản phải thu bao gồm: Hợp đồng kinh tế, biên bản nghiệm thu thanh toán, biên bản đối
103
chiếu công nợ, hoá đơn tài chính, quá trình thanh toán từ trước đến nay liên quan đến hợp đồng đó, bản cân đối phát sinh chi tiết của tài khoản 131 (tài khoản Phải thu của khách hàng).
Qua kết quả phân tích chi tiết các khoản phải thu, cán bộ phân tích phải lọc ra được các khoản phải thu tồn đọng không có khả năng thu hồi và không tính vào khoản mục tài sản khi đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Các khoản phải thu tồn đọng, không có khả năng thu hồi có thể hiểu là các khoản phải thu có các tiêu chí sau:
+ Nguồn vốn thanh toán không rõ ràng (nguồn vốn ngân sách địa phương nhưng địa phương không có khả năng thu ngân sách để chi trả; đối tượng nợ chây ỳ không có ý định trả nợ) và có thời gian nợ trên 1 năm (trừ phần giữ lại do bảo hành).
+ Các khoản phải thu theo quy định là phải xoá nhưng doanh nghiệp vẫn chưa hạch toán giảm các khoản phải thu (đối tượng nợ không tồn tại).
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại:
Đối với loại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, phải thu khách hàng là khoản mục rất quan trọng và thường chiếm phần lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Trong phần phân tích này, cán bộ phải lọc ra được những khoản phải thu đã có thời hạn phát sinh lâu (thường quá 1 năm), những khoản phải thu khó thu hồi. Tài liệu để kiểm tra là cân đối phát sinh của tài khoản 131, đối chiếu công nợ của khách hàng.
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất:
Phân tích các khoản phải thu của khách hàng theo đối tượng, thời gian phát sinh, mục đích sử dụng sản phẩm mà khách hàng mua về (bán buôn, bán lẻ, sử dụng như là nguyên liệu của khâu sản xuất tiếp theo hay tiêu dùng trực tiếp), khả năng thanh toán. Các tài liệu dùng để kiểm tra và phân tích các khoản phải thu bao gồm: các thông tin nhận được qua phỏng vấn với cán bộ bán hàng của doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp sản xuất thường là cán bộ phòng thị trường/phòng kinh doanh
104
hoặc phòng Marketing), hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho/giao hàng hoặc biên bản giao hàng, biên bản đối chiếu công nợ, hoá đơn tài chính, bản cân đối phát sinh chi tiết của tài khoản 131.
Qua kết quả phân tích chi tiết các khoản phải thu, cán bộ phân tích phải lọc ra được các khoản phải thu ảo, các khoản phải thu tồn đọng không có khả năng thu hồi và không tính vào khoản mục tài sản khi đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp. Từ kết quả phân tích chi tiết và đối chiếu với phương thức quản lý các khoản phải thu của khách hàng, cán bộ phân tích đánh giá được chất lượng các khoản phải thu và vòng quay thực tế các khoản phải thu của doanh nghiệp.
Các khoản phải thu ảo là các khoản phải thu có các đặc điểm sau: do mục tiêu tăng doanh thu trong kỳ nên mặc dù hàng hoá chưa bán được nhưng doanh nghiệp vẫn hạch toán vào hàng hoá đã bán (trên khoản mục tài sản có, hàng tồn kho sẽ giảm và các khoản phải thu tăng), nhưng khi kiểm tra cán bộ phân tích sẽ không thấy các chứng từ sau biên bản giao nhận hàng hoá, không thấy phiếu xuất kho và biên bản đối chiếu công nợ.
Các khoản phải thu tồn đọng, không có khả năng thu hồi có thể hiểu là các khoản phải thu có các tiêu chí sau:
+ Thời gian nợ vượt quá thời gian đã được thoả thuận trên hợp đồng kinh tế và vượt 12 tháng (trừ phần giữ lại do bảo hành), khách hàng không có ý thức trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ.
+ Các khoản phải thu đang trong quá trình tranh chấp, kiện tụng.
+ Các khoản phải thu theo quy định là phải xoá nhưng doanh nghiệp vẫn chưa hạch toán giảm các khoản phải thu (đối tượng nợ không tồn tại).
Bước 2. Phân tích khoản mục hàng tồn kho
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp:
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, hai khoản mục quan trọng trong hàng tồn kho cần phân tích là:
Nguyên liệu vật liệu tồn kho
105
Cán bộ phân tích phải phân tích được chi tiết nguyên vật liệu tồn kho theo từng công trình, tài liệu để kiểm tra và phân tích số liệu là các bảng xuất nhập vật tư cho các Công trình (thường là do các đội thi công lập lên có xác nhận của phòng kế hoạch/kỹ thuật và giám đốc doanh nghiệp).
Chi phí SXKD dở dang
Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo từng công trình, thời gian phát sinh, nguồn vốn thanh toán, lý do vì sao chưa được nghiệm thu thanh toán. Cán bộ phân tích phải đối chiếu giá trị hợp đồng với tổng chi phí đã phát sinh đưa vào công trình (chi phí SXKD dở dang của từng công trình cộng với phần chi phí của công trình đó đã được kết chuyển vào kết quả kinh doanh của các kỳ trước), từ đó bóc tách được phần lỗ thực chất đang ẩn dấu trong khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất Nguyên vật liệu tồn kho:
Phân tích nguyên vật liệu tồn kho theo đơn đặt hàng (nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất riêng lẻ theo từng đơn đặt hàng) hoặc theo định mức dự trữ vật tư của doanh nghiệp (nếu DN không sản xuất riêng lẻ theo từng đơn đặt hàng), đối chiếu với phương thức xuất nhập hàng tồn kho mà DN đang áp dụng để đánh giá lại trong trường hợp cần thiết khi giá vật tư thực tế bị giảm giá nhiều so với giá trị đang hạch toán và để phát hiện ra các trường hợp trên sổ sách đang hạch toán khoản mục này nhiều hơn số liệu thực tế đang tồn kho. Chứng từ để kiểm tra và đánh giá giá trị hạch toán của khoản mục này là: biên bản kiểm kê hàng tồn kho của DN hoặc thẻ kho, giá trị đang hạch toán trên sổ sách kế toán so với giá nhập kho thực tế (HĐKT, hoá đơn). Trong quá trình đánh giá, cần loại bỏ cả các mã tồn kho lâu ngày, tồn kho ảo đang được hạch toán trên sổ sách, tồn kho không có giá trị sử dụng vào quá trình sản xuất và không có giá trị thanh lý.
Chi phí SXKD dở dang:
Phân tích chi phí SXKD dở dang theo đơn đặt hàng (nếu doanh nghiệp chỉ sản xuất riêng lẻ theo từng đơn đặt hàng) hoặc theo các khâu chính của dây chuyền
106
sản xuất (nếu doanh nghiệp không sản xuất riêng lẻ theo từng đơn đặt hàng), đối chiếu với thời gian mà dây chuyền chạy để sản xuất ra một sản phẩm để đánh giá tính hợp lý tương đối của khoản mục này. Chứng từ để kiểm tra và đánh giá khoản mục này là biên bản kiểm kê sản phẩm dở dang (số lượng), đơn giá sản phẩm dở dang đang hạch toán so với mức độ dở dang thực tế (đối chiếu dở dang theo các khâu trong quy trình sản xuất). Trong quá trình đánh giá, loại bỏ ra các mã sản phẩm dở dang ảo, các mã sản phẩm dở dang không có giá trị sử dụng; các sản phẩm dở dang đang được hạch toán vượt giá trị vốn.
Thành phẩm tồn kho, hàng hoá tồn kho và hàng gửi đi bán:
Phân tích chi tiết khoản mục này theo nhóm sản phẩm, thời gian tồn kho hoặc thời gian đã gửi đi bán, đối chiếu với phương pháp xuất nhập hàng tồn kho mà doanh nghiệp đang áp dụng để đánh giá lại trong trường hợp cần thiết khi giá hàng tồn kho bị giảm nhiều so với giá trị đang hạch toán hoặc đang được hạch toán với giá trị cao hơn so giá nhập kho thực tế, lọc ra các mã hàng tồn kho ảo, các mã tồn kho không có khả năng tiêu thụ để làm cơ sở đánh giá năng lực tài chính thực chất của doanh nghiệp. Chứng từ để kiểm tra và đánh giá giá trị hạch toán của khoản mục này là: biên bản kiểm kê hàng tồn kho của doanh nghiệp hoặc thẻ kho, giá trị đang hạch toán trên sổ sách kế toán so với giá nhập kho thực tế (HĐKT, hoá đơn, giá xuất kho trên bảng báo cáo chi tiết giá vốn hàng bán).
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại:
Cán bộ phân tích thực hiện phân tích chủ yếu ở mục hàng hoá tồn kho và hàng gửi đi bán:
Phân tích chi tiết khoản mục này theo đơn hàng, hợp đồng, thời gian tồn kho hoặc thời gian đã gửi đi bán, đối chiếu với phương pháp xuất nhập hàng tồn kho mà DN đang áp dụng để đánh giá lại trong trường hợp cần thiết khi giá hàng tồn kho bị giảm nhiều so với giá trị đang hạch toán hoặc đang được hạch toán với giá trị cao hơn so giá nhập kho thực tế, lọc ra các mã hàng tồn kho ảo, các mã tồn kho không có khả năng tiêu thụ để làm cơ sở đánh giá năng lực tài chính thực chất của doanh nghiệp. Chứng từ để kiểm tra và đánh giá giá trị hạch toán của khoản mục này là:
107
biên bản kiểm kê hàng tồn kho của DN hoặc thẻ kho, giá trị đang hạch toán trên sổ sách kế toán so với giá nhập kho thực tế (hợp đồng kinh tế, hoá đơn, giá xuất kho trên bảng báo cáo chi tiết giá vốn hàng bán).
Bước 3. Phân tích tài sản cố định
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp:
Tài sản cố định phần nào phản ánh năng lực thi công của các doanh nghiệp, vì vậy khi phân tích, cán bộ phân tích phải phân tích chi tiết tài sản cố định theo đối tượng, xuất xứ, tình trạng khi mới đưa vào sử dụng, năm đưa vào sử dụng, thời gian đã sử dụng, nguồn vốn hình thành, % đã trích khấu hao, tỷ lệ trích khấu hao đưa vào chi phí hàng năm, giá trị còn lại.
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất:
Tài sản cố định phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp, vì vậy cán bộ khi phân tích tài sản cố định, phải phân tích theo dây chuyền sản xuât đồng bộ, xuất xứ, tình trạng khi mới đưa vào sử dụng, năm đưa vào sử dụng, thời gian đã sử dụng, nguồn vốn hình thành, tỷ lệ trích khấu hao đưa vào chi phí hàng năm, giá trị còn lại theo khả năng khai thác (có thể tính đến các yếu tố về công suất, tiêu hao NVL và nhiên liệu, trình độ công nghệ và chất lượng sản phẩm sản xuất ra bởi dây chuyền đó so với dây chuyền hiện đại hiện nay và tốc độ giảm giá trên thị trường).
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại:
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng tài sản. Vì đối với các doanh nghiệp thương mại, hệ thống phân phối của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng hơn. Vì vậy khi phân tích tài sản cố định của các doanh nghiệp này, cán bộ phân tích chỉ cần lưu ý tới các tài sản phục vụ cho công tác bán hàng, đặc biệt với các doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ.
Phân tích chi tiết các khoản mục của nợ và vốn chủ sở hữu
Phân tích cơ cấu vốn, so sánh với kỳ trước để đánh giá được khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp, uy tín của DN trong vấn đề thanh toán các khoản
108
phải trả với các bạn hàng, tính ổn định của nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh, hoạt động của DN phụ thuộc vào các nguồn vốn nào
Phân tích các chỉ số tài chính
Chỉ tiêu Giá trị
Chỉ tiêu thanh khoản
1. Khả năng thanh toán hiện hành 2. Khả năng thanh toán nhanh 3. Khả năng thanh toán tức thời
Chỉ tiêu hoạt động
4. Vòng quay vốn lưu động 5. Vòng quay hàng tồn kho 6. Vòng quay các khoản phải thu 7. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Chỉ tiêu cân nợ
8. Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản 9. Nợ dài hạn/ Vốn chủ SH
Chỉ tiêu thu nhập
10. Lợi nhuận gộp/ Doanh thu thuần
11. LN từ hoạt động kinh doanh/ Doanh thu thuần 12. Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ SH bình quân 13. Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân 14. EBIT/ Chi phí lãi vay
Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh khoản
Phân tích, đánh giá và so sánh các chỉ tiêu với doanh nghiệp cùng ngành, chỉ tiêu trong ngành,... biến động qua các năm.
Nhóm chỉ tiêu hoạt động
Phân tích, đánh giá và so sánh các chỉ tiêu với doanh nghiệp cùng ngành, chỉ tiêu trong ngành,... biến động qua các năm.
109
Nhóm chỉ tiêu cân nợ