Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
2.1.1. Các quy định về nguyên tắc và điều kiện bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Để quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, căn cứ vào thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, Luật Đất đai năm 2013 ngoài việc quy định về nguyên tắc bồi thường đã có sự phân biệt cụ thể về nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thành những điều luật riêng biệt, cụ thể:
Thứ nhất về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất.
Tác giả cho rằng lý do khiến Nhà nước đưa quy định về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất đứng trước các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ cịn lại vì Nhà nước thu hồi đất, đầu tiên sẽ xâm phạm trực tiếp đến quyền sử dụng đất của người bị thu hồi đất, đó là việc chấm dứt quyền sử dụng đất và đây cũng là hậu quả thấy đầu tiên.
Một là, để bồi thường về đất, Nhà nước quy định phạm vi đối tượng được bồi thường về đất là người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất nếu có đủ điều kiện được bồi thường hay nói cách khác người sử dụng đất nếu được Nhà nước công nhận hoặc đủ điều kiện để Nhà nước cấp quyền sử dụng đất, quyền ở hữu nhà ở, quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất thì sẽ được bồi thường theo thiệt hại thực tế họ mắc phải khi gặp phải chính sách thu hồi đất của Nhà nước . Đều đó thể hiện sự bình đẳng của Nhà nước đối với người sử
dụng đất, họ được đối xử như nhau trên pháp luật. Trên thực tế, ở nước ta giai đoạn Luật đất đai năm 1993 còn hiệu lực, việc áp dụng chính sách dồn điền đổi thửa được khuyến khích, các hộ dân tự ý dồn điền đổi thửa với nhau có nơi thơng qua chính quyền địa phương có nơi khơng thơng qua chính quyền địa phương, khi Nhà nước thu hồi vào đất bắt đầu phát sinh các vấn đề về diện tích đất được bồi thường. Nhiều trường hợp các bên khơng tranh chấp về diện tích đất đã đổi nay được bồi thường và tự thống nhất nhận tiền bồi thường theo diện tích đất mà người đó đang canh tác. Nhưng cũng có nhiều trường hợp khi Nhà nước thu hồi và bồi thường giá trị đất nơng nghiệp đó thì các bên bắt đầu có tranh chấp, có thể là tranh chấp về diện tích đất dồn đổi, chẳng hạn một bên dồn đổi sau khi thu hồi phát hiện ra diện tích đất bị thu hồi của gia đình mình ít hơn bên cịn lại mặc dù khi đổi các bên có ý định là đổi ngang nhau về diện tích và thực tế cho đến thời điểm thu hồi đất thì chính quyền địa phương vẫn chưa thực hiện, hay chưa hoàn thiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận cho người dân đối với phần diện tích dồn đổi. Như vậy, việc bồi thường về đất nếu xét về điều kiện được cấp giấy chứng nhận thì trong trường hợp này phải bồi thường cho chủ sử dụng có tên trong giấy chứng nhận, nhưng trên thực tế các bên đã dồn đổi ruộng cho nhau theo đúng chính sách của Nhà nước nên chăng áp dụng bồi thường đối với diện tích đất các bên hiện đang sử dụng?
Hai là, việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu khơng có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất. Việc bồi thường sẽ ưu tiên bồi thường bằng đất rồi sau đó đến trả tiền ( trừ một số trường hợp khác muốn lấy tiền hay buộc lấy đất). Như vậy, khi Nhà nước thu hồi đất thì được thực hiện bồi thường bằng hai hình thức đó là bồi thường bằng đất cùng
loại, nếu khơng có đất cùng loại thì được bồi thường bằng tiền với giá trị tương đương. Quy định này ưu tiên việc bồi thường thu hồi đất bằng đất cùng loại trước vì nhà làm luật cho rằng nếu bồi thường bằng đúng loại đất đã thu hồi thì sẽ giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp hơn, như bị thu hồi đất trồng lúa, Nhà nước sẽ bồi thường đất trồng lúa khác cho người bị thu hồi, nhưng quy định này lại không làm rõ vấn đề, mặc dù, đều là đất cùng loại nhưng vị trí canh tác khác nhau như đất gần đường giao thông thuận lợi hơn so với đất cách xa đường giao thơng, đất ở nơi có nhiều bồi đắp phù sa thì canh tác sẽ đạt năng suất cao hơn đất ở nơi khô cạn. Tuy nhiên, quy định này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng người bị thu hồi đất địi bồi thường quá cao, nếu cịn quỹ đất thì Nhà nước vẫn được quyền áp dụng bồi thường bằng đất cùng loại. theo quan điểm của tác giả, khi thu hồi đất, Nhà nước cần tham khảo ý kiến của người dân về lựa chọn hình thức bồi thường, hỗ trợ, chẳng hạn có nhiều hộ gia đình sau thu hồi đất, họ tiếp tục lựa chọn hình thức sản xuất nghiệp là nghề nghiệp chính của họ thì căn cứ vào nguyện vọng Nhà nước cần ưu tiên bồi thường cho người bị thu hồi đất diện tích đất nơng nghiệp cùng loại và có điều kiện sử dụng, khai thác kinh tế tương đương với diện tích đất đã bị thu hồi. điều này góp phần ổn định tâm lý của và phần nào giải tỏa được bài toán về ổn định công việc, đời sống của người bị thu hồi đất. Cịn đối với những địa phương có quỹ đất nơng nghiệp hạn hẹp thì nên cân nhắc tới việc thu hồi vào đất nơng nghiệp, đồng thời cần có đánh giá cụ thể về ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp tới đời sống của người bị thu hồi đất, ảnh hưởng đến ổn định an ninh lương thực của địa phương để có phương án thu hồi đất phù hợp đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các bên.
Trường hợp Nhà nước khơng bồi thường bằng đất thì có thể bồi thường bằng tiền. Quy định này thể hiện sự linh hoạt của Nhà nước trong việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp, bởi, trên thực tế có nhiều cá
nhân, hộ gia đình khơng cịn nhu cầu sử dụng đất nơng nghiệp và ở một góc độ nào đó, việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đã trút bớt gánh nặng đóng thuế hàng năm cho họ, đồng thời lại tạo cho họ có nguồn thu nhập, tạo vốn kinh doanh cho người bị thu hồi đất hoặc có nhiều người khi bị thu hồi đất nông nghiệp, họ đang ở độ tuổi nghỉ hưu và khơng có khả năng lao động nữa, việc Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bị thu hồi đất. Tác giả nhận thấy, hình thức bồi thường này hiện nay đang được áp dụng phổ biến bởi nó nhanh, gọn và cũng phù hợp với đa số tâm lý của người bị thu hồi đất.
Ba là, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật. tác giả cho rằng, việc áp dụng nguyên tắc này trên thực tế rất khó xác định việc bồi thường đã đảm bảo các ngun tắc hay chưa, khơng có một chuẩn mực cụ thể nào được quy định. Có thực sự dân chủ khơng khi thực tế, nhiều dự án sử dụng vào mục đích kinh doanh thương mại của doanh nghiệp nhưng lại được Nhà nước thu hồi đất, người dân không đồng ý, nhưng phản đối gần như khơng có tác dụng, có khách quan khơng? khi rất nhiều dự án xảy ra việc bồi thường, hỗ trợ không phù hợp, không đúng với quy định của pháp luật,
Thứ hai, nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất:
Một là, khi Nhà nước thu hồi đất mà chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thiệt hại về tài sản thì được bồi thường. Đây là một điểm mới của Luật đất đai 2013 khi đã bắt đầu xem xét bồi thường về đất không chỉ với tư cách là tài sản mà còn là tài nguyên và tư liệu sản xuất. Trên thực tế, ngoài ý nghĩa tài sản, đất nơng nghiệp cịn là đối tượng lao động, tư liệu sản xuất mang lại thu nhập cho con người, trên đất nơng nghiệp vẫn có những tài sản khác như bờ đầm, bờ ao, cống, kè bê tông, cây trồng nhưng với điều kiện các
tài sản này phải được hình thành hợp pháp như khơng bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thành trước khi có thơng báo thu hồi đất.... nếu đáp ứng được yêu cầu này thì ngồi việc bồi thường giá trị của đất còn phải bồi thường thiệt hại về tài sản cho người dân là phù hợp.
Hai là, khi Nhà nước thu hồi đất mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi phải ngừng sản xuất, kinh doanh mà có thiệt hại thì được bồi thường thiệt hại. Nếu chỉ hỗ trợ một khoản trong một thời gian nhất định thì coi như đã phó mặc việc tìm kiếm kế sinh mới cho người mất đất, để được bồi thường thiệt hại trong trường hợp này người bị thu hồi đất phải chăng càng chứng minh thiệt hại càng nhiều thì giá trị được bồi thường càng lớn? Do đó, thay vì quy tất cả các khoản bồi thường thành tiền rồi Nhà nước phó mặc cho người bị thu hồi đất tự tìm cơng việc để kiếm kế sinh nhai thì Nhà nước cần phải cùng với người bị thu hồi đất tìm ra giải pháp cơng việc phù hợp bằng các buồi đối thoại trước và sau khi có quyết định thu hồi; Đồng thời, nhà đầu tư phải chi trả cho người mất đất một khoản tiền tương ứng với mức thu từ sử dụng đất trước đây cho tới khi người bị mất đất có nguồn thu nhập mới và theo nguyên tắc, càng để lâu, chi phí bồi thường càng lớn để bắt buộc nhà đầu tư khơng thể trì hỗn.
Thứ ba nguyên tắc hỗ trợ:
Đây cũng là điểm mới của Luật đất đai 2013, Nhà nước quy định rõ ràng các nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất:
Ngoài việc được bồi thường về thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất thì người sử dụng đất cịn được Nhà nước xem xét hỗ trợ; Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật3. Tính khách quan, cơng bằng, kịp thời, cơng khai và đúng quy định pháp
luật khi Nhà nước tiến hành hỗ trợ chưa có một quy chuẩn nào để xác định cơ quan Nhà nước đã đảm bảo những điều này. Trên thực tế đã xuất hiện rất nhiều mâu thuẫn xuất phát từ việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp như: mâu thuẫn khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, mâu thuẫn do giá đất bồi thường thấp, mâu thuẫn do cơ quan Nhà nước , chủ đầu tư chậm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, mâu thuẫn do thông báo thu hồi đất từ năm 2013 nhưng đến năm 2015 mới ra quyết định thu hồi đất gây thiệt hại cho người dân, mâu thuẫn do áp dụng chính sách bồi thường khơng đúng đối tượng, tất cả các mâu thuẫn trên đều xuất phát từ việc cơ quan Nhà nước tiến hành hỗ trợ không đúng quy định của pháp luật như: áp dụng đối tượng, điều kiện được hưởng hỗ trợ không đúng theo quy định của pháp luật, không đảm bảo sự cơng bằng, cùng một dự án, cùng có thời điểm kiểm đếm như nhau nhưng có người lại được bồi thường, hỗ trợ sớm hơn những người khác 01 năm
Tương tự như nguyên tắc bồi thường, khi Nhà nước thu hồi đất của người dân ngoài việc phải bồi thường lại phần của họ bị mất còn phải hỗ trợ cho người dân để họ sớm khắc phục tình hình, nhanh chóng ổn định đời sống. Ngun tắc này hoàn toàn phù hợp và thể hiện sự quan tâm của Nhà nước với người bị thu hồi đất. Các khoản hỗ trợ được Nhà nước hỗ trợ khi thu hồi đất là hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; và các hỗ trợ khác. Nhà nước đặt nguyên tắc này ở vị trí đầu tiên trong nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất cho thấy ý nghĩa quan trọng của nó trọng của nó. Như đã phân tích, đất nơng nghiệp đóng vai trị rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, trước hết thông qua sản xuất nông nghiệp đã cung cấp lương thực ổn định cho chính người sản xuất, tạo thu nhập và góp phần ổn định về kinh tế, xã hội của địa
phương. Việc thu hồi đất nông nghiệp, trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu lương thực hàng ngày của người dân, khi bị thu hồi đất, người bị thu hồi chưa thể thích nghi cũng như sản xuất được lương thực thực phẩm tại nơi ở mới. Nhà nước ban hành quy định hỗ trợ ổn định đời sống khi thu hồi đất nông nghiệp nhằm giải quyết những vướng mắc ở trên, nhưng việc áp dụng chính sách này cịn bộc lộ bất cập đó là việc xác định tỷ lệ thu hồi đất nông nghiệp để tính giá trị hỗ trợ.
Ở Quảng Ninh, hầu hết các địa phương đều áp dụng việc xác định tỷ lệ thu hồi đất nơng nghiệp dựa vào diện tích đất nơng nghiệp được cấp GCN QSDĐ, chứ không áp dụng tỷ lệ thu hồi đất căn cứ vào diện tích đất nơng nghiệp đang sử dụng, bởi nếu xác định theo cách này thì ngồi diện tích đã được cấp GCN QSDĐ thì cịn những diện tích đất nơng nghiệp đủ điều kiện cấp gcn nhưng chưa được cấp. Trường hợp phần lớn diện tích đất mà người bị thu hồi đất đang sử dụng và bị thu hồi là đất nông nghiệp khai hoang, đủ điều kiện cấp GCN QSDĐ, cịn diện tích đất nông nghiệp đã được cấp GCN QSDĐ thì chỉ chiếm tỷ lệ thu hồi rất nhỏ, nếu áp dụng cách xác định tỷ lệ thu hồi đất nơng nghiệp căn cứ vào diện tích đất nơng nghiệp đã được cấp GCN QSDĐ thì sẽ gây thiệt thịi cho người bị thu hồi đất.
Còn đối với khoản hỗ trợ hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, cho đến thời điểm này, tác giả chưa có bất kỳ số liệu cũng như thơng tin nào về việc các địa phương tại tỉnh Quảng Ninh tiến hành đào tạo chuyển đổi nghề cho người bị thu hồi đất. Chưa có dự án nào mà trước khi thu hồi đất hoặc trong quá trình lập phương án bồi thường, hỗ trợ mà cơ quan Nhà nước lấy ý kiến của người dân về nhu cầu việc làm sau khi thu hồi đất mà chỉ mặc định khi thu hồi đất sẽ chuyển tất cả các khoản hỗ trợ theo quy định thành tiền để chi trả cho người dân. Về phía người dân do khơng am hiểu pháp luật, cũng như “ Lần đầu tiên” bị thu hồi đất nên chưa đưa ra ý kiến của
mình về hình thức hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới ổn định đời sống về lâu dài cho người bị thu hồi đất. Nếu người bị thu hồi đất cịn trong độ tuổi lao động và có khả năng thích nghi với điều kiện sống với về cơng việc thì mức độ ảnh hưởng giảm bớt, nhưng nếu người bị thu hồi đất có khả năng thích nghi chậm hoặc khơng thể thích nghi với các cơng việc phổ thơng tại địa phương thì cơ quan Nhà nước nên tìm hiểu nguyện vọng về cơng việc của người dân, từ đó có phương