TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi theo tháng của hàm lượng, chất lượng carrageenan và hoạt tính lectin từ rong đỏ betaphycus gelatinus (Trang 31 - 32)

Hình 3.2 Carrageenan chiết tự nhiên

1.4. TỔNG QUAN CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN

TỐC ĐỘ SINH TRƯỞNG, HÀM LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG CARRAGEENAN VÀ HOẠT TÍNH CỦA LECTIN TỪ RONG ĐỎ CARRAGEENOPHYTE

Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn, cường độ ánh sáng, pH, hàm lượng các muối dinh dưỡng được biết đến là các yếu tố ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng của rong biển, qua đó ảnh hưởng đến hàm lượng cũng như chất lượng các hoạt chất sinh học chiết xuất từ chúng. Dưới đây là một số nghiên cứu về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng của các loài rong thuộc chi Kappaphycus và Eucheuma nuôi trồng tại chỗ và B. gelatinus ni trồng trong phịng thí nghiệm.

1.4.1. Yếu tố nhiệt độ nước biển

Nhiệt độ nước biển có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của rong nuôi trồng, carageenophyte, K. alvarezii, K. striatus và E. denticulatum đã được

công bố nằm trong khoảng từ 24,6 – 28,8o C [53, 54, 65, 66]. Trong nghiên cứu về rong K. alvarezii và K. striatus tại Việt Nam [53, 54], nhiệt độ nước

biển được xác định là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng của rong, hàm lượng protein và hoạt tính lectin. Ở rong B. gelatinus nuôi trồng

trong điều kiện phịng thí nghiệm, chúng phát triển tốt ở nhiệt độ khoảng 24 – 28 oC [67, 68, 69].

1.4.2. Yếu tố nitơ tổng của nước biển

Hàm lượng nitơ tổng đã được thông báo cho nuôi trồng rong K. alvarezii và rong K. striatus ở vùng biển vịnh Cam Ranh và vịnh Vân Phong,

về rong K. alvarezii và K. striatus tại Việt Nam [53, 54], hàm lượng nitơ tổng là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng của rong, hàm lượng protein và hoạt tính lectin.

1.4.3. Yếu tố phosphate của nước biển

Hàm lượng phosphate đã được thông báo cho nuôi trồng rong K. alvarezii và rong K. striatus ở vùng biển vịnh Cam Ranh và vịnh Vân Phong,

Khánh Hòa, Việt Nam từ 7 – 41 µgP/L [53, 54, 70]. Hàm lượng phosphate trong nước biển không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ sinh trưởng, hàm lượng protein và hoạt tính lectin ở rong K. alvarezii nuôi trồng tại Việt Nam [53].

1.4.4. Yếu tố độ mặn của nước biển

Phạm vi độ mặn độ để rong eucheumatoid phát triển là từ 29,3 – 34,3 ‰ và từ pH [53, 54, 65, 70, 71, 72]. Ở nghiên cứu nuôi trồng rong B. gelatinus trong điều kiện phòng thí nghiệm, độ mặn trung bình để rong phát

triển tốt nhất là 30 – 35 ‰ [67, 68, 69]. Độ mặn cũng là một yếu tố quyết định đến tốc độ sinh trưởng của rong biển, tuy nhiên ở vùng biển xa các cửa sông và không bị bao bọc trong các vịnh, đầm, phá, độ mặn ít thay đổi qua các tháng trong năm và ảnh hưởng không lớn đến quá trình phát triển của rong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi theo tháng của hàm lượng, chất lượng carrageenan và hoạt tính lectin từ rong đỏ betaphycus gelatinus (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)