7. Kết cấu của luận văn
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
3.3.3.1. Hiện đại hóa ngân hàng
Công nghệ ngân hàng là một yếu tố quan trọng tạo nên sức cạnh tranh của một NHTM, thể hiện: Tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh tốc độ thanh toán và lưu chuyển tiền
75
tệ, tập trung và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh. Thực hiện các giao dịch tức thời tại quầy, kiểm tra kiểm soát từ xa các nghiệp vụ thị trường liên NH, quản lý thông tin báo cáo thống kê và thông tin phòng ngừa rủi ro, quản lý lưu trữ hồ sơ tín dụng, kế toán ngân hàng, đảm bảo an toàn, hiệu quả các nghiệp vụ NH.
Công nghệ tin học của thế giới ngày nay đang mở ra những cơ hội thuận lợi cho NHTM trong chiến lược hiện đại hoá ngân hàng, VTB cần phải đầu tư hơn nữa cho việc phát triển hệ thống công nghệ thông tin của mình, trong đó cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện quy trình cho vay và giám sát chất lượng tín dụng theo các nội dung sau:
(i) VTB đã thực hiện dự án hiện đại hoá và tập trung cơ sở dữ liệu tại Hội sở chính, vì thế cần phát triển và phát huy khả năng giám sát chất lượng tín dụng tức thời của cả hệ thống, quản lý danh mục theo ngành, vùng kinh tế, quản lý hạn mức cho vay của từng DN. Bên cạnh đó, tập trung cơ sở dữ liệu là cơ sở thuận lợi cho việc thực hiện phân loại DN, tính toán RRTD một cách nhanh chóng và chính xác. Việc hiện đại hoá công nghệ ở Hội sở chính và chi nhánh cần được thực hiện đồng bộ để đảm bảo kết nối thông tin thông suốt và xây dựng mạng giao dịch trực tuyến trên toàn quốc đảm bảo Hội sở chính là trung tâm đầu não lưu trữ và xử lý thông tin và điều hành kinh doanh, tạo điều kiện cho việc ứng dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử.
(ii) VTB cần xây dựng và đưa vào ứng dụng các chương trình phần mềm tự động thực hiện phân loại các DN, định hạng rủi ro tín dụng đối với mỗi DN để làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. Ngoài ra, VTB cũng cần xây dựng và đưa vào ứng dụng phần mềm về thẩm định dự án đầu tư đễ hỗ trợ cho cán bộ thẩm định trong việc phân tích DN, dự án vay vốn.
(iii) VTB cần hoàn thiện hệ thống lưu trữ dữ liệu phục vụ cho công tác chấm điểm xếp hạng TDDN. Ngân hàng phải duy trì, thu thập các thông tin quan trọng liên quan đến xếp hạng các DN, khoản vay trong thời gian vay vốn và xử lý tín dụng của DN. định kỳ rà soát dữ liệu nhằm: Bổ sung dữ liệu thiếu do không thu thập tự động từ các nguồn hiện tại của các chi nhánh; xác định các lỗi và sai sót trong dữ liệu thu thập.
76
3.3.3.2. Đổi mới cơ chế cho vay đối với doanh nghiệp
Về thủ tục cho vay: thực tế các DN khi đi vay luôn mong được sớm tiếp cận nguồn vốn vay, chính vì vậy thủ tục của VTB cần đơn giản, gọn nhẹ, hoàn tất hồ sơ vay vốn trong thời gian ngắn nhất nhưng phải đảm bảo đúng và đủ nguyên tắc tín dụng. CBTD cần hướng dẫn DN về những giấy tờ cần thiết một cách rõ ràng. Tuy nhiên, cũng không thể vì đơn giản mà bỏ qua những thủ tục cần thiết.
Về kỳ hạn cho vay: cần điều chỉnh thời hạn cho vay linh hoạt hơn với từng loại hình DN. Việc xác định kỳ hạn cho vay không chỉ đơn thuần căn cứ vào bảng tổng kết tài sản, kế hoạch sản xuất mà còn phải dựa trên kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, các hợp đồng mua bán, tiêu thụ, từ đó xác định kỳ hạn trả nợ đối với khách hàng.
Về lãi suất cho vay: lãi suất là một công cụ quan trọng trong các biện pháp cạnh tranh của VTB. Vì thế việc xác định một mức lãi suất hợp lý là không hề đơn giản. Lãi suất đó phải đảm bảo trang trải đủ chi phí và có lợi nhuận cho VTB nhưng cũng phải đảm bảo là thấp hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân mà các DN đạt được. Ngoài ra, các phương thức cho vay của VTB cần phải đa dạng và phong phú hơn để phù hợp với mọi loại hình DN ở Việt Nam.
Về sản phẩm: sản phẩm là yếu tố mấu chốt để nâng cao chất lượng TDDN, do đó, VTB cần đưa ra các sản phẩm phù hợp với đặc thù của từng ngành mà DN đang hoạt động, đảm bảo được sự cạnh tranh đối với các NHTM khác trên thị trường và nằm trong hoạch định rủi ro của ngân hàng. Các sản phẩm cần được thường xuyên kiểm toán, rà soát thực tế để đưa ra được chính sách phù hợp, đáp ứng nhu cầu của DN một cách tốt nhất.
3.3.3.3. Có chính sách tuyển chọn, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ
VTB cần có những chính sách đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, chú trọng đến việc gửi cán bộ đi đào tạo chuyên sâu, nghiên cứu tìm cách ứng dụng các nghiệp vụ mới. Đồng thời VTB có thể mời các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, các chuyên gia kinh tế, các tác đã có những bài viết được đăng tải trên các trang thông tin của khu vực hoặc thế giới ... về để giảng dạy, chia sẻ hoặc tư vấn cho cán bộ của VTB về kinh nghiệm và kiến thức mà họ đã tích luỹ được trong thực tế.
77
kỹ năng và tố chất tốt, khả năng học hỏi và nắm bắt công việc nhanh, am hiểu về các sản phẩm ngân hàng và thị trường, từ đó có thể rút ngắn thời gian đào tạo dành cho cán bộ mới, giúp cho VTB có thêm nhân lực để có thể triển khai nhiều hơn nữa các sản phẩm tín dụng dành cho DN, đồng thời chiếm lĩnh thị phần và thu hút thêm nhiều hơn nữa các DN đến quan hệ với VTB.
3.3.3.4. Tăng cường mối quan hệ giữa ngân hàng với các hiệp hội và mở rộng hợp tác quốc tế
VTB cần xây dựng mối quan hệ với các hiệp hội như Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hội doanh nghiệp trẻ, ... để tạo điều kiện thu thập thông tin về tình hình sản xuất, nhu cầu vốn của các DN. Đồng thời thông qua hiệp hội đẩy mạnh hình ảnh của ngân hàng tới đông đảo các đối tượng DN, tạo điều kiện mở rộng quy mô tín dụng dành cho DN. Mở rộng hợp tác đối với các tổ chức quốc tế, học hỏi kinh nghiệm về mô hình quản lý tín dụng đầu tư cho các DN của họ, tạo ra các cơ hội nhằm tài trợ về đào tạo, học hỏi kinh nghiệm, góp phần nâng cao các kỹ năng đầu tư cho DN.
78
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Ngày nay với sự tham gia ngày càng nhiều của các NHTM trong việc tiếp cận và lôi kéo các khách hàng là DN trên thị trường, sự cạnh tranh về tính ưu việt của các sản phẩm ngân hàng, về chất lượng dịch vụ đặc biệt là chất lượng TDDN ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt. Để có thể duy trì mối quan hệ với các khác hàng là DN hiện hữu cũng như phát triển thêm các khách hàng là DN mới, VTB Quang Minh phải tập trung các biên pháp nhằm như cải tiến quy định, quy trình cấp tín dụng, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tín dụng mới với chính sách hấp dẫn nhất là chính sách về lãi suất, nghiên cứu các chương trình khuyến mại, các gói hỗ trợ cho các DN.... để từ đó mở rộng thị phần của mình trên thị trường, đồng thời khẳng định vị thế dẫn đầu và uy tín của VTB Quang Minh trong lòng các khách hàng.
Bên cạnh đó, công tác cán bộ tại VTB Quang Minh cũng góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng TDDN của Chi nhánh. Các cán bộ có năng lực, có kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm về từng ngành nghề lĩnh vực của DN, am hiểu thị trường và thấu hiểu được những khó khăn của DN, sẽ duy trì và mở rộng thêm với các DN đã quan hệ với VTB Quang Minh về mặt tín dụng và các dịch vụ của ngân hàng, đồng thời dễ dàng tiếp cận với những DN mới để chiếm lĩnh thị phần.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về chất lượng TDDN và sự hài lòng của KHDN cùng với việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của VTB Quang Minh, chương 3 tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TDDN tại VTB Quang Minh như: nâng cao chất lượng cơ sở vật chất; củng cố và phát triển nguồn nhân lực; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ….nhằm phát triển dịch vụ doanh nghiệp chuẩn bị một cách tốt nhất cho những thách thức khó khăn trong tương lai.
79
KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế như tạo ra một khối lượng lớn hàng hóa và dịch vụ cho nền kinh tế, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, góp phần tập trung vốn của xã hội, thu hút lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Từ vai trò ngày càng quan trọng của các doanh nghiệp, các NHTM đã và đang phát triển các sản phẩm dịch vụ tín dụng dành cho các khách hàng là DN như là một xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng chung của các NHTM trong giai đoạn hiện nay. Nhận thức được điều này, VTB Quang Minh dưới sự chỉ đạo và định hướng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã có những biện pháp cụ thể nhằm tập trung nâng cao chất lượng TDDN. Qua đó VTB Quang Minh đã có được những kết quả rất khả quan, góp phần vào sự tăng trưởng TDDN, giữ vững thị phần hoạt động, tăng cường uy tín và khẳng định thương hiệu của chi nhánh đối với các khách hàng là DN trên địa bàn.
Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan xuất phát từ bên ngoài thị trường, từ các DN, cùng các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ nội tại bên trong ngân hàng, chất lượng TDDN tại VTB Quang Minh trong thời gian qua vẫn bộc lộ một số tồn tại và hạn chế nhất định. Để khắc phục được những điểm hạn chế đó và để nâng cao hơn nữa chất lượng TDDN, VTB Quang Minh cần có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả và thiết thực để vừa có thể tìm kiếm phát triển thêm các khách hàng là DN mới, mở rộng chiếm lĩnh thị phần, đồng thời đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định mà Chính phủ, NHNH ban hành, đảm bảo tính an toàn trong hoạt động TDDN.
Đề tài Luận văn “Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quang Minh” được chọn nghiên cứu để giải quyết một trong những vấn đề quan trọng nhất của các NHTM tại Việt Nam hiện nay.
Đối chiếu với mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn đã hoàn thành được các nhiệm vụ sau:
Một là, xuất phát từ những lý luận cơ bản về NHTM, về TDDN và chất lượng TDDN, luận văn đã hệ thống hoá, phân tích và làm rõ những khái niệm và những vấn
80
đề cơ bản liên quan đến chất lượng TDDN tại các NHTM nói chung cũng như tại VTB Quang Minh nói riêng. Từ đó thấy được vai trò tầm quan trọng của TDDN trong hoạt động tín dụng của NHTM và sự cần thiết của việc nâng cao chất lượng TDDN.
Hai là, trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng TDDN tại VTB Quang Minh trong những năm gần đây, luận văn đã làm rõ những kết quả đạt được trong việc nâng cao chất lượng TDDN của chi nhánh. Luận văn cũng nêu ra những hạn chế và yếu kém còn tồn tại cần khắc phục trong công tác TDDN của VTB QuangMinh, những nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới chất lượng TDDN của chi nhánh. Bên cạnh đó luận văn cũng đã làm rõ những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan của những hạn chế trong việc nâng cao chất lượng TDDN tại VTB Quang Minh.
Ba là, căn cứ vào tình hình thực tiễn và định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói chung và của VTB Quang Minh nói riêng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng TDDN trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và xa hơn nữa là đến năm 2025. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất một số các kiến nghị đối với Nhà nước, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp trên đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng do trình độ nhận thức và sự hiểu biết về lĩnh vực nghiên cứu còn hạn chế; đề tài có liên quan đến nhiều lĩnh vực hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, những bất cập. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và những ai quan tâm đến lĩnh vực này để tác giả hoàn thiện đề tài hơn nữa.
81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. PGS, TS Nguyễn Thị Mùi, Marketing dịch vụ tài chính, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 2009.
2. TS Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2007.
3. TS Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội 2012.
4. Peter Rose, Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 2004.
5. Frederic S. Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2001.
6. Ngân hàng nhà nước, Thông tư 39/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.
7. Thủ tướng chính phủ, Quyết định 986/QĐ-TTg 2018 phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến 2025, định hướng đến 2030, Hà Nội 08/08/2018.
8. Tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001-2015.
9. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quang Minh, Báo cáo kết quả kinh doanh 2014, Hà Nội 2014.
10. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quang Minh, Báo cáo kết quả kinh doanh 2015, Hà Nội 2015.
11. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quang Minh, Báo cáo kết quả kinh doanh 2016, Hà Nội 2016.
12. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quang Minh, Báo cáo kết quả kinh doanh 2017, Hà Nội 2017.
82
cáo kết quả kinh doanh 2018, Hà Nội 2018.
14. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quang Minh, Báo cáo nhân sự 2018, Hà Nội 2018.
15. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Tài liệu đào tạo nghiệp vụ tín dụng.
16. Quốc Hội, Luật các tổ chức tín dụng – 2014.
17. Quốc Hội, Luật doanh nghiệp - 2014
18. Nguyễn Thị Kim Thanh, Định hướng phát triển khu vực ngân hàng đến năm 2020, Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội 2010
19. Sử Đình Thanh (2008), giáo trình Nhập môn tài chính – tiền tệ, nhà xuất bản thống kê.
20. Nguyễn Đức Tú (2012), “Quản lý rủi ro tín dụng của NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ kinh tế.
21. Hoàng Thanh Tùng (2018), “Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Hoàng Mai”, Luận văn thạc sỹ kinh tế
22. Nguyễn Hồng Trang (2016), “Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quang Trung”, Luận văn thạc sỹ kinh tế.
23. Nguyễn Tiến Dũng (2014). “Phát triển cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Nam Đà Nẵng”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế
24. Nguyễn Thanh Mùi (2016), “Hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng