Mọi trường hợp khai thác khoáng sản đều phải có giấy phép khai thác khoáng sản.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật môi trường có hướng dẫn (Trang 43 - 44)

môi trường theo quy định của pháp luật.

Sai. Hoạt động khoáng sản bao gồm: thăm dò và khai thác.

Chỉ tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản mới phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

CSPL: khoản 5 Điều 2, Khoản 3 Điều 30 Luật khoáng sản 2010.

64. Mọi trường hợp cấp giấy phép thăm dò khoáng sản đều thông qua đấugiá quyền khai thác khoáng sản. giá quyền khai thác khoáng sản.

Sai. Ngoài ra, còn có thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn tổ chức,

cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản chứ không nhất định phải thông qua đấu giá mới được cấp phép.

CSPL: Điểm a khoản 2 Điều 40 Luật khoáng sản 2010.

65. Tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thìđương nhiên có quyền chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản đó. đương nhiên có quyền chuyển nhượng giấy phép khai thác khoáng sản đó. Sai. Điểm sai thứ nhất, Tổ chức, cá nhân chỉ chuyển nhựợng quyền khai thác

khoáng sản, chứ không được chuyển nhượng Giấy phép khai thác khoáng sản. Điểm sai thứ hai, ngoài việc đã đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì còn phải có điều kiện khác là đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản, đưa mỏ vào khai thác thì mới có quyền chuyển quyền khai thác khoáng sản.

CSPL: Khoản 1 Điều 66 Luật khoáng sản 2010.

66. Mọi trường hợp khai thác khoáng sản đều phải có giấy phép khai tháckhoáng sản. khoáng sản.

Sai. Hộ gia đình kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này được

phép khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường, khai thác tận thu khoáng sản khi có đủ điều kiện do chính phủ quy định.

Điều 23. Điều kiện của hộ kinh doanh được khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản

Hộ kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật khoáng sản 2010 được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Có dự án đầu tư khai thác khoáng sản ở khu vực đã thăm dò và phê duyệt trữ lượng phù hợp với quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh, thành phố nơi có khoáng sản. Dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có phương án sử dụng nhân lực chuyên ngành, thiết bị, công nghệ, phương pháp khai thác phù hợp.

Có bản cam kết bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Có vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tổng số vốn đầu tư của dự án đầu tư khai thác khoáng sản.

Quy mô công suất khai thác không quá 3.000 m3 sản phẩm là khoáng sản nguyên khai/năm.

Như vậy Hộ gia đình kinh doanh khai thác khoáng sản đáp ứng các điều kiện do chính phủ quy định thì không cần phải có giấy phép khai thác khoáng sản.

CSPL: Theo khoản 3 Điều 52 Luật khoáng sản 2010 và Điều 23 Nghị định

15/2012 NĐ/CP

67.Tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên đều thuộc sở hữu nhà nước. Sai. Nếu rừng sản xuất là rừng trồng thì thuộc sở hữu của chủ rừng – người

được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đâu tư trong thời hạn đuợc giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật Bảo vệ và phát triển rừng và Dân sự.

CSPL: Khoản 4, 5 Điều 3 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004.

Sở hữu của Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân: đối với nguồn lợi thuỷ sản do tự bỏ vốn ra nuôi trồng trên vùng đất có mặt nước hoặc vùng biển được nhà nước giao cho thuê.

Một phần của tài liệu Ôn tập luật môi trường có hướng dẫn (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w