Kinh nghiệm quản lý nguồn thu của một số cơ quan tương đồng:

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ ấn chỉ tại tổng cục hải quan (Trang 40 - 44)

Chế độ quản lý và sử dụng chi phí phát hành các loại ấn chỉ bán thu tiền của ngành Thuế được thực hiện theo Quyết định số 1013/QĐ-TCT ngày 09/7/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, cụ thể như sau:

Cơ quan Thuế các cấp có trách nhiệm in, quản lý, phát hành ấn chỉ bán thu tiền theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật. Kinh phí thực hiện nhiệm vụ in, quản lý, phát hành ấn chỉ bán thu tiền được đảm bảo từ nguồn chi quản lý hành chính của ngành Thuế do Bộ Tài chính giao dự tốn và được thu hồi để hồn trả nguồn kinh phí.

Giá bán ấn chỉ đảm bảo nguyên tắc bù đắp chi phí in, phát hành: Giá bán ấn chỉ được xác định bằng chi phí in cộng chi phí phát hành (Giá bán ấn chỉ = Chi phí in ấn chỉ + Chi phí phát hành).

Ấn chỉ bán thu tiền do Tổng cục Thuế in, phát hành: Tổng cục Thuế xác định giá bán và thông báo cho cơ quan Thuế các cấp thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn quốc.

Ấn chỉ bán thu tiền do Cục Thuế in, phát hành: Cục Thuế xác định giá bán và thông báo cho các Chi cục Thuế trực thuộc thực hiện thống nhất trong phạm vi địa phương.

Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp có trách nhiệm niêm yết giá bán tại nơi bán ấn chỉ và không được thu thêm bất kỳ khoản thu nào ngoài giá bán đã niêm yết.

Các hoạt động thu, chi từ việc bán ấn chỉ (bao gồm chi phí in và phí phát hành) của ngành Thuế phải được phản ánh trên sổ sách, chứng từ kế toán của đơn vị theo đúng quy định tại Quyết định số 2345/QĐ-BTC ngày 11/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chế độ kế tốn áp dụng cho các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính.

thu tiền bán ấn chỉ đều phải cấp hóa đơn cho người mua theo đúng quy định: Bộ phận ấn chỉ thực hiện việc bán ấn chỉ; Phòng/bộ phận Tài vụ trực tiếp thu tiền bán ấn chỉ theo quy định.

Việc thanh, quyết toán tiền bán ấn chỉ thuế giữa cơ quan thuế các cấp: + Hàng tháng, cơ quan Thuế cấp dưới chuyển số tiền thu được từ bán ấn chỉ thuế về tài khoản của cơ quan Thuế cấp trên để theo dõi. Số tiền thu được từ bán ấn chỉ phải chuyển về cơ quan Thuế cấp trên là số tiền bán ấn chỉ thu được trừ phần chi phí phát hành được trích để lại cho đơn vị. Cơ quan Thuế các cấp hướng dẫn cụ thể việc chuyển tiền thu được từ bán ấn chỉ nêu trên.

+ Hàng quý, cơ quan Thuế cấp dưới phải thanh, quyết toán số tiền thu được từ bán ấn chỉ với cơ quan Thuế cấp trên.

- QLNN về thu phí, lệ phí hàng hải là quản lý của các cơ quan nhà nước được pháp luật quy định đối với lĩnh vực hoạch định chính sách thu, xử lý vi phạm trong thu, sử dụng phí, lệ phí hàng hải.

Chủ thể QLNN về thu phí, lệ phí hàng hải, tùy theo quy định của mỗi quốc gia, bao gồm nhiều cơ quan, trong đó cơ cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan tổ chức, quản lý q trình thu phí, lệ phí hàng hải, cơ quan giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm.

Đối tượng QLNN về thu phí, lệ phí hàng hải là các tổ chức cung ứng dịch vụ hàng hải như cơ quan bảo đảm an toàn hàng hải (BĐATHH), các tổ chức hoa tiêu hàng hải, các doanh nghiệp kinh doanh, khai thác luồng hàng hải chuyên dùng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải biển, các doanh nghiệp cảng biển, các tổ chức trong và ngoài nước được nhà nước cho phép đầu tư kết cấu hạ tầng hàng hải và được quyền thu phí. Trong đối tượng quản lý thì khách hàng tiêu dùng dịch vụ hàng hải là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sẽ đóng vai trị vừa là đối tượng bị nhà nước quản lý thu phí, lệ phí, đồng thời là đối tượng thụ hưởng dịch vụ nên có quyền địi hỏi nhà nước phải

phục vụ lại mình với chất lượng tương xứng với các khoản đóng góp phí, lệ phí hàng hải.

Các phương pháp QLNN về thu phí, lệ phí hàng hải tại cảng biển bao gồm phương pháp trực tiếp (thông qua các quy định pháp lý về mức thu, nội dung, và đối tượng thu) và phương pháp gián tiếp (khen thưởng cho người chấp hành tốt và xử phạt người khơng chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về phí, lệ phí hàng hải). Ngồi ra, các cơ quan thu cần phải cung cấp thông tin đầy đủ cho những người có nghĩa vụ nộp phí, lệ phí hàng hải để họ lựa chọn sử dụng dịch vụ cảng biển có lợi cho họ cũng như tự giác thực hiện.

- Quản lý thu bảo hiểm xã hội là quá trình tác động của các cơ quan bảo hiểm xã hội một cách có hiệu lực, hiệu quả thơng qua việc xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật về thu bảo hiểm xã hội; tổ chức bộ máy và quy trình thu bảo hiểm xã hội; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành thu bảo hiểm xã hội nhằm đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời số tiền đóng bảo hiểm xã hội từ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

+ Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội: Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội chính là các cá nhân, các tổ chức có trách nhiệm đóng góp để tạo lập nên quỹ bảo hiểm xã hội.

+ Quản lý căn cứ đảm bảo đóng bảo hiểm xã hội: Trong chính sách bảo hiểm xã hội, tiền lương tiền cơng của người lao động được chọn làm căn cứ đóng do đây là một khoản thu nhập đều đặn hàng tháng của người lao động. Quản lý mức đóng bảo hiểm xã hội bao gồm quản lý căn cứ đóng và tỷ lệ đóng thường xuyên có sự thay đổi.

+ Quản lý tổ chức thu bảo hiểm xã hội: Mơ hình quản lý tổ chức thu 12 bảo hiểm xã hội; Quy trình tổ chức thu bảo hiểm xã hội.

+ Quản lý rủi ro thu bảo hiểm xã hội: Quản lý rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, tồn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm

sốt, phịng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn thu từ ấn chỉ tại tổng cục hải quan (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w