2.1. Tính toán lượng nước tiêu thụ
Mục đích của việc tính lượng nước cấp trong 1 ngày của nhà máy là để biết nhu cầu về nước, từ đó có phương án thiết kế, hệ thống xử lý nước thải đầu vào. Từ phương án thiết kế, ta mới có thể khái toán đưuọc vốn đầu tư mua sắm thiết bị xử lý nước, xây dựng nhà xưởng, xây dựng hệ thống đường ống lắp đặt đến các vị trí dùng nước. Tổng lượng nước cần dùng trong 1 ngày bao gồm:
Nước sản xuất Nước sinh hoạt
Nước tưới cây xanh, cứu hỏa, tưới đường giao thông nội bộ…
Để tính được lượng nước sản xuất, ta phải xác định được các vị trí dùng nước và nhu cầu ở vị trí đó.
2.1.1. Nước dùng trong sản xuất
Đây là lượng nước quan trọng. Lượng nước trung bình cho 1 kg sản phẩm, kể cả nước vệ sinh, lau rửa phòng, xưởng thiết bị là 15 lít/kg.
Lượng nước dùng cho 1 ngày sản xuất là:
Vsx = (20000+15000).15=525000 (l)
2.1.2. Nước dùng cho sinh hoạt:
Nước dùng cho nhà vệ sinh, rửa chân tay: 10 m3/ngày
149
Nước dùng cho nhà ăn tập thể: 30 lít/1 ngày.1 người V2 = 30 x 125 = 3750 (lít/ngày)
Nước dùng cho rửa xe: 200 lít/ngày.1xe. Nhà máy có 2 xe tải để vận chuyển hàng hóa. Trung bình mỗi ngày mỗi xe rửa 1 lần.
V3 = 200 x 2 = 400 (lít/ngày)
Tổng lượng nước dùng cho sinh hoạt là:
Vsh = V1 + V2 + V3 = 10000 + 3750 + 400 = 14150 (lít/ngày) Chi phí nước cho hoạt động phòng cháy chữa cháy:
Vpccc = Vsh /2 = 14150 : 2 = 7075 (lít/ngày) Tổng lượng nước dùng trong 1 ngày của nhà máy là:
Vt = Vsx + Vsh + Vpccc = 525000 + 14150 + 7075 = 546225 (lít/ngày)
Lượng nước dùng trong 1 năm là:
Vnước = Vt x 280 = 546225x280 (lít/năm) = 152943000 (l/năm)=152943 (m3/năm)
2.2. Hệ thống thoát nước trong nhà máy
Nước thải của nhà máy đồ hộp rau quả thường chứa một lượng nhất định vi sinh vật và các hóa chất công nghiệp ngoài các tạp chất vô cơ, bụi bẩn…
Do vậy việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải là cần thiết để đảm bảo cho quá trình sản xuất được bền vững và góp phần bảo vệ môi trường.
Nước từ nhà máy thực phẩm thải ra thường chia làm hai loại:
Nước sạch: Từ các phần nước ngưng, nước làm nguội… loại này có thể tiến hành lắng lọc và tái sử dụng được.
Nước bẩn: là nước từ phân xưởng sản xuất và các nhà vệ sinh thải ra, nước rửa các thiết bị. Nguồn nước này được thải xuống cống của nhà máy và được tập trung lại tai khu xửa lý nước thải vào đường rãnh thoát nước.
Bên trong các phân xưởng đều có cửa cống để thu nhận nước thải và đổ ra hai đường cống ngầm ở hai bên phân xưởng của nhà máy sản xuất chính.
150
Với các chậu rửa, nhà vệ sinh thì cần dùng các phễu hứng nước thải và làm khóa nước xi-phong để tránh bốc mùi hôi thối.
Với nước rửa xe hay nước mưa thì cần bố trí các cửa thu nước xuống cống ngầm. Tổng lượng nước thải trong 1 ngày của nhà máy là:
V= Vt – Vnsp =546225 – (14000 +15000) = 517225 (lít/ngày) Trong đó:
Vt: tổng lượng nước dung trong 1 ngày của nhà máy. Vnsp: tổng lượng nước có trong sản phẩm.
Lượng nước thải trong 1 năm là:
Vnt= 517225 x 280 =144823000 (lít/năm) = 144823 (m3/năm)