.7 PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty vận tải hành khách bằng xe ô tô tại các đô thị ở Việt Nam - Nghiên cứu trường thành phố Hà Nội (Trang 130)

Biến độc

lập Các biến quan sát Cronbach’s α Hệ số tương quan biến tổng

P P1, P2, P3, P4 0,834 >0,6

X1 X1.1, X1.2, X1.3, X1.4, X1.5, X1.6, X1.7 0,875 >0,5

X2 X2.1, X2.2, X2.3, X2.4 0,863 >0,5

X3 X3.1, X3.2, X3.3, X3.4, X3.5, X3.6, X3.7 0,891 >0,6

Theo kết quả của bảng trên, tất cả thang đo các biến độc và phụ thuộc đề có hệ số Cronbach’s α>0,7 và hệ số tương quan biến tổng >0,3, cho biết các biến quan sát phản ánh tốt các khái niệm tương ứng cần đo. Độ tin cậy của thang đo cũng được thể hiện thông qua sựđánh giá của người trả lời khảo sát về những yếu tố mà họ cho rằng thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.

Sau khi đánh giá độ tin cậy, thang đo các biến được kiểm định về giá trị hội tụ và giá trị phân biệt theo phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) đểđánh giá mức độ hội tụ của từng bộ biến quan sát về biến khái niệm mà nó đo lường, cũng như mối quan hệ tương quan trong các bộ biến quan sát đó. Giá trị của thang đo được phản ánh thông qua hệ số tải. Phương pháp trích nhân tốđược sử dụng là Principal Axis Factoring kết hợp với phép xoay Promax, giá trịđiểm dừng trích Eigen ≥1. Chỉ có các biến quan sát có hệ số tải ≥0,5 được chọn để bảo đảm mức ý nghĩa thực tiễn của các thang đo. Kết quả phân tích nhân tố khám phá cụ thể như sau:

Bảng 4. 8 Phân tích giá trị hội tụ và giá trị phân biệt (Ma trận Pattern Matrix) Biến quan sát 1 2 Nhân tố 3 4 X1.1 ,689 X1.2 ,702 X1.3 ,713 X1.4 ,695 X1.5 ,785 X1.6 ,772 X1.7 ,674 X2.1 ,707 X2.2 ,713 X2.3 ,795 X2.4 ,817 X3.1 ,549 X3.2 ,596 X3.3 ,689 X3.4 ,713 X3.5 ,593 X3.6 ,611 X3.7 ,758 P1 ,612 P2 ,566 P3 ,502 P4 ,745 Nguồn: Kết quả phân tích của NCS

Theo kết quảđược thể hiện trên bảng 4.7, có 4 nhân tốđược trích tương ứng với 4 bộ biến quan sát; tất cả các biến đều có hệ số tải >0,5; không có biến nào có vấn đề Heywood Case (hệ số tải >1). Tất cả các bộ biến quan sát đo lượng các nhân tố “Sự quản lý của nhà nước”, “Năng lực của doanh nghiệp” và “Nhận thức của người dân” đều đạt giá trị hội tụ tốt (tất cả hệ số tải của các biến quan sát đều tải cao trên cùng một khái niệm) và giá trị phân biệt tốt (không có giá trị khác biệt đáng kể của hệ số tải của một biến quan sát trên các khái niệm khác).

Đểđánh giá tính đầy đủ và thích hợp của mô hình nghiên cứu, luận án tiến hành phân tích hệ số KMO và đánh giá các nhân tố chung thông qua hệ số trích, đồng thời tiến hành kiểm định Bartlett đểđánh giá mức độ tương quan của các biến quan sát trong tổng thể. Kết quả thu được như sau:

Bảng 4. 9 Kiểm định KMO và Bartlett Hệ số KMO ,879 Kiểm định Bartlett Chi-Square 3088,530 df 416 Sig. ,000 Nguồn: Kết quả phân tích của NCS

Kết quả kiểm định KMO cho thấy hệ số KMO = 0,879 (>0,7) nên mô hình nghiên cứu đạt được tính đầy đủ. Đồng thời, kết quả phân tích nhân tố chung bằng phương pháp trích Pricipal Axis Factoring cũng cho biết tất cả các biến quan sát đều có hệ số trích >0,3 nên mô hình đạt tính đầy đủ và thích hợp.

Kết quả kiểm định Bartlett cho thấy Sig.=0,000 (<0,05) có nghĩa là trong mô hình nghiên cứu, các biến có tương quan với nhau trong tổng thể. Sau khi phân tích phương sai tổng được giải thích, trích ra được 4 nhân tố và 4 nhân tố này giải thích được 68,743% (>50%) biến thiên của các biến quan sát. Phân tích ma trận tương quan nhân tố bằng phương pháp trích Principal Axis Factoring và phép xoay Promax cho thấy các hệ số tương quan giữa các nhân tố đều thấp (<0,7), do đó các bộ biến quan sát không tương quan với nhau.

Bảng 4. 10 Ma trận tương quan nhân tố (Factor Correlation Matrix)

Nhân tố 1 2 3 4 1 1,000 ,485 ,612 ,545 2 ,576 1,000 ,399 ,632 3 ,368 ,584 1,000 ,478 4 ,412 ,443 ,451 1,000 Nguồn: Kết quả phân tích của NCS

Sau khi phân tích độ tin cậy, phân tích nhân tố khám phá và tính đầy đủ, thích hợp của mô hình, NCS tiến hành phân tích nhân tố khẳng định (CFA) bằng công cụ AMOS 20 với dữ liệu sau khi đã thực hiện phân tích EFA. Phân tích sơ bộ giá trị hội tụ của các biến quan sát đo biến độc lập cho thấy phần lớn các giá trị đều >0,7; đồng thời tất cả các hệ số tương quan giữa các cặp biến độc lập đều <0,8. Tiếp theo, NCS tiến hành kiểm định cấc giả thuyết đa biến, cụ thể là xác định các giá trị ngoại lại và giá trị gây ảnh hưởng và kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến. Biểu đồ tán xạ (Scatter/Dot) cho biết tất cả các quan sát khác biệt đều có hệ số Cook’s ~0,15 (<<1) nên không có ảnh hưởng đáng kể tới hệ số ước lượng và tới mối quan hệ giữa các biến trong mô hình. Như vậy mô hình không có giá trị ngoại lai và giá trị gây ảnh hưởng.

Hình 4. 8 Giá trị ngoại lai (outlier) và giá trị gây ảnh hưởng (influential record respondent)

Nguồn: Kết quả phân tích của NCS

Để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, luấn án tiến hành xem xét mối quan hệ (nếu có) giữa các biến độc lập X1, X2 và X3, kết quả thu được như sau:

Bảng 4. 11 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến (multicolonearity)

Coefficients Mô hình Hệ số chưa chuẩn hóa Hệ số chuẩn hóa t Sig. Thống kê đa cộng tuyến B Sai schuẩn ố Beta H

ệ số chấp nhận (Tolerance) Hệ số phóng đại phương sai (VIF) Hệ số chặn ,548 ,232 2,225 ,023 X1 ,238 ,52 ,242 3,846 ,000 ,657 1,568 X2 ,144 ,55 ,184 4,137 ,001 ,635 1,498 X3 ,189 ,47 ,205 3,365 ,000 ,691 1,521 P Nguồn: Kết quả phân tích của NCS

Dựa vào bảng 4.10, có thể kết luận rằng mỗi quan hệ trong mô hình nghiên cứu không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Dựa vào các kết quả phân tích, luận án tiếp tục thiết lập mô hình SEM chuẩn hóa, sau đó tiến hành xem xét ước lượng các hệ số hồi quy và thu được kết quả như sau:

Bảng 4. 12 Các hệ số hồi quy (Regression Weight) của mô hình chuẩn hóa

Biến chHưệa chu số hồẩi quy n hóa Hệchu sốẩ hn hóa ồi quy S.E. C.R. P-value X1 ,284 ,255 ,077 3,215 ,001 X2 ,205 ,185 ,068 2,792 ,005 X3 ,231 ,203 ,071 3,458 ,000

Nguồn: Kết quả phân tích của NCS

Với mẫu đã khảo sát, ở khoảng tin cậy 96%, kết quảước lượng các hệ số hồi quy cho thấy P-value của tất cả các mối quan hệ giữa các biến độc lập X1, X2, X3 với biến phụ thuộc P đều <0,05, do đó các tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc đều mang ý nghĩa thống kê. Đồng thời, tất cả các hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa tương ứng với mỗi tác động đều >0, cho biết tất cả các biến đội lập nói trên đều tác động thuận chiều tới biến phụ thuộc. Xét về mức độ tác động của các biến độc lập tới biến phụ thuộc, kết quả ước lượng các hệ số hồi quy chuẩn hóa cho biết biến X1 có tác động mạnh nhất tới P (hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,255), còn biến X2 có tác động yếu nhất tới biến P (hệ số hồi quy chuẩn hóa là 0,185).

4.3.2.3. Khẳng định mô hình nghiên cứu

Đểđánh giá độ tin cậy của các ước lượng và khẳn định mô hình nghiên cứu, tiến hành kiểm định Bootstrap bằng cách chọn ra 1.000 mẫu bootstrap khác từ mẫu ban đầu gồm 500 quan sát, từđó xác định trung bình của các ước lượng (các trọng số hồi quy); hiệu số giữa trung bình các ước lượng từ bootstrap và các ước lượng ban đầu là độ chệch (bias); trị tuyệt đối các độ chệch này càng nhỏ, càng không có ý nghĩa thông kê càng tốt. Kết quả kiểm định cho thấy, độ chệch giữa các trung bình hệ số hồi quy và ước lượng hệ số hồi quy chuẩn hóa (Estiamte) của mẫu khảo sát ban đầu (chưa tiến hành Bootstrap) đều có giá trị rất nhỏ. Giá trị tới hạn C.R (bằng Bias/SE-Bias) của hầu hết các nhân tốđều có trị tuyệt đối nhỏ so với 2 do đó đô chệch là rất nhỏ, không có ý nghĩa thống kê ở khoảng tin cậy 96%. Như vậy các ước lượng của mô hình là đáng tin cậy được.

Tiếp tục tiến hành kiểm định Post-Hoc bằng công cụ tính toán hiệu lực thống kê với các tham số như sau: số biến độc lập = 3; biến phụ thuộc P có R2 quan sát = 0,75, mữa ý nghĩa 0,05, quy mô quan sát =500, kết quả thu được như sau:

Nguồn: Kết quả phân tích của NCS

Kết quả kiểm định Post-Hoc cho biết hệ số hiệu lực thống kê được quan sát (Observed statistical power) của biến phụ thuộc P = 1,0 nghĩa là nếu có tồn tại các tác động có ý nghĩa (với khoảng tin cậy 96%) giữa các biến thì chắc chắn có 100% cơ hội tìm được tác động đó về mặt thống kê.

Như vậy, qua các kiểm định trên, cho phép NCS có thể khẳng định mô hình nghiên cứu với các giả thuyết nghiên cứu như sau:

Bảng 4. 13 Khẳng định các giả thuyết nghiên cứu

Các giả thuyết nghiên cứu ban đầu Khẳng định

H1 Sự quản lý của Nhà nước có ảnh hưởng thuận chiều tới sự phát

triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt. Chấp nhận

H2 N

ăng lực của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt có ảnh hưởng thuận chiều tới sự phát triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt.

Chấp nhận

H3 triNhận thức của người dân có ảnh hưởng thuận chiều tới sự phát

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

“Nội dung chương 4 đã trình bày những kết quả nghiên cứu chính của luận án này. Trong đó, nghiên cứu sinh đã tiến hành phân tích thực trạng tình hình phát triển của hệ thống dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại thành phố Hà Nội, thực trạng chất lượng của dịch vụ xe buýt. Cùng với đó là kết quả của khảo sát định tính và phân tích định lượng. Qua đó trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra ban đầu, đó là các yếu tố bao gồm sự quản lý của nhà nước, nhận thức của người dân hay năng lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại thành phố Hà Nội. Thang đo của tất cả các biến đều đạt độ tin cậy cao (>0,8), mô hình nghiên cứu đạt được giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, các chỉ số về mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu đềđạt ngưỡng chấp nhận được, tất cả các mối quan hệ trong mô hình đều có giá trị P-value<0,05, ở khoảng tin cậy 96% do đó đều có ý nghĩa thống kê và tất cả các hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa tương ứng với các biến độc lập đều >0 cho biết tất cả các tác động trong mô hình đều là thuận chiều. Kết quảước lượng các hệ số hồi quy chuẩn hóa cho ra kết quả rằng sự phát triển của dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt chịu ảnh hưởng lớn nhất từ sự quản lý của Nhà nước.

Kết quả nghiên cứu này sẽ giúp nghiên cứu sinh có thểđưa ra được những phương hướng, giải pháp và kiến nghị cho các cấp chính quyền và các cơ quan quản lý với mục tiêu phát triển hệ thống dịch vụ VTHKCC bằng xe buýt tại các đô thị khác tại Việt Nam.“

Chương 5: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TẠI CÁC ĐÔ THỊỞ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2020-2025 VÀ TẦM NHÌN 2030 – QUA NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HÀ NỘI

5.1. Những xu hướng chủ yếu tác động phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và mục tiêu phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và mục tiêu phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của các đô thịở Việt Nam

5.1.1. Nhng xu hướng ch yếu tác động phát trin dch v vn ti hành khách công cng bng xe buýt ti các đô th công cng bng xe buýt ti các đô th

“Đô thị hóa diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, hình thành các đô thị cực lớn và nâng cấp các đô thị trong cả nước. Đô thị hóa là hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp truyền thống sang nền kinh tế hiện đại với cơ cấu kinh tế lấy các ngành công nghiệp – dịch vụ làm chủđạo. Cùng với nó, các đô thị trở thành trung tâm cung ứng DVC cho cả nước, cho vùng và cho mỗi lãnh thổđô thị; xuất hiện các xu hướng phát triển không gian đô thị gồm các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, công nghệ, cấu trúc đô thị và môi trường; xu thế phát triển cơ sở hạ tầng và vận tải công cộng gồm các vấn đềđường bộ, điểm trung chuyển nội đô, VTHKCC đô thị, điểm trung chuyển vùng và chính sách; xu thế phát triển nhu cầu vận tải gồm các vấn đề sở hữu phương tiện, tổng nhu cầu đi lại; xu thế giải quyết các vấn đề GTVT gồm các vấn đề tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, tác động môi trường và giảm mức độ phát triển kinh tế. Vì vậy, tổ chức quy hoạch lại hệ thống cung ứng DVC phải được tính toán trong tổng thể quy hoạch phát triển ngành, phát triển vùng lãnh thổ và quy hoạch cho từng đô thị.“

“Nhu cầu đòi hỏi của người dân về quy mô và chất lượng dịch vụ công tại địa bàn đô thị nói chung, vận tải hành khách bằng xe buýt ngày càng cao hơn. Kinh tế tăng trưởng, thu nhập đầu người tăng lên, theo đó, nhu cầu mức sống và chất lượng sống mà người dân đòi hỏi nơi chính quyền phải đáp ứng ngày càng cao hơn. Trong đó, DVC, đặc biệt là DVC thiết yếu, cơ bản là vấn đề trung tâm của chất lượng cuộc sống, bảo đảm quyền an sinh của người dân, đồng thời tạo nền tảng cho phát triển bền vững, phát triển hài hòa.“

“Xu hướng phân quyền quản lý dịch vụ công từ Trung ương cho địa phương và phân tách hoạt động tổ chức cung ứng DVC với hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Quản lý DVC ở nước ta qua hơn 35 năm đổi mới vẫn còn tàn dư của cơ chế bao cấp,

không phù hợp với mô hình tổ chức cung ứng DVC trong nền kinh tế thị trường hiện đại và xã hội mở. Đó là tình trạng tập trung quá mức các tổ chức cung ứng DVC ở các đô thị lớn, chưa quan tâm đầy đủđến đô thị vùng, đô thịđịa phương, đô thị chức năng (đô thịđại học, đô thị y tế,...). Điều đó gây nên tình trạng quá tải đối với các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế, dịch vụ công ích.“

“Cùng với phân cấp, phân quyền là xu hướng phân tách giữa chức năng cung ứng

DVC với chức năng quản lý hành chính nhà nước bấy lâu còn lẫn lộn. Phân tách này

giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước tập trung vào chức năng hoạch định chiến lược, chính sách, thể chế và kiểm tra tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách đó, không lẫn lộn với chức năng cung ứng DVC. Nó cũng giúp cho các đơn vị sự nghiệp công lâp có quyền tự chủ trong xây dựng các chiến lược nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng mô hình quản trị hiện đại để đưa ra dịch vụ tốt nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng. Xu hướng cải cách này còn có tác dụng trong phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng quan liêu, tham nhũng khi lẫn lộn chức năng cung ứng DVC và chức năng quản lý nhà nước.“

“Cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công lập và xu hướng mở rộng tham gia của tư nhân trong cung ứng DVC trên địa bàn đô thị. Đây là một chủ trương nhất quán của

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty vận tải hành khách bằng xe ô tô tại các đô thị ở Việt Nam - Nghiên cứu trường thành phố Hà Nội (Trang 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)