Kết quản tán sỏi và biến chứng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI NGƯỢC DÒNG TÁN SỎI NIỆU QUẢN BẰNG LASE HOLIMIUM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA MAI SƠN TỪ THÁNG 122020 ĐẾN 072021 (Trang 56 - 58)

4.5.1. Kết quả tán sỏi

Kết quả tán sỏi phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như lựa chọn bệnh nhân, trang thiết bị, kinh nghiệm và kĩ năng của phẫu thuật viên, và sự phối hợp của cả ekip tán sỏi.

Theo kết quả nghiên cứu thì có 25 trường hợp tán sỏi thành công chiếm 92.6%, có 2 trường hợp tán sỏi thất bại chiếm 7.4%. Trong nhóm tán sỏi thành công, có 20 trường hợp đạt kết quả tốt chiếm 74.07%,4 trường hợp kết quả trung bình chiếm 14.81%, và có 1 trường hợp kết quả kém chiếm 3.7%.

So sánh với một số tác giả khác

Tác giả Thành công Thất bại

Nguyễn Hoàng Đức (2008) 76,3% 23,7%

Vũ Lê Chuyên (2005) [22] 85,71% 14,29%

Nguyễn Kim Cương (2012) 93,8% 6,2%

Youssef và cộng sự (2009) 88,4% 11,6%

57

4.5.2. Nguyên nhân thất bại

Trong số 2 trường hợp tán sỏi thất bại thì có các nguyên nhân sau. Nguyên nhân do không đưa máy soi tiếp cận được sỏi là 50%. Còn nguyên nhân do sỏi chạy lên thận là 50%.

4.5.3. Các tai biến và biến chứng của tán sỏi niệu quản nội soi

Tán sỏi nội soi bằng laser là một can thiệp ít xâm hại, tuy nhiên các tai biến, biến chứng vẫn có thể xảy ra. Theo Youssef (2009), tỉ lệ biến chứng có thể gặp khoảng 14%. Các biến chứng thường gặp là: nhiễm khuẩn tiết niệu, chảy máu, thủng đứt niệu quản. Tùy theo mức độ của biến chứng mà có cách điều trị khác nhau như điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật để xử lí.

4.5.4. Chảy máu sau tán

Các bệnh nhân sau tán sỏi đều được đặt ống thông niệu đạo. Qua theo dõi thấy nhiều bệnh nhân có nước tiểu hồng sau tán, và hết sau 1-2 ngày. Chỉ coi là biến chứng chảy máu khi nước tiểu đỏ > 2 ngày hoặc chảy máu nhiều cần phải truyền máu.

Trong nghiên cứu này có 3 trường hợp chảy máu sau tán chiếm 11.11% nhưng không cần phải truyền máu

Theo 1 số nghiên cứu khác Nguyễn Kim Cương (2012) biến chứng chảy máu chiếm 3,1%.

4.5.5. Nhiễm khuẩn tiết niệu

Nguyên nhân của nhiễm khuẩn tiết niệu sau tán sỏi là do vô khuẩn không tốt trong quá trình tán sỏi, do vi khuẩn từ niệu đạo theo ống soi lên niệu quản, hoặc do vi khuẩn đang ẩn nấp trong sỏi được bung ra vào nước tiểu trong quá trình tán sỏi. Một số yếu tố lâm sàng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn là thời gian tán sỏi kéo dài, tỷ lệ sót sỏi, sỏi nhiễm khuẩn, tổn thương niệu quản trong quá trình tán.

Như vậy để hạn chế nhiễm khuẩn trong quá trình tán sỏi, vô khuẩn trong quá trình tán là rất quan trọng, đồng thời phải kiểm soát được tình trạng nhiễm khuẩn trước khi tán sỏi, ngoài ra trong quá trình tán không được bơm nước với áp lực quá cao.

58

Trong 27 trường hợp nghiên cứu thì có 1 trường hợp sốt sau tán chiếm tỉ lệ 3.7%. Tỉ lệ này cũng tương tự như 1 số nghiên cứu khác Nguyễn Minh Quang (2003) là 2%, Vũ Lê Chuyên (2006) là 4,8%.

4.5.6. Thủng, đứt niệu quản

Tai biến tổn thương niệu quản thường do nguyên nhân can thiệp thô bạo, thường phát hiện ngay trong quá trình tán sỏi. Các yếu tố liên quan đến tổn thương niệu quản gồm: Sỏi bám dính vào thành niệu quản, niệu quản gấp khúc, kinh nghiệm của phẫu thuật viên.

Tùy theo mức độ tổn thương niệu quản mà có thái độ xử lí khác nhau. Thông thường niêm mạc niệu quản liền sau 3 tuần, cơ thành niệu quản liền sau 7 tuần. Trong quá trình tán phát hiện thủng niệu quản thì xác định lại đúng đường đi của niệu quản, tiếp tục tán sỏi làm thông niệu quản, và đặt ống thông JJ 6-8 tuần. Trong trường hợp thủng niệu quản mà không tìm lại được đường lên niệu quản, không đặt được ống thông JJ thì phải mổ mở. Đối với tai biến đứt niệu quản thì chuyển mổ mở tạo hình lại niệu quản là phương pháp duy nhất.

Trong nghiên cứu của chúng tôi thì có 1 bệnh nhân bị thủng niệu quản. Vũ Lê Chuyên (2006) tán sỏi cho 45 trường hợp thì có 1 trường hợp thủng niệu quản (2,2%).

4.5.7. Thời gian hậu phẫu

Tán sỏi nội soi là phương pháp ít xâm lấn vì thế thời gian hậu phẫu ngắn, bệnh nhân đỡ đau nhiều, bình phục nhanh

Theo nghiên cứu thời gian hậu phẫu trung bình là 2.15 ngày. Phần lớn bệnh nhân nằm hậu phẫu 2 ngày với 24 trường hợp chiếm 88.89%. Và nhiều nghiên cứu khác cũng có thời gian hậu phẫu tương tự. Dương Văn Trung (2004) thời gian hậu phẫu trung bình là 2,3 ngày [21],

4.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tán sỏi nội soi niệu quản ngược dòng bằng Laser

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI NGƯỢC DÒNG TÁN SỎI NIỆU QUẢN BẰNG LASE HOLIMIUM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA MAI SƠN TỪ THÁNG 122020 ĐẾN 072021 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)