2. Những nội dung cốt lõi tuyên tuyền về chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
2.2. Vai trò, nhiệm vụ, chức năng của công tác tuyên truyền
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc hiện nay, công tác tuyên truyền trên các “kênh thông tin” có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cƣờng sự nhất trí tƣ tƣởng của toàn Đảng, sự thống nhất về chính trị và tinh thần của toàn dân; nâng cao ý chí phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới; đấu tranh chống diễn biến hoà bình, giữ vững trận địa tƣ tƣởng XHCN; bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội; thúc đẩy mạnh mẽ phong trào cách mạng của nhân dân…Vai trò quan trọng và nội dung tuyên truyền về chiến thắng Điện Biên Phủ đƣợc thể hiện:
2.2.1. Về chính trị và việc hoạch định chính sách
Bất cứ chế độ chính trị nào trên thế giới đều sử dụng và khai thác triệt để các phƣơng tiện thông đại chúng nhằm phục vụ, củng cố và duy trì chế độ chính trị của mình. Bất cứ một chính khách, một đảng phái trong một tổ chức chính trị nào, nếu nắm đƣợc trong tay công cụ tuyên truyền là có thể tạo ra dƣ luận hƣớng dẫn dƣ luận và cuối cùng nắm đƣợc quần chúng và sử dụng họ hƣớng vào mục đích đã định.
Trong xã hội hiện đại, ngƣời nào nắm đƣợc công cụ tuyên truyền là có thể điều khiển con ngƣời theo ý muốn, có nghĩa là dùng công cụ tuyên truyền để hằng ngày phát đi những thông điệp chính trị nhằm giáo dục ý thức, tƣ tƣởng, thuyết phục quần chúng làm theo ý muốn của mình. Những thông điệp này đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần, dần dần hình thành trong đầu ngƣời nhận thông điệp những ý thức mới, những tƣ tƣởng mới. Nói một cách khác, để có đƣợc ý thức chính trị, giác ngộ chính trị trong quần chúng là nhờ các phƣơng tiện tuyên truyền tác động đến họ qua những thông tin có chủ đích mang khuynh hƣớng tƣ tƣởng chính trị. Vì thế, ở xã hội tƣ bản, nhiều trƣờng hợp nhân dân bị nhầm lẫn trong cách lựa chọn ứng cử viên trong bầu cử là do chính những thông điệp từ tuyên truyền.
Tuyên truyền là công cụ thông tin sắc bén của Đảng, Nhà nƣớc và các tổ chức chính trị - xã hội để giáo dục, thuyết phục, hướng dẫn dư luận trong nhân dân xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì thế, công tác tuyên truyền luôn phải bám sát đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng, đƣa những đƣờng lối, chủ trƣơng đó vào công chúng và biến nó thành "ý Đảng, lòng dân", phục vụ nhu cầu, lợi ích của nhân dân, vì sự tiến bộ xã hội.
2.2.2. Về thực hiện chính sách
Thông qua các công cụ và sự kiện lịch sử Điện Biên dùng làm phƣơng tiện để truyền đạt, hƣớng dẫn quần chúng nhận thức đầy đủ, đúng đắn giá trị và ý nghĩa của sự kiện để trân trọng và thực hiện nghiêm chỉnh mọi chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc. Có chủ trƣơng chính sách đúng là cực kỳ quan trọng, quyết định phƣơng hƣớng phát triển của đất nƣớc, nhƣng cũng chƣa đủ, mà phải tổ chức thực hiện, thắng lợi chủ trương, chính sách đó, đưa chủ trương chính sách vào cuộc sống. Công tác tuyên truyền, và
tuyên truyền giúp cho cán bộ và quần chúng hiểu rõ chính sách là một bộ phận trong khâu tổ chức thực hiện chính sách. Đồng thời, chống lại các luận điệu phản tuyên truyền, các nhận thức và hành động không đúng với pháp luật, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc và đạo lý xã hội đối với chiến thắng lịch sử Điện Biên. Hoạt động tuyên truyền trong lĩnh vực chính trị rất phong phú và
đa dạng. Để làm tốt chức năng của mình trên lĩnh vực này, ngƣời làm công tác tuyên truyền phải luôn luôn nắm vững nghệ thuật hoạt động chính trị - xã hội cũng nhƣ các phƣơng pháp, phƣơng tiện một cách có nguyên tắc. Cố Tổng bí thƣ Nguyễn Văn Linh đã nói: "Phải nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật". Chúng ta có chính nghĩa trong tay, chúng ta không sợ sự thật. Ngƣời làm công tác tuyên truyền phải hiểu biết sự kiện, sự việc và dự đoán đƣợc sự phát triển của nó trong những bối cảnh lịch sử cụ thể. Phải trung thực, phản ảnh các sự kiện, sự việc đúng với bản chất của nó để diễn đạt một cách sắc sảo, hấp dẫn, thu phục đƣợc ngƣời đọc, ngƣời nghe, ngƣời xem. Đó là những điều kiện hết sức quan trọng để công tác tuyên truyền cống hiến đƣợc nhiều nhất những mục tiêu chính trị của Đảng và Nhà nƣớc.
2.2.3. Về phát triển kinh tế
Từ rất xa xƣa đã xuất hiện những ngƣời làm nghề kinh doanh tin tức và sự kiện. Nhu cầu quan trọng của con ngƣời là nhu cầu thông tin hiểu biết các sự vật và hiện tƣợng xã hội. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm nức lòng thế giới, nhân loại bắt đầu từ sau đó đã có nhu cầu tìm biết về chung quanh sự kiện này. Thúc đẩy thông tin về Điện Biên Phủ là thúc đẩy sự giao lƣu và góp phần gia tăng nhu cầu thông tin kinh tế xã hội.
Ngày nay, ở những nƣớc công nghiệp phát triển với máy móc hiện đại, có thể làm ra bất cứ mặt hàng nào để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của xã hội. Trong điều kiện đó, vấn đề thiết yếu để nền kinh tế đứng vững và phát triển là tiêu thụ sản phẩm. Và hơn bất cứ phƣơng tiện nào khác, địa chỉ lịch sử nổi danh đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực thông tin, quảng cáo các mặt hàng đến ngƣời tiêu dùng; hỗ trợ mạnh mẽ cho sản xuất và tiêu dùng phát triển.
Nhiều trƣờng hợp quảng cáo đã trở thành "công cụ cƣỡng bức" ngƣời tiêu dùng bằng thông tin. Việc đó không thể coi là tính ƣu việt của tuyên truyền, nhƣng chúng vẫn còn mang tính phổ biến, nhất là ở các nƣớc đang phát triển. Vì thế không ít ngƣời mua hàng không phải vì nhu cầu mà do ảnh hƣởng của quảng cáo gây nên. Có nghĩa là ngƣời mua hàng không đƣợc tự do lựa chọn món hàng
mình ƣu thích, mà đã bị chọn theo ý muốn của nhà quảng cáo bởi những giá trị của lịch sử xã hội mà nó mang đến.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, tuyên truyền lịch sử là sức mạnh tạo nên thắng lợi trong cạnh tranh. Địa chỉ đỏ có vai trò to lớn trong việc cung cấp những thông tin có giá trị đó. Các lĩnh vực thông tin kinh tế cần sự tác động của sự kiện đối với thị trƣờng, háng hoá. Tự thân nó cũng sẽ tạo ra sức tiêu thụ, thị hiếu tiêu dùng.
Đất nƣớc ta đang chuyển mình mạnh mẽ vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá để nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu. Đó là mục tiêu chung của toàn dân tộc, cũng là mục tiêu của tuyên truyền. Những ngƣời chiến sỹ trên mặt trận văn hoá, tƣ tƣởng của Đảng phải không ngừng nâng cao chất lƣợng thông tin, đặc biệt là thông tin về kinh tế. Khai thác và phát hiện những điển hình tiên tiến, những kinh nghiệm làm ăn giỏi, gƣơng ngƣời tốt, việc tốt…làm cho những thông tin đó có sức lan toả mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội đƣợc hình thành và kết nối giữa quá khứ và hiện tại.
2.2.4. Về lĩnh vực văn hóa
Giá trị tiêu biểu của di tích lịch sử Điện Biên Phủ là giá trị đặc biệt về lịch sử văn hóa. Di tích chiến trƣờng Điện Biên Phủ tập trung chủ yếu ở thành phố Điện Biên Phủ và rải rác ở một số địa phƣơng trong tỉnh. Vậy nên giá trị văn hóa là giá trị rất tiêu biểu, mang bản sắc riêng trong lòng địa giới tự nhiên và xã hội Điện Biên.
Văn hoá là một lĩnh vực không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trên thế giới dù ở hình thái kinh tế - xã hội nào, mỗi dân tộc đều có nền văn hoá riêng trong quá trình hình thành và phát triển. Vì lẽ đó, mỗi dân tộc đều có nền văn hoá đặc sắc của mình. Nhiều bản sắc văn hoá riêng hợp thành, tạo nên sự đa dạng, phong phú của văn hoá nhân loại. Nếu nền văn hoá dân tộc mất dần bản sắc, thì nền văn hoá chung của nhân loại dần dần bị khô cứng đơn điệu. Từ đó văn hoá đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu và phản ánh trong các chƣơng trình, sản phẩm của tuyên truyền quảng bá. Công chúng có thể tiếp nhận các tri thức văn hoá từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ qua sách vở,
trƣờng học, nhà hát, lễ hội…nhƣng nguồn trực tiếp thƣờng xuyên vẫn là các phƣơng tiện truyền thông đại chúng và trực quan hằng ngày. Thông qua các chƣơng trình, hình thức ấy, công chúng có thể hƣởng thụ và nâng cao thêm tri thức văn hoá của mình.
Vai trò của chính trị của sự kiện lịch sử Điện Biên trong lĩnh vực văn hoá thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất, làm giàu có và tô đẹp thêm cho truyền thống và vốn văn hoá dân
tộc, thông qua các hình thức thể hiện về mặt ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ hình ảnh và ngôn ngữ về thơ ca, nhạc họa. Trong quá trình vận hành sáng tạo ra nhiều từ mới, thuật ngữ mới, trong việc chuẩn ngôn ngữ nói và viết, góp phần làm giàu tiếng Việt.
Thứ hai, qua các tác phẩm, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, âm
nhạc và các lĩnh vực khác có thể đƣợc đăng tải, truyền bá rộng rãi trong công chúng.
Thứ ba, qua các kênh tuyên truyền nhƣ báo chí, hội họa, điện ảnh, giá trị
của chiến thắng và di tích Điện Biên công chúng có thể tiếp nhận nhiều tri thức văn hoá nhƣ quan niệm, truyền thống, ý nghĩa, giá trị...gia tăng cƣờng độ giao lƣu, tạo ra và hòa nhập với lối sống, sinh hoạt từ nhiều phong cách bản sắc khác nhau…gom gộp lại của các dân tộc trên thế giới.
Thứ tư, Tuyên truyền về Điện Biên Phủ góp phần nâng cao trình độ văn
hoá, thông tin làm cho mọi ngƣời trong nƣớc và trên thế giới hiểu nhau, xích lại gần nhau, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, đồng thời cùng học tập, tiếp thu đƣợc giá trị lịch sử và nền văn hoá đa dạng, phong phú của mỗi dân tộc mở Điện Biên để làm giàu cho văn hoá dân tộc quốc gia của mình.
Do vậy, vấn đề bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị văn hoá (vật thể và phi vật thể Điện Biên Phủ) của dân tộc là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Vấn đề này trở nên cấp thiết hơn khi nền kinh tế thị trƣờng phát triển, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá. Tuy nhiên, việc giao lƣu văn hoá trên thế giới, bên cạnh mặt tích cực, còn có mặt tiêu cực không thể xem nhẹ. Mặt tiêu cực đó chính là lối sống thực dụng có nguy cơ lấn át các giá trị tinh thần, coi trọng đồng tiền, coi nhẹ
nhân phẩm, đạo đức, luân lý, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Sự du nhập ồ ạt của văn hoá ngoại lai, kệch cỡm phần nào đã mài mòn văn hoá truyền thống. Những thông tin có định hƣớng trong tuyên truyền có vai trò cực kỳ to lớn trong việc nâng cao nhận thức, thẩm mỹ, giáo dục và giải trí đối với nhân dân. Thông qua các sản phẩm của mình từ di tích chiến thắng, công tác tuyên truyền cần phải có nhiệm vụ truyền bá những tiêu chuẩn và các giá trị tinh thần đƣợc xã hội công nhận. Xây dựng ý thức công dân, chống lại những quan niệm và hành đông lệch lạc với chuẩn mực, qua đó giúp mọi ngƣời hoàn thiện mình và các quan hệ xã hội phát triển lành mạnh.
Phát huy giá trị chiến thắng Điện Biên và xây dựng khai thác các tiềm năng, thế mạnh về mọi mặt của tỉnh Điện Biên để tạo ra bản sắc là góp phần quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Muốn thực hiện tốt vai trò của mình, phải nắm vững đƣờng lối quan điểm của Đảng về văn hoá. Đảng ta coi văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Tiên tiến là yêu nƣớc và tiến bộ xã hội mà nội dung cốt lõi là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu tất cả vì con ngƣời, vì hành phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con ngƣời trong mối quan hệ hài hoà giữa cá nhân và cộng đồng, giữa xã hội và tự nhiên. Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng dân tộc Việt Nam, đƣợc vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc. Đó là lòng yêu nƣớc nồng nàn, ý chí tự cƣờng dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã- Tổ quốc; Lòng nhân ái khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống. Bản sắc văn hoá dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lƣu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hoá dân tộc khác. Giữ gìn bản sắc dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục, tập quán, lề thói cũ.
2.2.5. Về đối nội, đối ngoại và các vấn đề xã hội
Chiến thắng Điện Biên Phủ, với sự tồn tại khá đậm đặc di sản của di tích giữ vai trò hết sức quan trọng. Lịch sử cho thấy, bất kỳ một lực lƣợng cầm quyền nào trong các quốc gia trên thế giới đều sử dụng truyền thống quá khứ nhƣ một công cụ quan trọng để tác động vào tƣ tƣởng, tình cảm của công chúng, nhằm tạo ra những định hƣớng có chủ đích.
Không chỉ vậy, nó còn là vũ khí tƣ tƣởng có ý nghĩa tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể, điều này càng phù hợp với thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.
Trong điều kiện toàn cầu hoá, kinh tế tri thức, hội nhập, mở cửa thông tin và phát triển du lịch.... Có thể khái quát vai trò, ý nghĩa và giá trị của chiến thắng Điện Biên lịch sử góp phần quan trọng trong đời sống xã hội trên những mặt sau:
- Là kênh thông tin góp phần kết nối, tạo lập dƣ luận, định hƣớng và hƣớng dẫn dƣ luận.
- Cung cấp kiến thức và thông tin về lịch sử chiến trƣờng Điện Biên Phủ, về cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc và tình hình thời sự trong nƣớc và quốc tế cho nhân dân thông qua tuyên truyền, giao lƣu kết nối.