Những thuận lợi và hạn chế trong thực hiện Dự án

Một phần của tài liệu DS16_2015 (Trang 31 - 32)

Hải phòng

Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là tổ chức tài chính phi lợi nhuận, tài trợ phát triển. VDB tập trung vào việc tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng (điện, nước, giao thông, xử lý môi trường, khu công nghiệp, hạ tầng xã hội...); cho vay ưu đãi trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi. VDB đang tài trợ thí điểm các dự án cơ sở hạ tầng bền vững với các khoản vay thương mại, gồm: Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng: 2,2 tỷ USD; Dự án Nhà máy Điện gió Bạc Liêu: 250 triệu USD.

Đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng kết nối Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng dài 105 km, được thiết kế 6 làn xe, tốc độ tối đa 120km/h. Tổng vốn đầu tư là 2,2 tỷ USD, bao gồm chi phí xây dựng, thu hồi đất, lãi suất trong thời gian thực hiện dự án. Hình thức đầu tư BOT, thời hạn 30 năm. Chủ đầu tư dự án là Tổng Công ty hạ tầng và đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI). Thời gian xây dựng từ năm 2008 - 2015 (bao gồm lập kế hoạch dự án, thu hồi đất, thiết kế, xây dựng).

Cơ chế tài trợ cho vay thí điểm Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là: Huy động vốn trong nước, ngoài nước theo lãi suất vay vốn trên thị trường, kỳ hạn vay theo kỳ hạn của hợp đồng BOT (30 năm); Cho vay bằng VNĐ 70% và ngoại tệ 30%; Được Chính phủ bảo lãnh nếu có yêu cầu của các ngân hàng nước ngoài; Được bảo đảm bằng tài sản và quyền thu phí.

Những thuận lợi và hạn chế trong thực hiện Dự án Dự án

Thuận lợi: Thực hiện các chính sách của Chính phủ về tài trợ cơ sở hạ tầng bền vững. Được sự ủng hộ mạnh mẽ từ Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền địa phương. Được hưởng lợi từ khả năng huy động vốn

trung và dài hạn cũng như kinh nghiệm của VDB trong tài trợ các dự án phát triển và giải ngân vốn vay nước ngoài. Được Chính phủ bảo lãnh cho các khoản vay nước ngoài trong trường hợp cần thiết.

Hạn chế: Việc tiếp cận với các nguồn tài chính trong nước còn hạn chế do thị trường vốn trong nước còn non yếu; Vay thương mại từ các ngân hàng nước ngoài điều kiện cho vay khắt khe, lãi suất vay cao, tốn thời gian, nhiều điều kiện ràng buộc đối với các nhà thầu, bảo hiểm tín dụng; Các dự án cơ sở hạ tầng thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, tài chính dài hạn, lãi suất không thể đoán trước, nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ nên kém hấp dẫn các nhà đầu tư; Phức tạp trong quản lý rủi ro khoản vay của Dự án.

Tóm lại: Tại Việt Nam, tài trợ cơ sở hạ tầng bền vững là nhu cầu cấp bách và cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây là ngành công nghiệp đầy tiềm năng, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức cho VDB và các nhà đầu tư.

Tài trợ tài chính cho cơ sở hạ tầng bền vững đòi hỏi phải có điều kiện đầu tư đáng tin cậy để giảm thiểu rủi ro. Tính nhất quán trong chính sách và hỗ trợ của Chính phủ là rất quan trọng. Đối với VDB, việc tiếp cận các khoản vay trung và dài hạn để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng bền vững là rất quan trọng. Cần tiến hành phân tích tình hình tài chính dự án đồng thời đánh giá khả năng huy động vốn trung và dài hạn để hạn chế các rủi ro có thể đối với dự án.

HoA NGUyễN - THU HiềN (lượC TríCH)

Với tình đoàn kết hữu nghị, Chính phủ Việt Nam dành những khoản tín dụng ưu đãi để giúp Chính phủ Campuchia và Lào xây dựng đường quốc lộ, góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội.

Cả 2 dự án này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) giao cho Sở Giao dịch I thực hiện, đến nay cả 2 dự án đều đã hoàn thành và phát huy hiệu quả đầu tư; đồng thời góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc Việt Nam-Lào- Campuchia, thông qua việc cho vay đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.

Một phần của tài liệu DS16_2015 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)