Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cho ta thấy cần thiết phải thực hiện công tác quản lý nhà nướcvề đất đai đặc biệt là công tác địa chính. Bên cạnh những kết quả đạt được và những yếu tố thuận lợi trên, công tác quản lý, sử dụng đất hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện như công tác lập và quản lý HSĐC chưa đồng bộ, kịp thời; quy hoạch, kế hoạch tổng thể và chi tiết còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; các vi phạm về đất đai như lấn chiếm, xây dựng nhà ở trái phép, sai phép, không phép; chuyển nhượng đất đai bất hợp pháp vẫn còn diễn ra…Quản lý nhà nướcvề địa chính là một nội dung rất quan trọng, là nền tảng cho việc bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, là điều kiện để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ đảm bảo cho đất đai được sử dụng một cách triệt để. Việc thực hiện tốt công tác quản lý địa chính không chỉ tạo tiền đề mà còn là điều kiện hết sức cần thiết cho việc triển khai thực hiện tốt các nội dung, nhiệm vụ quản lý nhà nướcvề đất đai.
Trong những năm tới, với mục tiêu hoàn thiện theo hướng hoàn chỉnh, hiện đại, đáp ứng yêu cầu của quản lý, UBND quận Hai Bà Trưng tập trung thực hiện theo phương hướng sau:
Thứ nhất, ổn định quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất là cơ sở cho việc quản lý địa chính.
Bên cạnh việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch cần rà soát lại quy trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch để có được tính khả thi, dân chủ và đủ công cụ
58
để đảm bảo tính thực thi, tránh tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo”. UBND quận cần rà soát lại từng khu vực để công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xem xét lại khu vực cần tiếp tục thực hiện, khu vực nào không có khả năng thực hiện thì quyết tâm công bố huỷ bỏ để giải phóng các nguồn lực đang bị “chết”, hoặc đang nằm im. Công khai hoá, minh bạch hoá các mối quan hệ mang tính “lịch sử”, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công chúng về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất . Tạo điều kiện giảm bớt tình trạng tham nhũng, hối lộ xảy ra khá phổ biến hiện nay, gây thiệt hại không nhỏ cho người dân và Nhà nước.
Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài vì sẽ xác lập ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nướcvề địa chínhvà làm cơ sở để tiến hành phân bổ quỹ đất cho các ngành, lĩnh vực nhằm thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; khắc phục các mâu thuẫn, chồng chéo trong sử dụng đất giữa các ngành, lĩnh vực; là cơ sở để các ngành, lĩnh vực lập quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; định hướng cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đầu tư có hiệu quả vào đất đai. Đồng thời đây cũng là công cụ để huyện thống nhất quản lý về đất đai; là căn cứ để thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sửdụng đất ; là căn cứ để thực hiện công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nguồn tài nguyên đặc biệt và hữu hạn.
Tăng cường công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, cần tăng cường ở bề rộng và chiều sâu.
Bên cạnh việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch cần rà soát lại quy trình xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất để có được tính khả thi, dân chủ và đủ công cụ để đảm bảo tính thực thi. Như vậy, cần xây dựng một lực
59
lượng có kinh nghiệm và trình độ cao để thực hiện công tác kiểm tra phương án quy hoạch đồng thời kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp.
Thứ hai, tăng cường thanh tra đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo của dân về đất đai.
Trong những năm vừa qua, công tác thanh tra đất đai ít được quan tâm, tiêu cực đã xuất hiện trong công tác này. Tình trạng giao đất nhiều nhưng không sử dụng xảy ra nhiều gây tình trạng lãng phí đất đai. Vì vậy tăng cường thanh tra đất đai bằng cách giao nhiệm vụ cụ thể cho các cấp, ngành đồng thời cấp kinh phí cho người làm công tác này. Còn việc giải quyết khiếu nại tố cáo về đất đai được hợp tình, hợp lý thì cần sử dụng biện pháp tổng hợp bởi đây là những vấn đề do lịch sử để lại và những bất cập ở hiện tại mang tới.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nướcvề
địa chính.
Cần xác định ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý địa chính là quan trọng nhất. Việc này có vai trò quan trọng, tạo bước đột phá trong công tác quản lý, cải cách thủ tục hành chính. Do vậy, để công tác quản lý địa chính được chặt chẽ, khoa học thì ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hóa các quy trình nghiệp vụ, dịch vụ và tác nghiệp chuyên môn tại cơ sở là rất cần thiết nhằm:
Tăng cường khả năng tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cơ sở, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, xử lý và khai thác dữ liệu đất đai. Đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nướcvề đất đai trong tình hình mới.
UBND các phường phải ứng dụng các phần mềm chuyên ngành (phần mềm Landinfo) phục vụ công tác quản lý.
60
Với việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý địa chính đã góp phần nâng cao hiệu quả công việc, nhất là thống kê, kiểm kê đất đai và thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, đo đạc, lập BĐĐC. Khi có số liệu đo đạc ngoài thực địa, cán bộ đo đạc sử dụng các phần mềm ứng dụng để xây dựng bản đồ theo hệ tọa độ chuẩn. Do đó, số liệu đo đạc có độ chính xác cao hơn so với cách làm thủ công trước đây.
Cần áp dụng nhiều phần mềm hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu quản lý địa chínhtrong tình hình hiện nay.
Thứ tư, tạo lập cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai thuận lợi cho tra cứu, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thay thế cho việc lập HSĐC dạng giấy hiện nay.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai sẽ phục vụ đắc lực tác nghiệp chuyên môn như đăng ký cấp GCNQ sử dụng đất, quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng... được thực hiện chính xác, rút ngắn thời gian. Thông tin đất đai được truy vấn, khai thác đơn giản, thuận tiện làm tăng hiệu quả công việc. Thay đổi cách các điều hành công tác HSĐC theo phương pháp hiện đại, phát hiện và làm chuẩn hóa kết quả giải quyết công việc của cán bộ cấp dưới, tăng cường tư duy, năng lực cán bộ.
Thứ năm, tăng cường pháp chế trong quản lý nhà nướcvề địa chính
Xây dựng, hoàn thiện Luật đất đai với nội dung đáp ứng cho được nhu cầu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá: một là tiếp tục xác lập chế độ sở hữu toàn dân về đất đai; hai là, tiếp tục xác lập chế độ sử dụng đất ; ba là, xây dựng hệ thống tài chính đất đai hợp lý tạo cơ sở để xây dựng và phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, tạo cơ chế tốt để phát triển cơ sở hạ tầng cho thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu về quỹ nhà ở cho người có thu nhập thấp. Luật đất đai mới ban hành cũng như ban hành các văn bản để thực hiện Luật đất đai phải nhanh chóng và sớm đưa vào thực hiện nhằm chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu lao động và cơ cấu đầu tư, nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý.
61
Thứ sáu, thúc đẩy việc hìnhthành và quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản.
Việc xây dựng thị trường bất động sản được xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước được đề ra trong Đại hội của Đảng và xuất phát từ yêu cầu của thực tế đó là việc giao dịch, mua bán kinh doanh bất động sản đang là nhu cầu của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp nhân dân. Tuy nhiên, thị trường bất động sản lại thiếu văn bản pháp quy, thiếu quản lý ngành dọc. Vì vậy, thị trường này đang thả nổi, phát triển theo hướng tự phát không có sự quảnlý Nhà nước.
Để quản lý thị trường bất động sản trước hết cần nâng cao việc quản lý các chuyển dịchvà cập nhậtcác biến động về đất đai.
Thứ bảy, hoàn thành công tác đăng ký đất đai lần đầu, lập HSĐC, cấp GCNQ sử dụng đất.
Trong những năm tới cần tập trung đầu tư, hướng dẫn hoàn thành tốt công tác ĐKĐĐ lần đầu đối với những trường hợp chưa được cấp GCNQ sử dụng đất, hoàn thiện công tác lập HSĐC tại cấp cơ sở, cấp GCNQ sử dụng đất. Để quản lý chặt chẽ đất đai, chúng ta cần phải có một hệ thống HSĐC, BĐĐC hoàn chỉnh. Vì đây là nhiệm vụ thường xuyên nhưng tầm quan trọng của nó thì rất đặc biệt. Trong quá trình xây dựng HSĐC ban đầu, chúng ta cần triển khai, chỉnh lý biến động. Việc chỉnh lý biến động chậm sẽ làm cho việc quản lý diễn ra phức tạp hơn, gây lãng phí nhiều hơn. Quá trình đăng ký đất đai, lập HSĐC cần phải kết hợp chặt chẽ với quá trình tin học hoá hệ thống quản lý bằng việc xây dựng hệ thống đất đai.
Thứ tám, tổ chức đổi mới bộ máy quản lý nhà nướcvề địa chính theo
hướng tinh giảm, gọn nhẹ và thực hiện cải cách hành chính.
Bộ máy quản lý nhà nướcvề đất đai là 1 hệ thống các cơ quan quyền lực của Nhà nước gồm các cấp từ TW đến địa phương, chịu trách nhiệm quản lý nhà nướcvề đất đai trên tầm vĩ mô.
62
Để đổi mới bộ máy quản lý nhà nướcthì cần thực hiện chuyên môn hoá, hợp tác hoá giữa các cấp, các ngành quản lý địa chính. Cần phân công rõ ràng nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp tránh chồng chéo, trách tình trạng “cha chung không ai khóc”.
Đầu tiên, ta cần rà soát lại chức năng, nhiệm vụ của cơ quan địa chính theo hướng gọn nhẹ, phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ và đồng bộ đảm bảo sự điều hành tập trung, thống nhất, thông suốt đảm bảo bộ máy hoạt động nhịp nhàng có hiệu quả.
Bên cạnh việc phân công rõ ràng cần có sự phối hợp trong hoạt động đảm bảo sự điều hành tập trung thống nhất, thông suốt, kỷ luật cao. Đặc biệt đối với công tác phức tạp là xây dựng hệ thống quản lý địa chính đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong bộ máy quản lý nhà nướccùng những các ngành có liên quan trong việc thực hiện.
Để bộ máy quản lý nhà nướchoạt động có hiệu quả cần tăng cường công tác đào tạo và tu nghiệp đội ngũ cán bộ địa chính. Trước hết phải làm cho họ nhận thức được vai trò của đất đai trong thời đại mới -quản lý địa chính đặt trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Điều này cần phải tổ chức đào tạo lại nghiệp vụ cho toàn bộ đội ngũ cán bộ địa chính làm công tác đăng ký đất đai, lập HSĐC, nhất là cán bộ địa chính phường, những người mang trách nhiệm và nhiệm vụ nặng nề. Bên cạnh đó, cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ ổn định, am hiểu tình hình địa phương, nâng cao chế độ giám sát theo đúng tiêu chuẩn. Tăng cường giám sát, xử lý nghiêm minh các trường hợp sai phạm khi thực hiện công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận và thực tiễn.
Cần thiết áp dụng và thực hiện nghiêm túc cơ chế “một cửa” nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, các thủ tục được quy về một mối, giảm thiểu phiền hà cho tổ chức, cá nhân.
63