Đối với Huyện:

Một phần của tài liệu nhạc cụ dân tộc (Trang 49 - 52)

+ Làm tốt công tác bảo tồn và phát huy nhạc cụ dân tộc Bana Kriêm bằng cách phổ biến Luật di sản văn hóa, nâng cao ý thức cho đồng bào dân tộc thiểu số trong việc bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

+ Tổ chức các hoạt động lớn như Ngày hội văn hóa thể thao, liên hoan ca múa nhạc dân gian, triển lãm văn hóa các dân tộc cấp huyện 2 năm một lần để tạo không gian, môi trường biểu diễn.

+ Huyện sớm xây dựng nhà truyền thống để bảo tồn lưu giữ và trưng bày các hiện vật được sưu tầm có giá trị văn hóa truyền thống ở địa phương, trong đó có nhạc cụ dân tộc .

+ Có chính sách đãi ngộ cho các nghệ nhân để tạo điều kiện cho họ truyền dạy cho thế hệ trẻ. Phối hợp với trường nội trú để tổ chức truyền dạy chế tác, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, bởi toàn bộ học sinh trường nội trú là con em đồng bào dân tộc thiểu số, những bạn học sinh này sẽ là hạt giống để ươm mầm cho hoạt động bảo tồn, phát huy nhạc cụ dân tộc Bana Kriêm ở các làng.

- Đối với Nhà trường:

+ Xây dựng các câu lạc bộ văn hóa dân tộc và đưa ra kế hoạch hoạt động từ đầu năm học sinh chủ động tham gia. Tạo điều kiện thuận lợi để các câu lạc bộ hoạt động thường xuyên, hiệu quả.

+ Tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khóa, tìm hiểu văn hóa truyền thống, chế tác biểu diễn nhạc cụ dân tộc.

+ Lồng ghép với chương trình chính khóa trong một số môn học ( Ngữ văn, Lịch sử, Âm nhạc…) để học sinh tìm hiểu về nhạc cụ dân tộc.

+ Phối hợp với cơ quan, ban ngành, đoàn thể có liên quan ở huyện để có chính đãi ngộ các nghệ nhân trong việc truyền dạy chế tác, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, góp phần bảo vệ văn hóa truyền thống của dân tộc.

+ Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cho học sinh đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, nhạc cụ dân tộc Bana Kriêm nói riêng.

- Đối với Học sinh:

+ Các lớp tổ chức tìm hiểu, sưu tầm các loại nhạc cụ dân tộc Bana Kriêm. + Tập luyện và tham gia hội thi chế tác, biểu diễn các loại nhạc cụ dân tộc.

Phần sáu: KẾT LUẬN

Từ bao đời nay, người Bana đã làm ra những nhạc cụ thể hiện sự giao hòa, chinh phục của con người đối với thiên nhiên hùng vĩ. Đồng bào dân tộc Bana đã tạo được nhiều nhạc cụ cổ truyền đặc sắc, chủng loại đa dạng và gắn với nhiều cách thức biểu diễn như gõ, thổi, gảy, kéo, vỗ... Mỗi nhạc cụ đều có những âm thanh độc đáo, diễn tả nhuần nhụy tâm hồn con người Bana qua bao đời. Những âm thanh ấy vừa trầm hùng vừa réo rắt như tiếng chim kêu, tiếng suối chảy, tiếng âm vang của núi rừng…Mỗi khi sinh hoạt cộng đồng, hòa chung với men rượu cần, ánh lửa hồng là bản hòa tấu với những âm thanh đầy mê hoặc của các loại nhạc cụ…

Thế nhưng qua thời gian, những nhạc cụ ấy đã thưa vắng dần, người biết chế tác, sử dụng cũng ít đi. Thế hệ thanh niên thờ ơ, thậm chí quay lưng với nhạc cụ dân tộc. Những tiếng đàn Tơ rưng, đàn Hơ đong từ đôi bàn tay điêu luyện của các nghệ nhân cao tuổi cất lên mang bao tâm sự, nỗi buồn…Buồn vì có thể sau này, âm thanh của những tiếng đàn ấy mãi mãi bị chìm vào quên lãng…Những hiểu biết của đồng bào dân tộc, học sinh hiện nay về nhạc cụ dân tộc còn hạn chế, nhiều người không biết đến Preng, Bró…là gì? Âm thanh của các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Bana Kriêm đã dần vắng bóng ngay cả trong những buổi sinh hoạt cộng đồng ở làng. Trong thực tế, làng của người Bana Kriêm ngày nay không còn nguyên vẹn như truyền thống. Các nhà văn hóa cộng đồng ít được sử dụng để truyền dạy mà đa số chỉ được dùng phục vụ cho các buổi họp làng.

Dự án này đã tiến hành thống kê, cung cấp những thông tin về các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Bana Kriêm ở Vĩnh Thạnh; chỉ ra được thực trạng chế tác, biểu diễn nhạc cụ dân tộc và mong muốn của đồng bào dân tộc đối với việc bảo tồn phát huy nhạc cụ truyền thống của dân tộc Bana Kriêm tại một số làng ở huyện Vĩnh Thạnh; chỉ ra thực trạng hiểu biết rất ít ỏi cũng như nguyện vọng chính đáng và thiết tha của học sinh dân tộc nội trú với nhạc cụ truyền thống của dân tộc Bana Kriêm. Từ đó, nâng cao nhận thức và hành động đúng đắn để học sinh nội trú góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy nhạc cụ truyền thống của dân tộc Bana Kriêm.

Trên cơ sở nghiên cứu, tôi đã đề xuất các giải pháp cụ thể đối với Huyện, Nhà trường và bản thân mỗi học sinh trường nội trú để bảo tồn, phát huy giá trị các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc Bana Kriêm một cách hiệu quả.

Mong rằng qua Dự án này, nhạc cụ truyền thống của dân tộc Bana Kriêm sẽ sống mãi không phải chỉ trong sách vở, trong những bộ hồ sơ, tài liệu mà ở chính bàn tay con người, giữa cộng đồng buôn làng, giữa đại ngàn núi rừng hùng vĩ – những tiếng vọng trường tồn cùng thời gian …

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trong quá trình nghiên cứu dự án, bản thân tôi không có tài liệu mà chủ yếu gặp gỡ nghệ nhân, nhà nghiên cứu, đi thực tế để tìm hiểu và viết báo cáo.

Một phần của tài liệu nhạc cụ dân tộc (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w