Tìm về thiên nhiên tìm về không gian để di dỡng tinh thần

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết y kawabata (Trang 37 - 49)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Tìm về thiên nhiên tìm về không gian để di dỡng tinh thần

2.2.1. Hoà hợp với thiên nhiên - một biểu hiện của tinh thần Nhật Bản

Nhật Bản là một quốc đảo với thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ và cũng rất mỹ lệ, trữ tình. Nhiều nhà nghiên cứu đã nói tới sự thống nhất giữa những đối nghịch trong thiên nhiên và con ngời Nhật Bản. Và một trong những yếu tố góp phần làm nên cái thống nhất đối nghịch ấy là thiên nhiên. Có lẽ ít có đất nớc nào lại có một bức tranh thiên nhiên đa dạng và phong phú nh Nhật Bản. Thiên nhiên Nhật Bản vừa có sự hùng vĩ của núi đồi, vừa có cái mềm mại của những bờ biển thơ mộng, cái êm đềm man mác của những làng quê xanh tơi trù phú... Truyền thống yêu cái đẹp đã có từ ngàn xa, là cội rễ của bất cứ một ngời Nhật nào. Với ngời Nhật, yêu thiên nhiên, đến với thiên nhiên đã trở thành một nhu cầu tự nhiên, có ý nghĩa nh một tôn giáo. Từ xa xa trong lịch sử, ngời Nhật đã có tín ngỡng tôn thờ thiên nhiên. Họ cho rằng, cây cối loài vật đều có linh hồn nên phái tôn thờ. Tín ngỡng ấy về sau đã phát triển và trở thành Thần đạo

(Shintô). Những sở thích thởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên nh Hanami - ngắm hoa, Stukimi - thởng nguyệt và Yubimi - ngắm tuyết rơi của ngời Nhật đều có cội nguồn từ trong tín ngỡng xa xa ấy. Có thể nói, “cảm xúc về cái đẹp, chiêm ngỡng vẻ đẹp là đặc tính tiêu biểu của mọi ngời Nhật” [31, 147].

Nhân loại đang bớc vào thế kỷ XXI với tâm thế cởi mở chào đón những điều mới mẻ. Cuộc sống con ngời ngày càng đợc cải thiện, nâng cao đến một trình độ văn minh mới. Cơ sở hạ tầng thay đổi tất yếu kéo theo sự chuyển biến của kiến trúc thợng tầng. Nhng chính trong hoàn cảnh đó, vấn đề ôn cố tri tân lại càng đợc đặt ra hơn bao giờ hết. Phơng Tây trong khi nhìn lại chặng đờng lịch sử của mình đã phải thừa nhận rằng lối sống hòa hợp với thiên nhiên của phơng Đông là một nét văn hóa đặc sắc và đầy tính nhân bản. Nhật Bản trong sự phát triển mạnh mẽ của một siêu cờng kinh tế, trong xu thế hội nhập của văn hóa thế giới vẫn ý thức một cách sâu sắc “chất” phơng Đông của mình. Và một trong những biểu hiện của đời sống tinh thần Nhật là sự hòa hợp - trở về với thiên nhiên. Dờng nh khi sống với thiên nhiên, tâm hồn con ngời trở nên th thái, trong sáng và thanh khiết hơn. Bởi vậy từ xa xa trong thơ ca Nhật Bản, thiên nhiên luôn có một vị trí đặc biệt. Trong tuyển tập Manyoshu (vạn diệp tập), một phần ba số bài thơ là miêu tả các loài hoa, cây để diễn tả các sắc thái tâm trạng con ngời. Đó là một thiên nhiên kỳ thú trong sự chuyển hoá linh động bốn mùa với tuyết trắng, trăng thanh, sơng mù, hoa lá... một thiên nhiên đậm màu sắc Nhật. Đặc biệt là trong thơ Haiku của M.Basho, thiên nhiên dờng nh không hề vắng bóng. Một mùa hoa anh đào, một tiếng ve kêu “thấu xuyên vào đá”, một mùa thu thay áo cho đất trời... đã đi vào thơ ông một cách bình dị, tự nhiên mà gợi cảm vô cùng. Nó trở thành một biện pháp thông giao để gắn kết con ngời với vũ trụ, đa con ngời xịch lại bên nhau trong sự chở che của vũ trụ.

áo bông tôi cởi Quẩy trên vai trần Màu thay áo đổi

Đây đâu phải nói chuyện con ngời cởi áo, mà chuyện đất trời vào mùa, vũ trụ chuyển mình trong sự hòa hợp gắn bó giữa con ngời với thiên nhiên.

Không phải ngẫu nhiên, Y.Kawabata lại mở đầu bài diễn từ nhận giải Nobel văn học của mình bằng việc trích dẫn hai bài thơ về trăng của hai thiền s Dogen và Myoe.

Cái gì sẽ còn Sau khi ta mất Hoa thắm mùa xuân Cu gù trong núi Lá rụng mùa thu

( Ryoukan; 1758 - 1831),

Nhận xét về bài thơ trên đây của Ryoukan (1758 - 1831), Y.Kawabata viết: “trong bài thơ này, cũng nh trong thơ của Dogen, chỉ có những hình ảnh giản dị, những từ ngữ bình thờng, đợc xếp cạnh nhau không cầu kỳ, thậm chí thô mộc một cách cố ý, nhng nơng nối nhau, chung đã chuyển tải đợc bản chất sâu lắng của tâm hồn Nhật Bản”. Với ông, đó cũng chính là tâm hồn Nhật Bản, là nơi chng cất để tâm hồn ông thăng hoa trong sáng tạo. Ông đã kế thừa truyền thống đó và phát triển nó trong các tiểu thuyết của mình. Trong sáng tác của ông, từ tiểu thuyết cho đến truyện ngắn, và cả thể loại truyện trong lòng bàn tay, thiên nhiên luôn có mặt, và trở thành nơi thanh lọc và di dỡng tâm hồn, là nơi con ngời nhận ra đợc những ý nghĩa đích thực của cuộc sống và giá trị của bản thân. T duy hớng nội là nét văn hóa phơng Đông và cũng là đặc thù của con ng- ời Nhật Bản. Khám phá thế giới tinh thần bí ẩn của mình, cũng là cách để con ngời nhận thức thế giới. Tinh thần này nổi bật trong sáng tác của Y.Kawabata.

Trong những sáng tác của Y.Kawabata, chúng ta bắt gặp ở đó những không gian thiên nhiên đậm màu sắc Nhật. Đó là cảnh tuyết trắng dát bạc trên các sờn núi ở Kamakuo, hình ảnh đám mây hoa anh đào (Sabuna), một đêm trăng sáng tỏ, một hòn đảo thanh vắng, một con suối trong ngần, tinh khiết... Đó là một thế giới thiên nhiên phong phú đa dạng, mang nhiều màu sắc khác nhau nhng đều kết tựu lại vẻ đẹp rất dân tộc, rất truyền thống, có thể xem là không gian đặc biệt để di dỡng tinh thần - nơi cái đẹp đợc thánh hóa và niềm

đau đợc thanh tẩy, nơi giấc mộng chính là cuộc đời này. Không gian xứ tuyết là một không gian nh vậy.

2.2.2. Thiên nhiên - nơi phơi trải hồn ngời

Theo mỗi bớc chân của Shimamura, cảnh sắc của Xứ tuyết hiện lên thật trữ tình, quyến rũ. Lần đầu tiên đến đây vào mùa xuân, anh đã “không rời mắt khỏi cảnh sắc tơi rực rỡ trên triền núi qua khung cửa sổ sau lng chàng”, vừa ra khỏi ngỡng cửa tử quán thì Shimamura nh bị gợi bởi vẻ đẹp của rừng núi và không khí ngọt ngào hơng của tất cả cây cối mới. Cảnh sắc thiên nhiên làm Shimamura sung sớng. Chàng “cời nh điên mà không hiểu tại sao” [34, 245]. Tiếng cời của Shimamura lúc ấy là niềm vui, niềm sung sớng dâng lên đến tận cùng cảm xúc. Những từ ngữ nh “không thể rời mắt”, “bị ngợp”... đã diễn tả đ- ợc điều đó. Thậm chí, khi “đã thấm mệt và cảm thấy chân tay rã rời” chàng cũng thấy “một cách khoan khoái”... Có thể đã từ rất lâu rồi, hôm nay tâm hồn của Shimamura mới lại hân hoan trở lại, khi trẻ đi khi đón nhận cảnh sắc tơi mới của thiên nhiên. Không phải ngẫu nhiên, Kawabata lại chọn xứ tuyết làm điểm đến của Shimamura. Đó là miền đất hoang sơ, nơi di dỡng tâm hồn con ngời, giúp con ngời thoát ra ngoài mọi ồn ào phức tạp của cuộc sống xã hội. Nơi miền Bắc giá lạnh của Nhật Bản là nơi ít ngời qua lại. Đó là miền đất dờng nh vẫn còn đứng ngoài mọi biến động của xã hội và con ngời. Vẻ đẹp tinh tuý sơ khai của thiên nhiên mang cái đẹp nguyên sơ của cỏ cây hoa lá, cái trắng trong của tuyết, cái kỳ vĩ của núi non và cái ngọt lành của nớc suối. Đó là không gian của màu trắng tinh khiết và của cái lạnh vô trùng. Nơi sự lung linh, huyền ảo, siêu thực là ngọn nguồn của cái đẹp, sự trong sạch cao khiết là dòng chảy của tâm hồn con ngời. Và trong cảnh núi non đầy chất trữ tình ấy Shimamura thả hồn mình vào thế giới yên tĩnh thanh bình của cõi mộng lắng nghe “tiếng nớc rào rào chảy trên sỏi của dòng thác xa xa vọng tới một bản nhạc êm dịu [34, 247].

Bức tranh thiên nhiên trữ tình và quyến rũ ở xứ tuyết đã làm mê hoặc tâm hồn Shimamura. Lần thứ ba, Shimamura đến xứ sở của tuyết vào mùa đông mang theo những bộ áo kimono đợc may từ những tấm vải chyjimin để tẩy

chúng theo lối truyền thống - tẩy bằng tuyết, tẩy trong tuyết. Chỉ riêng nghĩ đến sợi gai trắng, trải dài trên tuyết, hòa với tuyết để hồng lên dới ánh mặt trời mọc, Shimamura cũng đã thấy rộn lên cảm giác một sự tẩy lọc đến độ không những chàng tin chắc rằng những bộ áo kimono của mình đã trút bỏ đợc ở những nơi đó chớng khí và vết dơ của mùa hè, mà con ngời chàng dờng nh cũng đợc tẩy gột sạch sẽ [34, 364]. Trong không gian ấy tiếng đàn của Komako dờng nh cũng vang xa, cuốn hút hơn. Mọi thứ tạp âm xô bồ đều đợc thanh lọc kỹ khi đến ở nơi đây. Thiên đờng ở đây rồi. Một thiên đờng trên mặt đất “Komabo nhìn chăm chăm vào khoảng trời trong suốt phía trên những đỉnh tuyết. Thời tiết thế này nghe tiếng đàn khác hẳn giữa buổi sớm mùa đông thanh khiết này, giữa sự trong suốt pha lê này, tiếng đàn nh vút lên, tiếng ca ngân nga và trong sáng vẳng tới tận những đỉnh tuyết phủ của những rặng núi xa xa phía phân trời [34, 287. 288].

Chìm trong Xứ tuyết không chỉ có tiếng đàn mà bản thân con ngời cũng trong sạch hơn, nh đợc hòa vào trong mình bao nhiêu tinh hoa, hơi thở của thiên nhiên, đất trời. Có lẽ con ngời ở đây cũng sinh ra từ trong tuyết trắng tinh khôi. “Cái cảm giác mà nàng đem lại cho Shimamura là một cảm giác trong sạch và tơi mát tuyệt vời” [34, 10]. Trong 36 lần miêu tả cảnh sắc thiên nhiên Y.Kawabata với những dụng ý khác nhau nhng đều chú trọng nhấn mạnh cái nguyên sơ, thuần khiết của thiên nhiên nơi xứ tuyết: “phía trớc họ, trên sờn dốc đứng ở phía bên sờn kia, đung đa những bông kayoi bạc trắng, một màu trắng rực rỡ trong ánh sáng buổi mai. Sự nở bùng hùng vĩ thật tuyệt vời, mong manh, trôi nổi cũng nh vẽ trong sáng lạ kỳ, thanh khiết cha từng thấy của bầu trời thu sáng láng [34, 329]. Tất cả khơi gợi ở ngời đọc cảm giác của những lần đợc tắm mát, lọc rửa tâm hồn.

Shimamura đến với xứ tuyết để có đợc cảm giác “th thái”, “thoải mái”, “hào hứng”, “đợc thanh lọc mạnh mẽ”, “con ngời anh đợc tắm gội” đó cũng là do cảm giác của anh có đợc bởi con ngời hai cô gái đợc nuôi nấng bởi xứ tuyết, vẻ đẹp của họ trong con mắt Shimamura lúc nào cũng có sự tơng ứng với thiên nhiên. Con ngời - tuyết trắng nh hòa mình vào nhau tạo nên vẻ đẹp cuốn hút,

trong sạch. Trong thế giới trong sạch ấy, Shimamura nh đợc bao phủ trong xứ sở của thiên nhiên, trong tình ngời của những con ngời sinh ra từ trong tuyết trắng tinh khôi ấy. Shimamura đã tìm đợc nơi gửi gắm tâm sự cô đơn, nỗi phiền muộn - những điều mà anh khó tìm thấy trong dòng chảy cuộc sống hiện đại gấp gáp nơi thành phố. Rõ ràng, thiên nhiên đã có tác động mạnh tới tâm hồn anh, kéo anh thoát khỏi những dục vọng tầm thờng để anh biết khát khao và hy vọng. Đây thực sự là một nơi rất tốt để thanh lọc và di dỡng tâm hồn con ngời. Cái đẹp của thiên nhiên nơi đây chính là lời mời gọi hạnh phúc và Shimamura đã tìm đợc hạnh phúc đích thực nơi xứ tuyết quanh năm băng giá, lạnh lẽo này. Thiên nhiên và con ngời vùng tuyết đã trở thành máu thịt trong anh, ăn sâu vào tâm tởng anh.

Không chỉ trong xứ tuyết mà hầu nh trong các sáng tác của Y.Kawabata ta đều bắt gặp những không gian thiên nhiên nh vậy. Những hình ảnh của sơng, tuyết, cỏ cây, hoa lá, khe suối, núi đồi, muông thú... dới ngòi bút của ông đều hiện lên rất phong phú và sinh động nó có sức sống, có linh hồn thậm chí có lúc nh reo lên hay lắng xuống hoà cùng nhịp sống của nhân vật. Thiên nhiên với nhiều vẻ đẹp vốn có của nó đã trở thành nơi tìm đến của con ngời muốn đợc nâng đỡ, thanh lọc tâm hồn.

Trong truyện ngắn Thuỷ nguyệt chúng ta thấy rằng khát khao hoà nhập với tự nhiên của ngời chồng Kyoko là khao khát của một ngời sắp từ giã cõi đời. Do vậy, nó rất gần với tình yêu đời, khao khát đợc sống cuộc đời trần thế đầy h- ơng sắc. Anh đã cố gắng khám phá, tạo mối dây giao hoà với tự nhiên thông qua chiếc gơng soi. Chiếc gơng đó đã có khả năng phản chiếu sinh động cảnh vật xung quanh, sởi ấm nỗi bất hạnh của vợ chồng Kyoko. Anh cố gắng khám phá, tạo mối dây giao hoà với tự nhiên thông qua chiếc gơng: “Hồi còn sức, nhờ hai cái gơng con ấy, chồng nàng đã không chỉ nhìn thấy mảnh vờn sau bé bỏng trớc nhà. Trong gơng anh còn đợc ngắm cả bầu trời cùng những áng mây, cả cánh tuyết rơi, cả những rặng núi xa xa cùng dải rừng tha gần đó. Đợc nhìn thấy cả vầng trăng, những đoá hoa hồng và những đàn chim đi trú bay ngang trời” [34, 306].

Không gian hiện lên trớc mắt ngời chồng của Kyoko kéo dài từ gần (mảnh vờn sau bé bỏng trớc nhà) tới xa (rặng núi cùng dải rừng tha), từ mặt đất (những bông hoa đồng) tới bầu trời (đàn chim đi trú bay ngang trời), từ những đêm có trăng tới những ngày có tuyết . Nó cho thấy anh đã quan sát thiên nhiên xung quanh mình rất tỉ mỉ, kỹ càng và vào nhiều thời gian khác nhau. Nếu nh trớc đây, chồng Kyoko nằm trơ trọi trên chiếc giờng cũ kỹ, chỉ đa mắt nhìn căn nhà chật hẹp thì giờ đây khi cầm chiếc gơng soi trong tay anh cảm thấy một thế giới bao la và trù phú đã mở rộng trớc mắt. Chiếc gơng đó làm chồng Kyoko phấn khởi hẳn vì tuy phải nằm một chỗ nhng anh vẫn có thể thu nạp mọi thứ vào đôi mắt mình. Điều đó đã khiến cho Kyoko sung sớng cảm nhận: “Chiếc g- ơng soi bình dị ấy đã làm sống lại trong mắt ngời chồng đau yếu cả một thế giới cây cối tơi mơn mởn trong dịp đầu xuân” [34, 112]. Chiếc gơng là một phơng tiện để chồng Kyoko có thể tiếp xúc đợc với thế giới bên ngoài và cái không gian thiên nhiên rộng lớn ấy, nhiều màu sắc ấy đã giúp họ can đảm vợt lên số phận nghiệt ngã để bảo vệ tình yêu - hạnh phúc. Không gian thiên nhiên trong

Thuỷ nguyệt đợc miêu tả một cách đặc biệt nó hiện lên trong chiếc gơng soi đợc

phản chiếu qua sự cảm nhận của vợ chồng Kyoko.

Y.Kawabata rất tinh tế khi miêu tả trạng thái tâm lý của một ngời sắp từ giã cõi đời đợc nhìn ngắm cuộc sống không phải anh ngắm bầu trời cùng những áng mây, thấy cả vầng trăng và cả những đoá hoa đồng nội một cách chủ động mà là anh “đợc thấy”, “đợc ngắm” những vẻ đẹp ấy. Dờng nh đó là một ân huệ, một hạnh phúc vô biên đối với anh. Chúng ta vẫn còn nhớ cái cảm giác chán nản gần nh tuyệt vọng của Giônxy (Chiếc lá cuối cùng - O.Henry) khi nhìn thấy những chiếc lá mùa đông đang rụng dần và cả niềm sung sớng của cô bé khi nhận ra vẫn còn một chiếc là cuối cùng ở trên cành. Một niềm hy vọng mới về sự sống lại nhen nhóm trong lòng cô bé. Thế mới biết đối với ngời bình th- ờng hoa tàn lá rụng đã gợi buồn nhng đối với những ngời đang nằm trên gờng bệnh thì mọi biểu hiện của sự phai tàn càng khiến họ đau khổ. Càng xa dần sự sống họ càng yêu sống, càng muốn “thu vào tầm mắt muôn trùng nớc non”. Hơn nữa, tự nhiên còn là hiện thân cho một cái gì vĩnh cửu, bất diệt. Chính vì

vậy, khi ngời chồng của Kyoko khao khát hoà nhập với thiên nhiên thì cũng có nghĩa anh đang khao khát đợc bất cứ, đợc sống mãi với cuộc đời.

Trong tiểu thuyết Ngời đẹp say ngủ, Y.Kawabata đã xây dựng hai mảng không gian đối lập với không nhỏ hẹp, bí hiểm, ma quái trong phòng là không gian rộng mở, khoáng đạt và tơi sáng của thiên nhiên bên ngoài. Đó là mùa

Một phần của tài liệu Nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết y kawabata (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w