Tài đời sống tâm linh

Một phần của tài liệu Những đổi mới của truyện ngắn việt nam 2008 2009 (Trang 47 - 54)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2.3. tài đời sống tâm linh

Thế giới tâm linh là cõi sâu kín, vô hình trong con người mà ở đó con người sống với niềm tin tôn giáo, với sự mách bảo của tâm hồn thông qua linh cảm, tiềm thức, vô thức, giấc mơ … khảo sát truyện ngắn hay 2008 - 2009 viết về đề tài này chưa phải là nhiều. Các truyện ngắn tiêu biểu cho nhóm đề tài này là: Gió lạ, Chuông chùa Bạch Vân, Thuyền rồng Mỹ nhân, Cửa đền, Hồn của biển, Khi giấc mơ về, Bến đàn bà, Tìm hồn, Lung linh sóng nước… Điều làm chúng ta chú ý là ở chỗ cái nhìn của các tác giả đối với vấn đề tôn giáo, họ không viết về vấn đề nhạy cảm và tế nhị này với cái nhìn gay gắt của sự lên án những hiện tượng cuồng tín và dường như họ cũng không dùng ngòi bút của mình vào việc “hoàng dương chánh phá truyền bá giáo lý nhà phật”. Truyện ngắn viết về tôn giáo của các tác giả này giản dị mà đẹp đẽ, những vẻ đẹp của huyền thoại, cổ tích mà qua đó người đọc thấy được tấm lòng yêu thương nồng hậu và nhân ái đối với mọi kiếp người.

Trong truyện ngắn viết về tôn giáo được đặt ở vị trí đầu tiên của cuốn truyện hay 2009 là tác phẩm Cửa đền của Trần Hà Anh. Ở truyện ngắn này có sự kết hợp lạ lùng giữa đạo và đời, giữa ý định và số phận, giữa khoảnh khắc và vô cùng vô tận. Nhân vật trong truyện ngắn như có duyên cớ với cõi đạo nhưng lại “nặng nợ với đời”. Họ tìm đến cửa phật như một cái duyên tiền định và để rũ bỏ hết những ham muốn đời thường. Hắn là nhân vật chính trong truyện “Đời hắn khổ, số hắn mồ côi. Mười một tuổi mất cha. Mười chín tuổi mất mẹ. Hắn đơn độc vật lộn một mình giữa cõi đời trong đục những rác rưởi (…). Hắn khá đẹp trai. Mắt đen, mũi thẳng, người dong dỏng thư sinh. Hắn dần dần nhận thức được điều đó”. Từ đây hắn phải tự lập thân tất cả. Từng đêm dài hun hút với đầy những cơn ác mộng đến với hắn. “Hắn lên đền thắp hương. Ngôi đền mà mẹ hắn thường đến đều đặn mỗi khi mồng một hay ngày rằm. Nơi đó, hắn cầu mong cho mẹ hắn được siêu thoát,

được đoàn tụ cùng cha hắn nơi cõi vi mô”[54;12]. Cuộc sống của người Phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, tôn giáo và đời sống tâm linh đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Trước những khó khăn, mất mát, trước những đau khổ của cuộc sống, có những khi con người không tìm ra nguyên nhân và cách hóa giải những bất hạnh khổ đau. Họ đến với tôn giáo và sống trong cõi tâm linh như một sự cứu chuộc để kiếm tìm sự thanh thản trong cõi lòng hay ít nhất là tìm ra lý do để tiếp tục sống. Hắn nhờ vào niềm tin tôn giáo để cứu vớt cuộc sống của mình khi đã không còn niềm tin vào quãng đời mờ mịt, khi gương mặt đau đớn vì bệnh tật của mẹ hắn cứ chập chờn, lẩn khuất thường trực trong ngôi nhà. Cuộc sống thường ngày để mưu sinh đã lôi kéo hắn nhưng hắn không quên ra đền thắp hương như mẹ nó ngày nào. Rồi một lần khi đang giành giật khách đi xe ở bãi Chợ thì một tốp đầu gấu quây lấy hắn. Hắn phải nằm trong nhà vì cái chân bị gãy. Hắn thấy hối hận vì những việc đã làm. Hắn thấy mình là một thằng khốn nạn, xấu xa. Trong giấc ngủ muộn màng, hắn bắt gặp một giấc mơ kỳ lạ … “Ngôi đền một đêm trăng huyền ảo. Trăng rằm. Ngồi đền lung linh lấp lóa dưới trăng. Từ mái ngói thâm u cho đến những bờ tường rêu phong cũ kỹ cũng như tỏa sáng. Hương trầm thơm dìu dịu, thoảng nhẹ. Một không gian thanh cao thoát tục (…). Những bước vô định dẫn hắn đến ngôi đền nhỏ. Ngôi đền nằm trên một gò đất phẳng, cây cối um tùm, cảnh sắc đầy hoang vu bí hiểm” [54;24] . Bất hạnh trong cuộc đời thực, con người tìm đến niềm tin tôn giáo. Họ coi tôn giáo như một thế giới mà ở đó người ta tìm thấy niềm an ủi, sẻ chia, nâng đỡ con người. Chính vì vậy, đời sống tâm linh trong tác phẩm này vừa mang chiều sâu nội dung, lại vừa như một thủ pháp nghệ thuật để thể hiện nỗi đau giằng xé và khát vọng bình yên, hạnh phúc của con người trước cuộc đời đầy trắc trở. Dường như đã trở thành lẽ tự nhiên trong cuộc sống tâm linh của người Việt, luôn hướng về chốn linh

thiêng với một linh cảm thành kính, điều đó mang tới sự thanh thản trong cõi lòng người vốn đầy biến động.

Vẫn biết con người cần có niềm tin, niềm tin vào cuộc sống trần thế và kể cả niềm tin tôn giáo, niềm tin vốn tự nhiên và bền bỉ. Nhưng nếu tin tưởng mù quáng vào sự sạch sẽ đến trong suốt của con người trong khi cuộc sống luôn thay đổi đến cháy mặt “giả hóa thực, thực hóa giả, giả thực thực giả khó lường”, con người tin tưởng mù quáng vào sự ràng buộc vào cõi vô hình là một ảo tưởng sớm muộn cũng dẫn đến bi kịch. Rõ ràng nhân vật Biểu trong Chuông chùa Bạch Vân của Trần Đức Tiến đã rơi vào bi kịch bởi những niềm tin mù quáng ấy. Thế nhưng tác giả không hẳn đặt ra vấn đề phê phán ở nhân vật này. Bởi lẽ, nếu xét từ góc độ bề ngoài của cuộc sống xã hội thì việc “đi lại” với người cõi âm của Biểu là mê tín dị đoan, đáng chê trách, đáng bị lên án. Nhưng nếu nhìn từ góc độ tâm lý, với logic cuộc đời và sự sụp đổ niềm tin làm một thằng đàn ông ở Biểu thì hóa ra đấy lại là phản ứng tích cực của sự tồn sinh và rất hợp lý khi nó trở thành lẽ sống niềm tin của nhân vật. Bởi trong thế giới tâm linh chính là cách đào thoát mà ở đó Biểu tìm thấy niềm vui, niềm an ủi của chính mình. Bằng ngòi bút đầy yêu thương và nhân ái, Trần Đức Tiến đã thuyết phục được người đọc cảm thông sâu sắc với nỗi bất hạnh, thay vì lên án sự lựa chọn cuộc sống “không bình thường” trong con người nhân vật Biểu. Đọc Chuông chùa Bạch Vân, dường như ta thấy rõ một quan điểm: Tu không nhất thiết phải là khổ hạnh theo kiểu hành xác, ép xác, cũng không phải “tu trên núi thì dễ tu giữa chợ mới khó, không ở giữa đời, làm sao biết đời đục mà tránh” theo kiểu ngụy biện, bởi thực ra “đời không đục, không trong”. Trong quan niệm của nhà Phật, thì tu ở đâu đi chăng nữa thì điều cốt lõi vẫn là ở cái tâm của mình: “Thứ nhất tại tâm, thứ hai tại cảnh, thứ ba tại chùa”. Giữ được cái tâm trong sáng, an bằng thì việc ngộ đạo mới dễ dàng, khi kiếp tu hành vướng phải

nghiệp duyên, về sống giữa cuộc đời trần tục vẫn rất cần cái tâm trong sáng ấy. Một mặt nào đó, tinh thần nhập thế của đạo Phật cũng được phê phán kín đáo qua truyện ngắn này. Đạo Phật đã đi vào cuộc sống đem những giáo lý của mình để phù độ chúng sinh. Nếu phát tâm ngộ đạo thì vẫn có thể “tu tại gia”, không có điều kiện tụng kinh thì chỉ cần tu tâm, gắng sửa những sai lầm trong cuộc sống làm người, bởi khi “tâm không an thì có cầu cũng vô ích”. Tôn giáo cũng hướng con người giữ lấy chân tâm rồi mới mong cầu giải thoát. Đạo giúp cho cái tâm trong sáng, giúp cho cuộc đời nhân ái và tốt đẹp hơn, còn đời đối với kẻ tu hành lại là bước thử thách như “lửa thử vàng” để đạt đến chân tu. Nhưng Sư cụ ở chùa Bạch Vân lại khác. “Chùa Bạch Vân nghe đồn thiêng lắm, lại còn nổi tiếng vì những giai thoại về vị Sư trụ trì ở đấy nữa. Không ai biết rõ tung tích, tuổi tác, thứ bậc tu hành của vị Sư này. Chỉ biết ông là người miền Bắc, sau giải phóng một mình tìm đến đây bỏ tiền túi ra tu bổ ngôi chùa vô danh bỏ hoang mục nát rồi đặt cho chùa cái tên là Bạch Vân ( … ). Chủ nhân thì cứ đòi dân chúng trong vùng đến lễ nhất nhất phải gọi mình là “cụ” (…). Cụ vừa cười vừa quát sang sảng: “Hướng, hướng đi đâu? Đất nhà anh ở mặt phố thì làm nhà phải quay mặt ra đường, chứ chả lẽ lại quay đít ra đường à”? Hoặc: “Cưới xin không ngày nào tốt bằng thứ bảy, chủ nhật. Thứ bảy, chủ nhật nghỉ việc, chúng nó đến đông, cỗ bàn không ế, tha hồ mà đếm phong bì”. Tệ hơn: “Con mẹ này lần sau lên chùa quần áo hớ hênh vừa vừa thôi. Xôi oản mày bày cả ra thế làm Phật nhà cụ rối trí”[53;44]. Chẳng biết thực sự Sư cụ là người thế nào. Giang hồ cuối mùa mai danh ẩn tích hay hiện thân lồ lộ của bậc đại giác? Khách thường xuyên đến chùa khá đông và thường dâng lễ hậu. Lễ không hậu nhà chùa lạnh nhạt ra mặt. Ở đây tác giả muốn phê phán, tung tích cũng như những lời buông tuồng suồng sã của vị Sư cụ ở chùa Bạch Vân này. Để có được sự đắc đạo theo đúng quan niệm của nhà Phật, hẳn trên hành trình

gian khổ người tu hành cũng phải sống rất người, rất đời, đủ trải nghiệm. Sư cụ nói: “Hỏi gì thì hỏi trước đi, rồi lễ Phật sau” (…). Biểu chưa kịp mở mồm thì có tiếng Mỹ Tâm cất lên nheo nhéo trong túi áo cụ (…). Cụ thọc tay vào túi móc ra con di động bấm nút ok rồi quát sang sảng vào máy: Sáng mai? sáng mai? Bảy giờ? Điếc à?… Bảy giờ đưa xe lên đón cụ! Trong quan niệm của đạo Phật thì người tu hành tụng kinh, niệm Phật, tích thiện, tích đức, sửa mình để cầu mong giải thoát và cứu độ chúng sinh họ sẽ thấy thanh thản với những gì mình đã làm, đã sống với cái tâm trong sáng của mình. Nhưng Sư cụ thì quát sang sảng, điện thoại di động kè kè bên túi áo, khách đến vãn cảnh chùa dâng tiền đài lên đĩa thì “Thôi thôi! Đưa đây, đưa đây! (…). Bòn được đồng nào hay đồng ấy. Nhộm nhoạm thế này, phải chuyển chùa đi chưa biết chừng” [53;58]. Chùa chiền là nơi linh thiêng, đến đây du khách có thể thấy được sự thanh thản trong con người mình. Với Biểu thì lại thấy một Sư cụ hoàn toàn trái ngược với đạo Phật. Còn đối với Sư cụ ở chùa Bạch Vân thì đây đang là một bí ẩn khiến người đọc đang còn phải suy ngẫm và tìm hiểu.

Đời sống tâm linh trong truyện ngắn 2008 - 2009 không chỉ thể hiện ở những tác phẩm viết trực tiếp về tôn giáo mà còn thể hiện ở các góc độ khác trong con người thông qua những câu chuyện viết về tình yêu, về cuộc sống.

Tiếng khóc của Nguyễn Văn Thọ là câu chuyện về tình yêu nhuốm màu tâm linh huyền thoại. Trong truyện ngắn này, cuộc sống hiện thực tâm linh, thật và ảo, huyền thoại và thực tế, xưa và nay pha trộn, đan cài nhau khó có thể bóc tách rõ ràng. Chiến tranh thực sự đã chấm dứt, tám năm trôi qua, tiếng khóc của Thắm, của hơn một trăm sinh linh giỗ cùng ngày cùng giờ luôn ám ảnh anh. Nếu như ngày đó anh không yêu Thắm, không trốn nghĩa vụ quân sự thì có lẽ bây giờ anh cũng chẳng còn. Tiếng khóc đó cứ văng vẳng trong tâm trí anh, ám ảnh anh. Nhiều lúc anh tưởng mình đang ngủ mơ… Tất cả

như mới xảy ra thôi nó như một màn sương huyền hoặc kỳ bí. Tiếp xúc với tác phẩm người đọc như có cảm giác lạc vào mê lộ của những phỏng đoán và cuối cùng mới vỡ lẽ ra tất cả mọi điều ám ảnh quá khứ săn đuổi con người An suốt những năm qua.

Như trên đã nói, trong đời sống tâm linh, niềm tin thần thánh, niềm tin tôn giáo có vai trò rất tích cực đối với con người. Nó làm cho người ta nhân ái, bao dung, độ lượng hơn trước mọi biến thiên của sự sống. Nó giúp con người nhẹ nhỏm hơn trước những mất mát, đau khổ và cái chết. Nhân vật Thức là một người lính đảo trong truyện ngắn Khi giấc mơ về của Ngô Tiến Mạnh. Anh không muốn vào đất liền nhiều khi vào đây anh lại nhớ đến Lài. “Thú thật Thức không muốn vào bờ chút nào bởi bao năm tháng qua, mỗi bước chân trên bờ của mình. Thức chỉ mãi miết đi tìm tiếng đàn ấy. Mỗi mét đường chỉ vòng vọng nã vào óc Thức những tiếng hú, tiếng cười trầm mặc bên tiếng đàn tranh” Thức biết Lài từ đợt anh đang ở độ tuổi mười chín. Tuổi của những ừng ực khát khao thèm muốn khám phá. Nhưng Thức quen Lài lại là ở ngoài đảo. Lài tâm sự với Thức về những giấc mơ cứ mòn vọt tuổi thanh xuân của Lài. Trong những giấc mơ Lài đã được gặp ông nội: “Cháu cứ đi đi. Đi đến nơi nào mà khi chơi đàn, dây thứ mười sáu đứt thành bốn đoạn thì đây là nơi ông đợi”. Chiến tranh qua đi Thức đã đi tìm Lài nhưng đến nơi thì bà cụ kể lại. “Tối hôm sau khi tìm được mộ ông nội và chôn cất chu đáo, nó đã chơi tặng tôi bản nhạc bằng cây đàn mà ông nó mang cùng trong lòng đất. Nửa đêm nó sốt cao nhưng miệng thì lẩm bẩm nói chuyện một mình. Đến sáng ra thì tóc nó lưa thưa và bạc trắng (…). Nghe Sư thầy nói thì sau hôm đó nó đã không còn là người phàm. Nó phải đi về nơi của nó và mang tiếng đàn đi tìm những linh hồn còn đang cô độc nơi rừng hoang, suối quạnh tìm gọi họ về nơi họ đã ra đi” [54;194]. Tác giả

duyên trời, không thể tránh được, không thể chối bỏ hay trốn chạy. Một thế giới hư ảo, lung linh, chập chờn mộng mị cứ hiện lên thấp thoáng qua giấc mơ và hồi tưởng của nhân vật Thức. Chính đời sống tâm linh và trực giác nhạy bén mới khiến cho con người có được những mối tương giao kỳ lạ đến vậy.

Đời sống tâm linh trong truyện ngắn 2008 - 2009 luôn được bộc lộ bằng thủ pháp huyền thoại hóa không gian và thời gian. Đồng thời các tác giả đã tiếp thu và cố gắng vận dụng ở mức độ có thể thuyết phân tâm học của Freud để khắc họa con người tâm linh trong các sáng tác. Bởi vậy con người được nhìn trong thế đối diện với hư vô, số phận bằng một khát vọng phá vỡ những giới hạn của kiếp người nhọc nhằn, những giới hạn khiến con người khó vượt thoát. Nhẹ nhàng và trong suốt, những câu chuyện nhuốm màu sắc tâm linh đều mang tinh thần nhân bản cao cả của các nhà văn. Các nhà văn đã đưa đời sống tâm linh vào tác phẩm để hướng con người đến chiều sâu của cuộc sống đó là vẻ đẹp tâm hồn. Mang yếu tố tâm linh, nhưng truyện ngắn 2008 - 2009 không rơi vào con đường cực đoan của sự phán xét, lên án hay đẩy tâm linh đến góc độ ẩn tàng ma quái, mà tất cả đều đẹp một vẻ đẹp thánh thiện và gần gũi với đời sống văn hóa Việt.

Một phần của tài liệu Những đổi mới của truyện ngắn việt nam 2008 2009 (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w