III. Công tác chuẩn bị 1 Giáo viên
2. Thi đua học tập, tích cực thực hành hướng nghiệp để nâng cao năng lực định hướng nghề nghiệp của bản thân.
- Được học tập và rèn luyện để có một nghề nghiệp tốt là quyền và nhu cầu chính đáng cho mọi thanh niên. Đó cũng là mục đích của quá trình rèn luyện và học tập của học sinh trong nhà trường. Do vậy, việc tự định hướng nghề nghiệp của bản thân phải luôn luôn gắn với việc xác định được động cơ, thái độ học tập đúng đắn, học để làm gì, học như thế nào ?
- Khơi dậy tinh thần học tập trong thanh niên học sinh với phương châm “ở nơi nào cũng phải học tập, làm việc gì cũng phải học”; “học văn hoá, chính trị, học nghề nghiệp”, không chỉ vì mục đích làm cho dân giàu nước mạnh, mà còn phải vì lợi ích tốt nhất, vì sự phát triển toàn diện của thanh niên học sinh, nhằm chuẩn bị tốt hành trang vào đời cho mỗi em.
- Thanh niên học sinh phải hiểu rằng muốn làm chủ tương lai của mình các em cần phải có lòng say mê nghề nghiệp, ham tiến bộ, ham hcọ hỏi; biết chủ động và tự giác học nghề và hướng nghiệp ngay từ hôm nay. Không có kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp thì không thể hiện thực, không thể có việc làm xứng đáng với năng lực của mình, càng khó có thể chủ động lập thân, lập nghiệp, dễ bị hụt hẫng khi bước vào đời.
III. Công tác chuẩn bị.1. Giáo viên. 1. Giáo viên.
- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hoạt động.
- Giáo viên định hướng các nội dung hoạt động cho các em, nên gắn chủ đề thảo luận với phong trào “Thi đua học tập vì ngày mai lập nghiệp” của Đoàn thanh niên. Chuẩn bị một số câu hỏi sát với các vấn đề gợi ý ở phần nội dung hoạt động để định hướng cho các em thảo luận.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và đọc các Điều 3, 12, 13, 17 trong Công ước LHQ về Quyền trẻ em để chuẩn bị các ý kiến tham gia thảo luận.
- Họp cán bộ lớp và BCH chi đoàn để trao đổi, thống nhất nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động.
- Khuyến khích học sinh nêu các sáng kiến cề hình thức tổ chức thảo luận ở tổ và ở lớp. - Có thể mời thêm BCH Đoàn trường hoặc đại diện Hội cha mẹ học sinh cùng tham dự.
2. Học sinh.
- Cán bộ lớp phổ biến nội dung thảo luận, trình bày phương pháp và cách thức tổ chức thảo luận.
- Yêu cầu các tổ trưởng chuẩn bị để tiến hành thảo luận ở tổ, ghi biên bản tổng hợp. Sau đó cử 2 - 3 bạn chuẩn bị ý kiến để tham gia thảo luận chung ở lớp.
- Yêu cầu các bạn sưu tầm những tấm gương tiêu biểu trong trường, ở địa phương hoặc trên sách báo có những thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện và thành đạt trong nghề nghiệp.
- Có thể mời một số học sinh cũ của trường đã thành đạt trong nghề nghiệp về giao lưu và chia sẻ kinh nghiệm.
- Chuẩn bị cơ sở vật chất và trang trí phù hợp với hoạt động. - Chuẩn bị giấy mời và quà tặng (nếu có).
- Mời giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn có liên quan làm cố vấn. - Chuẩn bị bài hát, bai fthơ gắn với chủ đề thảo luận.
IV. Tổ chức hoạt động