TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Quản lý đào tạo nghề là một quá trình tổ chức điều khiển, kiểm tra, đánh giá các hoạt động đào tạo nghề cho lao động theo nội dung, chương trình, kế hoạch đã đưa ra của toàn hệ thống nhằm đạt được các mục tiêu đào tạo nghề của toàn hệ thống. Quản lý đào tạo nghề là sự vận động của một hệ thống do nhiều yếu tố tạo thành. Các yếu tố này được gọi là các yếu tố của quá trình đào tạo, mỗi yếu tố có tính chất, đặc điểm riêng, giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với công tác đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho lao động nông thôn nói riêng,
hàng năm xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra, đánh giá công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án đã được phê duyệt.
a) Mục tiêu quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Mục tiêu quản lý là trạng thái được xác định trong tương lai của đối tượng quản lý hay một số yếu tố cấu thành của nó. Nói một cách khác, mục tiêu quản lý là những kết quả mà chủ thể quản lý dự kiến sẽ đạt do quá trình vận động của đối tượng quản lý dưới sự điều khiển của chủ thể quản lý.
Quản lý đào tạo nghề cho lao lao động nông thôn nhằm mục tiêu đảm bảo các quan điểm, Chủ trương của nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai thực hiện đạt hiệu quả. Các chỉ tiêu trong kế hoạch và chương trình được triển khai thực hiện đúng nội dung và thời gian qui định góp phần nâng cao trình độ, nâng cao tay nghề cho người dân nông thôn, nâng cao chất lượng sản phẩm,cải thiện đời sống nhân dân.
b) Nội dung quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Nội dung của quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn là việc quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo nghề, cho lao động nông thôn. Quản lý việc xây dựng mục tiêu nội dung đào tạo, kế hoạch đào tạo và nội dung chương trình giảng dạy, quản lý quá trình dạy học thực tế của giáo viên, học sinh sao cho kế hoạch nội dung chương trình giảng dạy được thực hiện đầy đủ đúng thời gian và nội dung, quán triệt được các yêu cầu về mục tiêu đào tạo.
Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo bao gồm hai bộ phận: Quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung, chương trình kế hoạch đào tạo và đánh giá thu thập các thông tin phản hồi để xử lý điều chỉnh khi cần thiết.
c) Phương pháp, hình thức quản lý
Sử dụng một cách hài hoà, hợp lý và có hiệu quả các phương pháp quản lý như: Phương pháp hành chính tổ chức là phương pháp có tính pháp lệnh,
bắt buộc và có tính kế hoạch rõ ràng, là sự tác động trực tiếp của hệ thống quản lý đến đối tượng quản lý bằng mệnh lệnh, chị thị, quyết định quản lý .
Phương pháp tâm lý xã hội là phương pháp, cách thức tạo ra những tác động vào đối tượng quản lý bằng các biện pháp lôgic và tâm lý xã hội nhằm biến những yêu cầu do người lãnh đạo quản lý đề ra thành nhu cầu tự giác bên trong, thành những nhu cầu của người thực hiện.
Phương pháp kinh tế là cách thức tác động gián tiếp lên đối tượng quản lý bằng cơ chế kích thích tạo ra sự quan tâm nhất định tới lợi ích vật chất để con người tự mình điều chỉnh hành động nhằm hoàn thành nhiệm vụ hoặc tạo ra những điều kiện để lợi ích cá nhân, tập thể phù hợp với lợi ích chung.