Thực trạng về tƣơng tác mẫu tính với sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính (Trang 76)

2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

2.1 Thực trạng về tƣơng tác mẫu tính với sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi

2.1.1. Tổ chức điều tra

2.1.1.1 Mục đích điều tra

- Nắm bắt thực trạng tương tác mẫu tính đối với sự phát triển sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua tương tác mẫu tính của trẻ 9-18 tháng tuổi ở một số gia đình.Tìm hiều một số tương quan giữa một số đặc điểm của đối tượng điều tra (tuổi tác, thói quen, nhận thức) với mức độ tương tác mẫu tính thực tiễn.

- Nắm bắt thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ 9-18 tháng tuổi là con của những bà mẹ được điều tra thực trạng tương tác mẫu tính kể trên.

- Đề xuất một số, nội dung biện pháp phù hợp giúp các bậc cha mẹ và gia đình có thể áp dụng giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp nói chung và giao tiếp ngôn ngữ nói riêng.

2.1.1.2 Đối tượng điều tra

Chúng tôi tiến hành điều tra 182 cặp mẹ - trẻ. Các bà mẹ ở vào độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi, chia thành các nhóm: 25-30 tuổi, 30- 35 tuổi, 35-40 tuổi; mỗi nhóm có 60 bà mẹ và dưới 25 tuổi có 2 bà mẹ. Các bà mẹ này đều sinh sống ở trong nội thành Hà Nội và đều là công nhân viên chức. Trẻ từ 9-18 tháng tuổi cũng được chia thành 4 nhóm tuổi: 30 cháu 9 tháng tuổi, 47 cháu 10-12 tháng tuổi, 47 cháu 13- 15 tháng tuổi và 58 cháu 16- 18 tháng tuổi.

2.1.1.3 Nội dung điều tra

- Điều tra nhận thức của người mẹ đối với việc phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ từ 9 -18 tháng tuổi thông qua tương tác, giao tiếp giữa mẹ và bé.

- Tìm hiểu các biện pháp bà mẹ đang áp dụng nhằm phát triển khả năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ thông qua những lần giao tiếp giữa mẹ - bé.

- Tìm hiểu thực trạng phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9-18 tháng tuổi trong điều kiện tương tác mẫu tính thực tế.

2.1.1.4 Phương pháp điều tra

Để thực hiện hiện tốt quá trình điều tra, chúng tôi cần thiết kế công cụ điều tra gồm bảng hỏi và thiết kế bộ phiếu đánh giá năng lực ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ ở độ tuổi 9-24 tháng tuổi để phục vụ mục đích điều tra thực trạng và thực nghiệm sư phạm sau này.

Phần I. Đánh giá về mức độ thường xuyên, thời lượng và mức độ cần thiết mà phụ huynh quan niệm về việc tương tác mẫu tính nói chung và tương tác mẫu tính nhằm phát triển ngôn ngữ và giao tiếp nói riêng:

(1)Đối với những câu hỏi liên quan tới việc trò chuyện cùng trẻ, xin hãy khoanh tròn những đáp án phù hợp nhất

1) Trong cuộc sống hàng ngày, chị thường xuyên trò chuyện với trẻ như thế nào?

1. 1 giờ/lần 2. 2-3 giờ /lần 3. Nửa ngày/ lần 4. Ngày/ lần 5. không lần nào

2) Chị thường trò chuyện cùng con mỗi lần bao lâu??

1. 5-10 phút 2.10-20 phút 3. 20-30 phút 4. 30-60 phút 5. 60 phút trở lên

3) Chị bắt đầu hoặc dự định trò chuyện với con từ khi con chị lên mấy tuổi?

1. 0-6 tháng tuổi 2. 7 – 12 tháng tuổi 3. 13 - 15 tháng tuổi 4. 16- 18 tháng tuổi 5. 19-24 tháng tuổi

4) Hãy đánh dấu vào đối tượng và thời lượng trẻ được tiếp xúc trong ngày lúc trẻ thức?

STT Đối tƣợng Mức độ (< 2 giờ) (1 điểm) (2-4 giờ) (2 điểm) (4-8giờ) (3 điểm) (8-12 giờ) (4 điểm)

1 Mẹ (6 điểm) 6 điểm 12 điểm 18 điểm 24 điểm

2 Bố (5 điểm) 5 điểm 10 điểm 15 điểm 20 điểm

3 Ông/bà (4 điểm) 4 điểm 8 điểm 12 điểm 16 điểm

4 Anh/chị/em(3 điểm) 3 điểm 6 điểm 9 điểm 12 điểm

5 Người giúp việc (2 điểm) 2 điểm 4 điểm 6 điểm 8 điểm

6 Người khác (1 điểm) 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm

Phần II. Phần này thiết kế nhằm khảo sát sự tự đánh giá của bà mẹ về việc tương tác với trẻ 9-18 tháng tuổi. Nhận thức về việc tương tác, trò chuyện với trẻ còn được thể hiện trong thói quen mà các bà mẹ thường suy nghĩ và hành động trong việc này.Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “ Trong khi trò chuyện cùng con, chị thường có thói quen (suy nghĩ, hành động) như thế nào?” Câu hỏi này gắn với 15 câu trả lời (Xem phụ lục 1.). 15 câu trả lời này tương ứng với 3 kiểu thói quen của việc tương tác mẫu tính với trẻ 9-18 tháng tuổi: 1 Tôi thấy hai mẹ con có thể trò chuyện vui vẻ, thoải mái theo nhiều chủ đề (Thói quen thỏa mãn nhu cầu giao tiếp tự nhiên); 2. Tôi nói chuyện chủ yếu để rèn con học nói (Thói quen tương tác có chủ đích ngôn ngữ); 3. Tôi muốn nhưng chưa biết phải làm thế nào để nói chuyện với con (Chưa hình thành được thói quen nói chuyện với trẻ). Công thức tính như sau:

Tổng điểm = (số lượng người chọn x mức 1)+ (số lượng người chọn x mức n) Trung bình= Tổng điểm/N

N=182

Cho điểm như sau:

Mức 1: Hoàn toàn không đúng = 1 Mức 2: Không đúng = 2

Mức 3: Không thể khẳng định rõ ràng (Phân vân) = 3 Mức 4: Đúng = 4

Mức 5: Vô cùng đúng đắn = 5

Phần III. Khảo sát thực trạng nhận thức của bà mẹ về mục đích tương tác mẫu tính với trẻ 9-18 tháng tuổi. Việc các bà mẹ có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vai trò của

việc giúp trẻ 9 -18 tháng tuổi phát triển giao tiếp là vô cùng quan trọng, bởi từ đó người mẹ sẽ có những định hướng, biện pháp chủ động hiệu quả hơn trong việc giúp trẻ phát khả năng giao tiếp. Chính vì vậy, chúng tôi đã đưa ra câu hỏi:“ Lý do gì khiến chị trò chuyện với trẻ? Mỗi một ý kiến nêu ra đều có 5 mức độ là: 5, “Vô cùng đúng đắn”; 4, “Đúng”; 3, “Không thể khẳng định rõ ràng”; 2, “Không đúng”; 1, “Hoàn toàn không đúng” để phụ huynh lựa chọn. Câu hỏi trên gắn với 9 câu trả lời đã dự kiến cụ thể (xem mục (3) trong phiếu điều tra). 9 câu trả lời này tương ứng với 3 kiểu nhận thức về mục đích của việc tương tác mẫu tính với trẻ 9-18 tháng tuổi: 1. Muốn trẻ học nói tốt; 2. Muốn củng cố tình cảm mẫu tử, tình cảm xã hội; 3. Muốn con phát triển nhận thức. Công thức tính như sau:

Tổng điểm = (số lượng người chọn x mức 1)+ (số lượng người chọn x mức n) Trung bình= Tổng điểm/N

N=182

Mức 1: Hoàn toàn không đúng = 1 Mức 2: Không đúng = 2

Mức 3: Không thể khẳng định rõ ràng (Phân vân) = 3 Mức 4: Đúng = 4

Mức 5: Vô cùng đúng đắn = 5

Phần IV. Từ điều tra thực trạng về nhận thức của phụ huynh về vấn đề tương tác mẫu tính nhằm phát triển ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ 9 -18 tháng tuổi, chúng tôi tiếp tục tìm hiểu về công tác chuẩn bị của cha mẹ đối với hoạt động này. Chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “ Chị đã chuẩn bị những gì cho cuộc giao tiếp cùng trẻ?”.

Phần V. Phần này là một câu hỏi mở về hoạt động thực tiễn tương tác mẫu tính của phụ huynh, “Chị hãy cho biết 3 hoạt động mà chị thường tiến hành mỗi khi trò chuyện cùng bé ở độ tuổi 9-18 tháng tuổi?”

Phần VI. Phần này hỏi các thông tin liên quan tới cá nhân phụ huynh và trẻ. - Cách tính toán điểm số trong bảng hỏi:

+ Câu hỏi phần I:

1: 4 điểm 2: 3 điểm 3: 2 điểm 4: 1 điểm 5: 0 điểm + Câu hỏi phần II, III.

Mức 1: Hoàn toàn không đúng = 1 điểm Mức 2: Không đúng = 2 điểm

Mức 3: Không thể khẳng định rõ ràng (Phân vân) = 3 điểm Mức 4: Đúng = 4 điểm

Mức 5: Vô cùng đúng đắn = 5 điểm

+ Câu hỏi IV. Mỗi lựa chọn được 1 điểm, riêng lựa chọn “Không gì cả” = 0 điểm + Câu hỏi V. Mỗi hoạt động mà phụ huynh liệt kê sẽ tương ứng với 1 điểm. - Thiết kế bộ phiếu đánh giá năng lực ngôn ngữ trẻ 9-24 tháng tuổi

Mặc dù, đối tượng điều tra và thực nghiệm chỉ từ 9-21 tháng tuổi nhưng chúng tôi quyết định xây dựng phiếu đánh giá ngôn ngữ, giao tiếp của trẻ từ 9-24 tháng tuổi trên cơ sở vận dụng quan điểm “Vùng phát triển gần nhất” của Vư-gôt-xki. Cấu tạo của bài trắc

nghiệm này kiểm tra về năng lực ngôn ngữ, được chia làm 4 phần: Sự phân giải âm tiết, phát âm, từ vựng, thêm một bộ phận để kiểm tra khả năng ngữ pháp và năng lực giao tiếp. Cụ thể như sau:

(1) Kiểm tra sự phân giải âm tiết ( Âm vị, âm tiết và chữ cái) và phát âm:

- Âm vị là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, được đặc trưng bởi các chùm khu biệt đồng thời, có chức năng phân biệt nghĩa nhận diện từ. Âm vị có âm vị phụ âm và âm vị nguyên âm. Riêng tiếng Việt, do lấy âm tiết là xuất phát điểm để phân tích âm vị học nên âm vị tiếng Việt được gọi theo tên gắn liền với các bộ phận âm tiết như: phụ âm đầu, âm đệm (bán âm /w/), âm chính, âm cuối (gồm các phụ âm cuối và hai bán âm cuối /-u/ và /-i/), và thanh điệu.

- Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của ngôn ngữ. Âm tiết tiếng Việt có tính phân tiết cao: phát âm tách bạch, rõ ràng trong chuỗi lời nói. Đa số các âm tiết trong tiếng Việt đều có nghĩa, do đó âm tiết tiếng Việt không thuần túy là đơn vị ngữ âm mà có thể đồng thời là hình vị hay là từ đơn khi ranh giới ấm tiết trùng với ranh giới hình vị và từ. Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ, khép kín và có thể phân hóa thành nhiều bộ phận: thanh điệu, ầm đầu, vần. Trong vần lại tiếp tục chia thành: âm đệm, âm chính, âm cuối. Ở dạng đầy đủ nhất, âm tiết tiếng Việt gồm 5 thành tố, mỗi thành tố có một chức năng riêng, được sắp xếp theo sơ đồ như trên.Trong năm thành tố kể trên, âm chính và thanh điệu không bao giờ vắng mặt còn các bộ phận khác có thể không xuất hiện.

Với một cấu trúc chặt chẽ và nhiều bộ phận như vậy nên âm tiết tiếng Việt được xem là xuất phát điểm để phân tích âm vị học tiếng Việt.

- Cho trẻ phát âm 15 tên gọi của sự vật sau đó kiểm tra độ chính xác.

- Năng lực phát âm bắt đầu phát triển nhanh từ 2 tuổi. Đa số trẻ 3 tuổi đã phát âm được các từ liên quan tới đời sống sinh hoạt hàng ngày. Do đó việc phát âm của trẻ căn bản đã hoàn thành từ khoảng hơn 3 tuổi trở đi.

Nhưng có một số trẻ nhỏ, dù đã hơn 4 tuổi, việc phát âm vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, tùy theo loại âm tiết, âm vị mà độ khó trong phân biệt cũng khác nhau. Ví dụ phân biệt giữa phụ âm và nguyên âm, giữa âm tiết có âm đệm và âm tiết không âm đệm... Đại bộ phận trẻ 2 tuổi là đã có thể phát âm tốt. Mặt khác những bộ phận âm tiết khó, như nguyên âm đối, âm tiết có âm đệm, âm tiết mang thanh điệu khó... thì phải 4,5 tuổi trẻ mới phát âm được.

- Mặc dù kiểm tra độ chính xác trong việc phát âm của các âm tiết, nhưng đó không phải là mục đích điều tra chính, ở đây không chỉ điều tra về việc phát triển năng lực ngữ âm. Để làm được điều này cần một nghiên cứu lâu dài. Do đó cần giới hạn lại các hạng mục điều tra cho phù hợp với việc nghiên cứu năng lực ngữ âm của trẻ từ 9-18 tháng tuổi.

Trên thực tế, có những âm tiết phải là trẻ 3 tuổi mới hoàn thành được nên những âm tiết khó sẽ được loại giảm.

- Những âm tiết phù hợp với trẻ 9-18 tháng tuổi sẽ được tổng hợp trong 15 lô-tô về những hình ảnh quen thuộc và bao quát được hầu hết các dạng âm tiết ( đầy đủ hoặc khuyết thiếu các bộ phận) trongtiếng Việtvà cho trẻ xem, trẻ sẽ phát âm bằng việc gọi tên những bức vẽ đó và qua đó ta sẽ thấy được khả năng phát âm của trẻ.Tuy nhiên, đến đây vấn đề lại trở nên cụ thể hơn vì các âm tiết đều đã được bao gồm trong các từ có trong tranh. Vì vậy sẽ dễ hiểu hơn đối với trẻ. Thêm vào đó, các điều kiện trong mỗi gia đình đều có lợi thế trong việc phát triển khả năng nắm bắt âm tiết ở trẻ, tạo nên “môi trường âm tiết”.

- Ngoài ra, việc kiểm tra ngữ âm cũng tính đến các loại âm tiết tiếng Việt được phân loại theo cách mở đầu và cách kết thúc âm tiết. Những âm tiết được dùng để kiểm tra trong phiếu đánh giá phần phát âm bao gồm 8 loại âm tiết: âm tiết mở, nửa mở, nửa khép, khép và âm tiết nhẹ, nửa nhẹ, nửa nặng và nặng được phân theo các tiêu chí cách kết thúc âm tiết và cách mở đầu âm tiết. [22,13].

- Về mặt văn tự, chữ quốc ngữ là chữ biểu âm. Trẻ nhà trẻ, bắt đầu từ một tuổi đã xuất hiện những từ đúng đầu tiên, đến khoảng 5,6 tuổi đã có khoảng 2,3 nghìn từ. Tuy nhiên, ta có thể thấy trẻ hàng ngày nói rất nhiều từ một cách tự do mà không nhất thiết phải hình thành ý thức về cấu tạo âm và đơn vị cấu tạo nên âm tiết. Ví dụ, với từ “quả na”, khi trẻ phát âm được thành 2 âm tiết cũng không có nghĩa là đã phân giải ra được thành 2 âm tiết. Hơn nữa cũng không có nghĩa là trẻ có thể phân tích ra thành các âm vị: /k, w,a4- na1/.

Tuy vậy, với những chữ biểu âm như chữ quốc ngữ, thì việc hiểu âm tiết của các từ là điều bắt buộc, tạo nên năng lực tiền đọc viết ở trẻ.

(2) Kiểm tra từ vựng

-Từ là đơn vị cơ bản của một ngôn ngữ, nhỏ nhất để đặt câu và lớn nhất trong ngôn ngữ với tư cách là một đơn vị tồn tại sẵn có, cố định và bất biến. Vì vậy k iểm tra năng lực từ vựng sẽ là một nhân tố của việc khảo sát năng lực ngôn ngữ nói chung. Hơn thế nữa, năng lực từ vựng được xem như là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới việc học chữ sau này của trẻ.

-Năng lực từ vựng được kiểm tra bằng 50 tấm lô-tô có hình vẽ các loại về sự vật hiện tượng gần gũi với trẻ 9-18 tháng tuổi. Đáp án của nó là câu trả lời của trẻ về việc gọi tên sự vật, hiện tượng trong hình vẽ. Nếu trẻ trả lời chính xác tức là trẻ hiểu và biết về danh từ có liên quan tới sự vật, hiện tượng đó.

- Nói chung từ vựng không chỉ bao gồm danh từ mà còn bao gồm động từ, tính từ, đại từ, số từ và các loại hư từ gắn liền với các chức năng ngữ pháp khác. Nhưng vì lí do dưới đây nên chúng tôi lựa chọn danh từ như là đại biểu cho từ vựng:

+ Thứ nhất: Đối với vốn từ vựng riêng của trẻ, danh từ chiếm tỉ lệ chủ yếu.

+ Thứ hai: Đối với trẻ, trong việc phát triển từ vựng thì danh từ là từ loại xuất hiện sớm nhất. Điều này cũng liên quan tới việc phát triển nhận thức. Trẻ trước tiên đa phần sẽ hiểu biết về sự vật tiếp đó mới hiểu biết về trạng thái hoặc mối quan hệ giữa sự vật với sự vật. Tương ứng với điều này, sự phát triển về sự vật của trẻ cũng bắt đầu với việc phát triển danh từ, tiếp đó là động từ, tính từ và tiếp sau là các từ loại khác.

+ Thứ ba: Cũng liên quan tới lí do thứ hai, việc học chữ sau này của trẻ cũng tư duy trên cơ sở xuất phát từ việc học tập danh từ. Trẻ lớp 1, lớp 2 khi học đọc, học viết đều học học chữ, học vần có liên quan tới việc đọc tên các sự vật hiện tượng.

- Đối với việc tuyển chọn các bức tranh trong lô-tô, sẽ lựa chọn đa dạng trong điều kiện có thể về động vật, các loài hoa, loài chim, rau, hoa quả, cá và côn trùng hoặc các vật dụng hàng ngày thân thuộc với trẻ...

- Thêm vào đó cũng cần lưu ý đến tính giáo dục, đến tính thẩm mỹ, màu sắc chân

Một phần của tài liệu Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 9 18 tháng tuổi thông qua tương tác mẫu tính (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)