Châu âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) I Mục tiêu bài học

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 84 - 87)

II. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925

Châu âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) I Mục tiêu bài học

I. Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần:

Nắm được những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918 – 1939: về kinh tế, chính trị – xã hội và phong trào đấu tranh của nhân dân.

-Biết được sự phát triển của phong trào cách mạng 1918 – 1939 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản.

Nắm được những nét chính về cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 và tác động của nó về kinh tế, chính trị đối với châu Âu.

-Hiểu được phong trào mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít chống chiến tranh trong những năm 1929 – 1939 ở một số nước điển hình: Pháp, Tây Ban Nha..

2. Tư tưởng, tình cảm

- Giúp học sinh nhận thức đầy đủ về sự phát triển phức tạp không ổn định của chủ nghĩa đế quốc. - Nhận rõ bản chất phản động, hiếu chiến của chủ nghĩa phát xít. Bồi dưỡng ý thức căm ghét chế độ phát xít.

3. Kĩ năng

- Rèn luyện tư duy lôgích, khả năng nhận thức và so sánh, các sự kiện để lí giải sự khác biệt trong hệ quả các sự kiện đó.

- Sử dụng bản đồ thế giới để hiểu biết những biến động lịch sử đã tác động đến lãnh thổ các nước như thế nào ?

II. Phương tiện đồ dùng dạy học

- Bản đồ châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1914 – 1918. - Tranh ảnh minh hoạ trong SGK

- Biểu đồ sản lượng thép của Anh và Liên Xô để so sánh

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi: Hãy cho biết nội dung của chính sách mới của Liên Xô?

Trả lời:

- Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực.

- Thực hiện quyền tự do buôn bán, mở lại các chợ, cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ và khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.

Câu hỏi 2: Nêu những biến đổi về mọi mặt ở Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1925-1941.

Trả lời:

Trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1925 – 1941 Liên Xô đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực:

- Về công nghiệp: Vương lên đứng đầu châu Âu, đứng thứ hai thế giới.

- Nông nghiệp: Hoàn thành công cuộc tập thể hoá, với nền sản xuất cơ giới hoá cơ quy mô lớn. - Văn hoá giáo dục thanh toán được nạn mù chữ, thực hiện phổ cập tiểu học cho tế cả mọi người và phổ cập trung học cơ sở ở thành phố, các lĩnh vực khoa học tự nhiên xã hội đều đạt thành tựu rực rỡ.

- Về xã hội, các giai cấp bóc lột bị xoá bỏ chỉ còn giai cấp lao động công nhân và nông dân.

2. Giới thiệu bài mới

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) tình hình châu Âu có nhiều biến động phức tạp: Tình hình kinh tế chính trị các nước Châu âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân các nước châu Âu, sự thành lập quốc tế cộng sản, cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và những hậu quả của nó…Để tìm hiểu về những nội dung trên chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung của bài học bài này gồm 2 tiết với hai giai đoạn khác nhau.

3. Dạy và học bài mới

Hoạt động của thày và trò Nội dung kiến thức cần đạt Hoạt động 1: cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt

HS nắm được tình hình kinh tế, chính trị châu Âu trong những năm 1919 – 1929.

* Tổ chức thực hiện

+ Giáo viên giới thiệu bản đồ châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất và nêu câu hỏi:

Em hãy cho biết sau chiến tranh thế giới thé nhất ở châu âu đã xuất hiện những quốc gia mới nào? HS trả lời câu hỏi. GV bổ sung và chốt ý.

+ Giáo viên chỉ trên bản đồ những nước mới thành lập.

+ Giáo viên nêu câu hỏi tổ chức cho học sinh

hoạt động theo nhóm: Tình hình kinh tế, chính trị các nước châu Âu những năm đầu sau chiến tranh thế giới thứ nhất như thế nào?

HS thảo luận theo nhóm và cử đại diện trình bày kết quả của mình, đại diện nhóm khác bổ sung. Cuối cùng GV bổ sung và kết luận.

I. Châu Âu trong những năm 1918 – 1929 1. Những nét chung

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất một số quốc gia mới thành lập như: áo, Ba Lan, Tiệp Khắc, Nam Tư, Phần Lan.

-Trong những năm 1918-1923 cả nước thắng trận và bại trận đều bị suy sụp về kinh tế .

- Chính trị bị khủng hoảng với một cao trào cách mạng bùng nổ ở châu Âu trong giai đoạn này.

Hoạt động 2: nhóm

Học sinh nắm được tình hình kinh tế, chính trị các nước châu Âu những năm 1924 – 1929.

* Tổ chức thực hiện.

+ Giáo viên cho học sinh đọc SGK kết hợp với tìm hiểu bảng thống kê sản lượng gang thép để tìm hiểu về kinh tế các nước châu Âu qua câu hỏi thảo luận nhóm:

Em hãy cho biết tình hình các nước châu Âu trong những năm 1924 – 1929?

HS thảo luận hóm trình bày kết quả của mình. GV bổ sung và kết luận.

triển nhanh chóng nhất là lĩnh vực công nghiệp sản xuất than và thép.

-Chính trị: chính quyền tư sản đẩy lùi được phong trào cách mạng củng cố nền thống trị.

Hoạt động 1: cá nhân

* Mức độ kiến thức cần đạt

Học sinh nắm được những nội dung chính cuộc cách mạng ở Đức 11 – 1918

* Tổ chức thực hiện

+ Giáo viên nêu câu hỏi: Trình bày những nét cơ bản diễn biến cuộc cách mạng 11 – 1918 ở Đức “Nêu kết quả và hạn chế?”

HS trả lời, GV nhận xét bổ sung và kết luận. + Giáo giới thiệu bức tranh hình 61 SGK (Một đường phố Béc-lin trong cao trào cách mạng còn dâng cao mạnh mẽ ở Hung-ga-ri và các nước châu Âu khác, nhiều đảng cộng sản được thành lập: Đảng cộng sản Hung-ra-ri) (1918), Đảng cộng sản Pháp (1920)…

Một phần của tài liệu giáo án 8- năm 2010-2011 tyệt (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w