Theo Tạp chí Nghiên cứu kinh tế Số 301/

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC (Trang 40 - 41)

Nếu tính trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO, có 191 ngân hàng nước ngoài hoạt động ở Trung Quốc, trong đó 92% là chi nhánh của các ngân hàng nước ngoài, số còn lại là các ngân hàng liên doanh. Tỷ lệ thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài tính theo số ngân hàng hay chi nhánh là khá cao- lần lượt là 52% và 14% trong toàn bộ ngành ngân hàng Trung Quốc. Tuy nhiên chúng chỉ chiếm ít hơn 3% tài sản, 2% vốn cho vay và khoảng 0,1% tiền gửi. Mặc dù vậy, hầu hết các ngân hàng nước ngoài đều trở nên có lãi trong vòng 12- 18 tháng kể từ khi bước vào thị trường Trung Quốc. Phần lớn thu nhập trên tài sản của họ được giới hạn ở kinh doanh ngoại tệ - đạt 24% thị phần cho vay bằng ngoại tệ và 45% trong thanh toán quốc tế và phần lớn khách hàng là liên doanh giữa trong nước với nước ngoài ở dọc bờ biển Trung Quốc. Chỉ có một vài ngân hàng, chủ yếu là liên doanh với những tổ chức mạnh của Hồng Kông hoặc các nước Châu Á khác, đã phát triển chiến lược dài hạn nhằm tới các phân đoạn thị trường trong nước khác.21

2.2. Chiến lược mở cửa cho các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài

Trong việc thu hút, mở cửa cho các ngân hàng có vốn ĐTNN, Trung Quốc đã thận trọng xem xét các góc độ, phân tích tình hình từ nhiều khía cạnh. Đó là, việc thu hút các ngân hàng nước ngoài phải thống nhất với chính sách phát triển cải cách mở cửa, phải giúp cho nền tài chính, kinh tế phát triển, tạo điều kiện cho Trung Quốc hội nhập với nền tài chính quốc tế. Nhìn từ góc độ đó, việc thu hút các ngân hàng nước ngoài được thực hiện theo chiến lược từng bước, thống nhất với chiến lược phát triển kinh tế tài chính trong từng giai đoạn.

- Trong giai đoạn thứ nhất, thời kỳ mới tiến hành cải cách và mở cửa, mục đích chủ yếu của việc thu hút các ngân hàng nước ngoài là thông qua các

Một phần của tài liệu CẢI CÁCH HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(77 trang)
w