Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: TÌM HIỂU, TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG, GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TẠI TP. PHAN RANG – THÁP CHÀM, NINH THUẬN. (Trang 32 - 38)

Với vị trí đó tạo cho Ninh Thuận có nhiều điều kiện thuận lợi đẩy mạnh giao lưu kinh tế, văn hoá với các tỉnh trong khu vực, đồng thời bắt nhịp với tiến trình hội nhập chung của cả nước. Với khí hậu đặc thù ít mưa, nhiều nắng, hầu như quanh năm không bị ảnh hưởng mưa bão, mà các nhà địa lý học ví như là “vùng sa thảo độc nhất Đông Nam Á

” rất thích hợp cho việc phát triển nhóm ngành năng lượng điện mặt trời, điện gió... là một lợi thế tự nhiên để có được những loại cây trồng vật nuôi có năng suất, chất lượng cao và trở thành đặc sản của địa phương phục vụ du lịch như: Nho, hành, tỏi, bò, dê, cừu, hải sản tự nhiên...và là nơi sản xuất các loại bông giống, tôm giống và cừu giống chất lượng cao cung cấp cho cả nước và khu vực.

Riêng về lĩnh vực du lịch, nằm ở ngã 3 của vùng trọng điểm du lịch cả nước Đà Lạt - Phan Rang - Nha Trang, theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 xác định nhóm ngành du lịch được ưu tiên phát triển thứ hai sau ngành năng lượng sạch, là một trong những vùng trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước từ nay đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Định hướng đối với du lịch Ninh Thuận là phát triển một cách toàn diện cả du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, và dịch vụ phục vụ du lịch để du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, với chiều dài 105 km bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp, đã nổi tiếng từ lâu là bãi tắm Ninh chử, Cà Ná, Vĩnh Hy, Bình Tiên, mũi Dinh và Nam Cương..., đã và đang hình thành các dịch vụ chất lượng cao, mang tính chuyên nghiệp theo hướng phát triển loại hình du lịch thuyền cao cấp đầu tiên của Việt Nam; các cơ sở du lịch nghĩ dưỡng và thu hút loại hình chăm sóc sức khỏe (Spa) cao cấp có thương hiệu quốc tế sử dụng nguyên liệu đặc thù chiết suất từ cây Nho của Ninh Thuận, kết hợp thưởng thức rượu vang nho, trở thành điểm đến quan trọng nhất trong khu vực Đông Nam Á. Khai thác các môn dịch vụ trên không và dưới nước như kéo dù, bơi lội dưới nước, ngắm rạn san hô, đua mô tô trên cát…Hình thành các tour du lịch sinh thái và các khu du lịch nghĩ dưỡng cao cấp thân thiện với môi trường, phát triển mạnh loại hình du lịch văn hóa gắn với các di tích, sản phẩm vật thể và phi vật thể dân tộc Chăm. Tổ chức các loại hình dịch vụ du lịch sinh thái rừng sinh quyển khu vực sông Ông; khu vực hồ sông Trâu – suối Tiên – Ba Hồ gắn với vùng bình nguyên Ba Chi - Ma Trai rộng hàng trăm ha là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Rắc lây đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc, khu vực hồ Sông Sắt gắn với điểm di tích lịch sử Bẫy đá Pi Năng Tắc huyền thoại thời chống Mỹ và khu du lịch suối nước nóng Krông Pha – Đèo Ngoạn Mục.

Hình 4.1: Chiều tà Mỹ Nghiệp

Hình 4.3: Vân cát đồi cát Nam Cương

Định hướng phát triển du lịch dải ven biển và du lịch sinh thái rừng sinh quyển Ninh Thuận là những lĩnh vực có nhiều tiềm năng và lợi thế mà tỉnh đang thu hút các nhà đầu tư và du khách trong và ngoài nước.

Các khu vực ven biển đều gắn với các vùng sinh thái đặc thù, là lợi thế để phát triển du lịch biển với du lịch sinh thái cao cấp và nghỉ dưỡng, nằm trong hệ thống 2 vườn quốc gia Núi Chúa và Phước Bình thuộc hệ thống các khu rừng đặc dụng của quốc gia, có quy mô diện tích 50 ngàn ha, bao gồm 7 ngàn ha mặt biển. Đây là nơi bảo tồn sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng, biển Nam Trung bộ với các loài động thực vật rừng, biển quý hiếm có trên 2.000 loài ; trong đó có 308 lòai động thực vật quý hiếm và cũng là nơi bảo tồn loài rùa biển trong đó có loài rùa vàng đặc biệt quý hiếm là l trong 5 loài hiện hữu tại Ninh Thuận đang được bảo vệ cùng các bãi rạn san hô biển có trên 356 loài phân bố ở vùng ven biển từ Bình Tiên đến Thái An.

Hình 4.4: Bãi biển Cà Ná

Ninh Thuận là nơi có đồng bào Chăm sinh sống nhiều nhất nước, với hệ thống công trình kiến trúc cổ còn nguyên vẹn tồn tại mãi với thời gian: tháp Hòa Lai ( thế kỷ IX), tháp Pô RôMê ( thế kỷ XVI) và quần thể tháp Pô KlongGirai cổ kính xây dựng từ thế kỷ thứ XII đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia, là nơi diễn ra lễ hội Ka Tê - lễ hội quan trọng nhất của đồng bào Chăm được tổ chức vào ngày mùng 1 tháng 7 Chăm lịch hàng năm( khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 Dương lịch). Cùng với làn điệu dân ca dân gian Chăm làm say đắm lòng người, những bàn tay và trí óc tài hoa của các thiếu nữ cùng làng nghề dệt cổ truyền Mỹ Nghiệp, làng gốm Bàu Trúc Chăm - làng gốm cổ xưa nhất Đông Nam Á.

Hình 4.5: Tháp chàm

Hình 4.7: Làm gốm Chăm ở Bầu Trúc

Một phần của tài liệu CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP: TÌM HIỂU, TỔNG HỢP VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG, GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TẠI TP. PHAN RANG – THÁP CHÀM, NINH THUẬN. (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)