Những thành công trong hoạt động hòa giải các tranh chấp kinh tế của tòa án

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 134 - 138)

2- Các đương sự có thể kháng cáo bản án của tòa án, vì bản án này thể hiện ý chí chủ quan của Hội đồng xét xử, có thể chưa phù hợp vớ

2.6.1. Những thành công trong hoạt động hòa giải các tranh chấp kinh tế của tòa án

kinh tế của tòa án

Báo cáo của tòa án nhân dân tối cao tổng kết công tác của ngành tòa án năm 1995 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác của ngành tòa án năm 1996 đã nêu rõ: "Mặc dù, đối với việc giải quyết các vụ án kinh tế cũng như yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp đã có Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư của Nhà nước, của liên ngành hoặc Thông tư hướng dẫn của tòa án nhân dân tối cao, nhưng do đây là loại công việc mới của tòa án, nên trên thực tế, các tòa án vẫn vừa làm, vừa rút kinh nghiệm. Nhiều tòa Kinh tế của các tòa án địa phương đã đề cao trách nhiệm, phối hợp với các ngành hữu quan nắm bắt thông tin kịp thời, vận dụng pháp luật hiện hành, cố gắng giải quyết nhanh các vụ án kinh tế trong hạn luật định, để không gây trở ngại cho sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Công tác hòa giải, thuyết phục được đề cao, nên ở cấp sơ thẩm, các tòa án đã giải quyết xong 372 vụ án tranh chấp kinh tế, đạt 82,11%, trong đó hòa giải thành 155 vụ (41,6%).

Đối với việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, các tòa án đã hòa giải và ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp xong 21 vụ, đạt 77,7% (Ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp 5 vụ, hòa giải thành 10 vụ, quyết định đình chỉ 6 vụ) [43, tr. 24].

Qua nghiên cứu các trường hợp tòa án hòa giải thành các tranh chấp kinh tế trong thực tiễn, có thể nêu ra một số thành công của hoạt động hòa giải của tòa án như sau:

Trong những năm qua, tỷ lệ các vụ án kinh tế được giải quyết theo thủ tục hòa giải cao hơn tỷ lệ các vụ án lao động và hành chính được giải

quyết bằng hình thức hòa giải. Điều này đạt được là do ý thức tự nguyện, tự giác của các đương sự, do các Thẩm phán và Thư ký tòa án đã nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của công tác hòa giải trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế. Các Thẩm phán đã luôn luôn cố gắng hết sức mình để hòa giải vụ tranh chấp, nếu như thấy việc giải quyết tranh chấp còn có khả năng hòa giải. Các hoạt động của Thẩm phán đều được thực hiện trên cơ sở các đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có coi trọng ý chí và nguyện vọng chính đáng của các đương sự và của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ tranh chấp.

Theo báo cáo của tòa án nhân dân tối cao, trong năm 1996, tòa án cấp sơ thẩm trong cả nước đã thụ lý 532 vụ tranh chấp về hợp đồng kinh tế, có tổng trị giá trên 300 tỷ đồng. Trong đó, tranh chấp về hợp đồng kinh tế có 505 vụ, chiếm 95%; tranh chấp giữa các thành viên công ty và các tranh chấp kinh tế khác chiếm 5 %. Có nhiều vụ tranh chấp liên quan đến nước ngoài, trị giá tài sản lớn, nội dung phức tạp. tòa án đã giải quyết được 496 vụ, chiếm 93,23% tổng số vụ án. Trong số đó, việc hòa giải thành chiếm 38,30%.

Có thể nêu một số ví dụ về việc hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận, cam kết của các bên có tranh chấp trong các vụ án kinh tế như sau:

Ngày 6-2-1999, cơ sở Hải Cường do bà Trương Thị C. làm đại diện ký hợp đồng tín dụng vay của Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam 300.000.000 đồng. Thời gian cho vay là 6 tháng, lãi suất 1,2%/ tháng. Khi vay tiền, Bà Trương Thị C. đã thế chấp căn nhà số 533, phố Huỳnh Đình Chính, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

Do cơ sở Hải Cường không trả được nợ đúng hạn, Ngân hàng Phương Nam đã gia hạn trả nợ cho cơ sở Hải Cường đến ngày 4-2-2000 và giãn nợ

đến ngày 4-6-2000. Nhưng đến ngày 7-11-2000, cơ sở Hải Cường vẫn còn nợ Ngân hàng Phương Nam 295.000.000 đồng.

Với sự trung gian hòa giải của tòa án, ngày 22-11-2000 bà C. và Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam đã thỏa thuận về việc bà C. cam kết trả cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam 313.939.000 đồng cả gốc và lãi.

Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự đã ghi rõ cam kết của bị đơn là: "Thời hạn trả nợ: chậm nhất đến ngày 25-4-2001". Đồng thời, quyết định còn ghi những biện pháp chế tài cụ thể như sau:

Lãi sẽ được tính tiếp tục kể từ ngày 23-11-2001 với mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định ở từng thời điểm trên số tiền vốn thực nợ cho đến khi thực trả hết nợ vốn... Quá hạn ngày 25-4-2001, nếu cơ sở Hải Cường không thanh toán được nợ, thì tài sản thế chấp là căn nhà số 533 phố Huỳnh Văn Chính, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh...sẽ được phát mãi theo luật định để thu hồi nợ cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Phương Nam [37, tr. 2].

Trong quá trình hòa giải các tranh chấp kinh tế, các Thẩm phán được phân công giải quyết vụ tranh chấp đã quán triệt và nắm vững nội dung các nguyên tắc hòa giải tranh chấp kinh tế. Khi vận dụng các nguyên tắc này vào các vụ án cụ thể, nhiều Thẩm phán đã thành thạo như một kỹ năng. Phần lớn các Thẩm phán đều có thái độ đúng mực, nhã nhặn, khôn khéo, tôn trọng ý chí của các đương sự trong quá trình hòa giải, nên đã tạo ra môi trường thuận lợi cho quá trình hòa giải và làm cho hòa giải đạt được kết quả mỹ mãn.

Thực tiễn hòa giải các tranh chấp kinh tế những năm vừa qua cho thấy kết quả của việc hòa giải thành phụ thuộc vào năng lực, trình độ cũng như kinh nghiệm của người Thẩm phán. Ở đâu có những Thẩm phán giỏi

về chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm sống cũng như hiểu biết các lĩnh vực kinh tế, thương mại, khoa học, kỹ thuật, tâm lý học... thì ở đó, tỷ lệ hòa giải thành các vụ tranh chấp kinh tế sẽ cao. Cũng chính ở nơi đó, khi các nhà doanh nghiệp có tranh chấp, họ sẽ không ngại ngùng đưa các tranh chấp ra yêu cầu Tòa án giải quyết theo phương thức hòa giải.

Thực tiễn những năm vừa qua cũng cho thấy những vụ hòa giải thành công thường là được tiến hành trong giai đoạn trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Các vụ hòa giải thành trong phiên tòa sơ thẩm hoặc phúc thẩm cũng có nhưng không nhiều.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc hòa giải thành ở các cấp Tòa án là các đương sự cũng có tâm lý là làm sao giải quyết vụ tranh chấp càng nhanh càng tốt, tiết kiệm được nhiều thời gian, sức lực và tiền bạc. Ngoài ra, họ cũng không muốn Tòa án mở thủ tục xét xử vụ tranh chấp, vì như vậy có thể Tòa án sẽ ra những phán quyết bất lợi cho họ, ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ.

Có thể nêu ra một ví dụ về việc giảm bớt được khoản án phí mà các đương sự phải nộp khi hòa giải thành trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử như sau:

Cơ sở Ngân Hà buôn bán hàng điện tử do ông Nguyễn Ngọc H. làm chủ, nợ của Công ty TNHH điện tử Daewoo Hanel số tiền 45.896.800 đồng theo hợp đồng mua bán đã ký và thực hiện.

Do cơ sở Ngân Hà không trả nợ đúng hạn, nên Công ty TNHH Daewoo Hanel (nguyên đơn) đã kiện đòi tiền tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 16-9-1999, khi nộp đơn kiện, nguyên đơn đã nộp tạm ứng án phí 3.419.000 đồng. Đây cũng chính là số tiền án phí mà bị đơn phải nộp khi thua kiện.

Ngày 20-10-1999, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã làm trung gian hòa giải tranh chấp giữa hai bên. Cơ sở Ngân Hà (bị đơn) đã xác nhận và cam kết trả cho công ty TNHH Daewoo Hanel số tiền còn nợ làm ba lần.

Về án phí, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định: án phí hòa giải là 1.147.420 đồng. Các bên thỏa thuận cơ sở Ngân Hà chịu toàn bộ án phí và nộp tại Phòng Thi hành án thành phố Hồ Chí Minh.

Công ty TNHH Daewoo Hanel được nhận lại 3.419.000 đồng tiền tạm ứng án phí [36, tr. 2].

Đồng thời, một số Tòa Kinh tế ở các địa phương đã đề cao trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, ban ngành hữu quan, nắm bắt thông tin kịp thời, vận dụng pháp luật hiện hành, cố gắng hòa giải nhanh các tranh chấp kinh tế, nên đã thu được những kết quả khả quan.

Một điểm khác cũng góp phần vào sự thành công của hoạt động hòa giải các tranh chấp kinh tế là các Thẩm phán đã lựa chọn nơi tiến hành hòa giải là các phòng họp, khác với phòng xử án, tạo ra môi trường thân mật, gần gũi lẫn nhau hơn, các bên đương sự dễ tiếp xúc, trao đổi với nhau hơn và dễ đi đến những thỏa thuận, thông cảm, nhường nhịn lẫn nhau hơn.

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam (Trang 134 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w