. Có ý thức sẻ chia, có tình yêu thương cũng như niềm tự hào về tình người đẹp đẽ ở quê hương Quảng Nam.
. Tổ chức và trình bày được bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
A - Trình bày bài làm văn (ba phần : mở bài, thân bài, kết bài). I - Mở bài :
- Dẫn nhập (bằng nhiều cách).
- Giới thiệu tình người đẹp đẽ ở quê hương Quảng Nam. II - Thân bài :
1. Giải thích, chứng minh vấn đề tình người đẹp đẽ ở quê hương Quảng Nam. a. Tình người và các khía cạnh nội dung về tình người đẹp đẽ ở quê em : - Tình người là tình cảm yêu mến, lòng thương yêu giữa con người với nhau. - Tình người đẹp đẽ ở quê em là tình cảm cao đẹp của người dân Quảng Nam dành cho nhau. Đó là tình yêu thương; sự thông cảm, sẻ chia; sự che chở, đùm bọc và giúp đỡ của người xứ Quảng trong cuộc sống.
- Cơ sở hình thànhtình người đẹp đẽ trong tâm hồn người dân đất Quảng :
+ Từ thuở mở đất, người dân xứ Quảng đã có ý thức đoàn kết, yêu thương nhau để cùng nhau vượt qua những khó khăn, thử thách của thiên nhiên và cuộc sống.
+ Vấn đề tình người là vấn đề gắn với bản chất và truyền thống đạo lí nhân hậu, đẹp đẽ ngàn đời của người dân xứ Quảng. Vấn đề đó càng được củng cố và phát triển cao hơn trong cuộc sống hôm nay.
b. Những biểu hiện của tình người đẹp đẽ (khi bình thường, lúc chiến tranh, lũ lụt…)
2. Nhận định, đánh giá vấn đề tình người đẹp đẽ trong bối cảnh đời sống riêng của người dân Quảng Nam và trong đời sống chung của dân tộc:
+ Đối với từng cá nhân, từng mảnh đời riêng.
+ Đối với cộng đồng người dân xứ Quảng, đối với dân tộc III - Kết bài :
- Khẳng định truyền thống đạo lí tốt đẹp của con người Quảng Nam từ xưa đến nay.
- Có thể liên hệ bản thân để bày tỏ thái độ, tình cảm từ vấn đề đầy tính nhân văn được đặt ra.
B - Nhận xét về các bài văn đã được trình bày.
C - Thảo luận về vấn đề tình người đẹp đẽ ở quê em .
ĐÓNG GÓP CỦA PHƯƠNG NGỮ QUẢNG NAM
Kết quả cần đạt