Chương II: Ảnh hưởng của điều kiện nhà ở đến sức khỏe người nghèo đô thị
3.2. Ảnh hưởng đến thể chất
Dưới đây là bảng số liệu cho chúng ta thấy được một số đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe xuất phát từ điều kiện sống trong các loại hình nhà ở khác nhau.
Bảng 5 : Loại hình nhà ở ảnh hưởng đến sự phát sinh các loại bệnh (%)
Các loại bệnh Loại hình nhà ở
Nhà tranh Nhà cấp bốn Chung cư Nhà tầng Tổng (%)
Hô hấp 40,3 30,5 15,7 13,5 100
Tiêu hoá 42,8 29,0 19,2 9,0 100
Ngoài da 45,0 31,2 12,7 10,1 100
Thần kinh 8,8 20,4 30,5 40,3 100
Khác 20,5 17,2 28,0 34,4 100
Nhìn vào bảng số liệu trên cho ta thấy được chất lượng loại hình nhà ở có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của những người sống ở nơi đó. Đối với những người sống trong loại nhà tranh đơn sơ khi được hỏi họ đều cho rằng:
Họ dễ bị mắc các bệnh về hô hấp (40,3%), tiêu hóa (42,8%) và ngoài da (45,0%). Đây cũng là điều dễ hiểu bởi lẽ các ngôi nhà tranh thường ẩm thấp không đảm bảo được mỗi khi trời mưa nắng thất thường. Sống ở sau những ngôi nhà cao tầng và thường là gần các khu cống rãnh nước thải ở khu vực xung quanh sẽ làm phát sinh nhiều loại bệnh khác nhau liên quan đến hô hấp, tiêu hóa…Như một phỏng vấn sâu cho biết:
“Theo chú thì có đấy cháu à. Nhà chật hẹp như vậy, mọi thứ đồ đạc đành phải bày bựa, rồi thì ẩm thấp, khiến muỗi gián đầy ra đấy. Mấy hôm nay gió mùa lại về, cô nó mới sinh con được mấy tháng mà cũng chả có chỗ nằm tử tế, mấy đứa trẻ thì ho suốt. Đấy là còn chưa kể trời nóng oi, hay nước dột khi trời mưa to. Chú với cô nó lớn rồi thì không sao, chỉ khổ mấy đứa nhỏ thôi cháu à…” (Phỏng vấn số 3, nam, 49 tuổi)
Một đối tượng khác khi được phỏng vấn cho biết: “Nhà hẹp nên sinh hoạt cũng bất tiện lắm. nhất là vào mùa hè, trời nóng mà nền, tường lại ẩm ướt, sinh ra mùi khó chịu lắm. Được mỗi cái mùa đông chen nhau nên chả phải sợ lạnh…, nói thật là từ khi ở trọ, chị với mấy đứa bạn hay ốm lắm, trước kia hiếm khi ốm, vậy mà ở đây, hễ cứ thay đổ thời tiết là lại ốm. Hơn nữa, đôi khi cả lũ đi làm mệt về trời nóng, ngồi tranh nhau cái quát điện mà thấy khổ …”
(Phỏng vấn số 4,: nữ, 22 tuổi)
Những ngôi nhà tranh thì là vậy còn với những ngôi nhà cấp 4 thì mức độ ảnh hưởng của điều kiện ngôi nhà tới sức khỏe cũng không hề ít.
Đối với các bệnh về hô hấp người được hỏi cho rằng họ mắc bệnh về hô hấp khi ở trong các ngôi nhà cấp 4 nhỏ hẹp cũng chiếm đến (30,5%); Đối với các bệnh về tiêu hóa chiếm (29,0%) và ngoài da là (31,2%). Qua đây cho chúng ta thấy được một điều đó là các ngôi nhà có điều kiện xây dựng thấp kém thì môi trường xung quanh dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của những người sống trong
nơi đó. Mức độ ảnh hưởng gây ra các loại bệnh vừa nêu cũng giảm dần đối với các loại hình nhà chung cư và nhà tầng. Tuy nhiên những ngôi nhà được coi là nhà chung cư và nhà tầng như trong nghiên cứu này tìm hiểu và xem xét thì chất lượng của nó cũng không đảm bảo. Trong số những người trả lời về các bệnh liên quan đến thần kinh hay một số bệnh khác cho rằng họ cũng dễ mắc phải dù họ ở trong những ngôi nhà chung cư, nhà tầng.
Nói tóm lại, những ngôi nhà có khả năng chống chịu kém với điều kiện môi trường của những người nghèo thường là môi trường không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe của chính họ. Thực trạng này đã và đang diễn ra với nhiều người nghèo ở quận Thanh Xuân nói chung và với nhiều người nghèo trong cả nước ta nói chung.
- Vấn đề điều kiện nhà ở của người nghèo.
Theo nghiên cứu của các đề tài liên quan thì người nghèo có xu hướng lựa chọn nhà theo khả năng kinh tế và thu nhập của mình. Đặc biệt là loại nhà cấp bốn vì nó ít tốn kém trong quá trình xây dựng cũng như không cần thiết kế cầu kì. Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân nghèo vì đa số những ngôi nhà cấp bốn không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của người dân trong thời kì phát triển công nghiệp như hiện nay
Ví dụ, trong thời tiết ngày hè nóng bức thì một ngôi nhà thoáng mát và sạch sẽ là rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe, còn ngày đông thì cần một ngôi nhà kín và đủ ấm… Vì vậy, ngôi nhà cấp bốn thường không đảm bảo đủ những yêu cầu đó hoặc đảm bảo rất hạn chế..
- Điều kiện môi trường xung quanh nhà ở
Bảng 6: Tương quan giữa loại hình nhà ở và vấn đề ô nhiễm ( %) Bảng 3: Tương quan giữa loại hình nhà ở và vấn đề ô nhiễm ( %)
Loại hình
Ô nhiễm
Nhà tranh, nhà tạm
Nhà cấp IV
Căn hộ chung cư
Nhà tầng
Khác
Có 23.1 25.6 8.9 0 67.7
Không 76.9 74.4 91.1 100 33.3 Tổng số 100 100 100 100 100
Loại nhà tranh, nhà tạm và nhà cấp IV có tỷ lệ ô nhiễm cao hơn cả. Tỷ lệ này lần lượt là 23.1% và 25.6%. Loại hình căn hộ chung cư và nhà cao tầng có tỷ lệ ô nhiễm thấp hơn, với các tỷ lệ tương ứng là 8.9% và 0.0% => Điều này là phù hợp với thực tế bởi vì nhà tranh, nhà tạm, nhà cấp IV thường ẩm thấp, gần đường qua lại, bụi bẩn và các công trình phụ như nhà vệ sinh xây dựng không được đảm bảo góp phần gây nên ô nhiễm cho nhà ở.
Cũng là nguyên nhân gây ra các dich bệnh
Phỏng vấn một người dân về tình trạng rác thải ở gần khu vực sông, người dân cho biết:
“Ôi, chỗ này là chỗ người ta xả rác đấy, mấy người quanh đây chiều chiều họ toàn mang rác ra đây đổ, bác ở chỗ này như phải sống chung với lũ, mùi hôi thối là lúc nào cũng phải chịu, muốn cũng không tránh được”
(Biên bản phỏng vấn sâu số 1, nữ, 57 tuổi, nghề nghiệp: Bán nước)
Ô nhiễm môi trường hiện nay là vấn đề chung của cả thành phố nhưng với người nghèo họ còn phải chịu thêm nguy cơ ô nhiễm ngay từ trong nhà mình do các điều kiện vệ sinh không được đảm bảo, các công trình phụ không chất lượng hoặc đã hư hỏng, thiếu nước sạch và ẩm mốc.
Phỏng vấn sâu một người dân cho biết:
“Nhà hẹp nên sinh hoạt cũng bất tiện lắm, nhất là vào mùa hè, trời nóng mà nền tường lại ẩm ướt, sinh ra mùi khó chịu lắm. Được mỗi cái mùa đông chen nhau nên chẳng sợ lạnh”
(phỏng vấn sâu số 4, nữ, 22 tuổi, nghề nghiệp: công nhân) Đặc biệt là những người lao động ngoại tỉnh, do thu nhập thấp, họ không có nhiều lựa chọn trong việc thuê nhà, vì vậy họ thường thuê những khu nhà giá rẻ, cơ sở hạ tầng không đảm bảo, an ninh khu vực sống không tốt. Điều này không những ảnh hưởng đến sức khỏe của họ mà ảnh hưởng đến đời sống tinh thần.
Những khu vực sống của người có thu nhập thấp thường không đảm bảo về điều kiện sống (thiếu nước sạch, ẩm thấp, thiếu ánh sáng…), nên hầu hết đây cũng là nơi phát sinh những mầm bệnh như sốt rét, tiêu chảy… Trong khi đó họ lại thường không quan tâm đến việc chữa chạy, đi đến các cơ sở khám bệnh nên việc lây lan ra cộng đồng là rất lớn. Đây là vấn đề khó khăn cho các nhà quản lý trong việc kiểm soát các loại dịch bệnh trong cộng đồng dân cư.
=> Trong ngôi nhà của mình, người nghèo sẽ phải chịu đựng nhiều nguy cơ tổn hại đến sức khoẻ của mình. Do vậy dù không thể giúp người nghèo xây hay mua mới nhà hoàn toàn thì các cấp chính quyền và cộng đồng cũng nên giúp đỡ họ cải thiện những điều kiện sống cơ bản về điện, nước, thuốc men và cải thiện nhà ở của họ